Kinh nghiệm xử lý xe hơi bị thủy kích khi mùa mưa sắp tới
Xe ô tô bị thủy kích trở thành nỗi “ám ảnh” của nhiều lái xe. Hãy cùng Cartimes tìm hiểu một số biện pháp phòng tránh hiện tượng trên.
1. Thủy kích là gì?
Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột. Trong trường hợp này, nếu người lái khởi động lại xe, nước sẽ bị hút sâu vào động cơ. Khi nước tràn vào đường hút gió và chiếm chỗ của hỗn hợp khí nạp và vì nước không chịu nén nên chính lực ép này đã tạo phản lực làm biến dạng các tay biên và piston. Khi tay biên cong quá sẽ bị gẫy, đoạn gẫy này sẽ chọc thủng thành động cơ.
Hậu quả của hiện tượng thủy kích thường rất nặng nề do hư hỏng nằm ở động cơ – trái tim của xe. Chi phí sửa chữa trong trường hợp bị thủy kích thường rất lớn, ít cũng vài chục triệu đồng khi chỉ phải thay tay biên, nhiều có thể lên tới vài trăm triệu đồng nếu phải thay cả cụm động cơ mới và toàn bộ hệ thống điện. Chi phí khắc phục sẽ tỷ lệ thuận với mức độ sang trọng và cao cấp của xe bởi giá phụ tùng chính hãng hiện nay vẫn rất đắt.
Thủy kích là hiện tượng xe bị nước tràn vào đường hút gió của máy, làm xe chết máy đột ngột
2. Cách khắc phục hiện tượng xe ô tô bị thủy kích
Nếu xe ô tô bị ngập nước và tắt máy đột ngột, tuyệt đối không khởi động lại, các chủ xe cần bình tĩnh và thực hiện các bước sau:
- Kiểm tra lại dầu máy, nếu màu nước gạo có nghĩa là nước đã “đột nhập” vào động cơ
- Rút chìa khóa điện và tháo dây nối ắc-quy
- Đẩy xe ô tô lên vị trí cao hơn tránh bị sóng nước làm trôi
Video đang HOT
- Gọi cứu hộ và thông báo rõ tình trạng bị ngập nước để được tư vấn thêm cũng như các việc làm cần thiết nếu ô tô có bảo hiểm thủy kích
Trong trường hợp xe bị thủy kích, lái xe không nên mở cửa xe ngay sau khi bị chết máy vì nếu mực nước bên ngoài cao ơn sẽ tràn vào cabin và làm hư hỏng các hệ thống điện tử. Nếu cần thiết phải ra ngoài, bạn nên lựa chọn ra bằng cửa sổ.
Để phòng tránh hiện tượng thủy kích cho xe ô tô là không nên đi qua vùng nước ngập sâu
3. Các cách phòng tránh thủy kích cho xe ô tô
Cách tốt nhất để phòng tránh hiện tượng thủy kích cho xe ô tô là không nên đi qua vùng nước ngập sâu. Tuy nhiên, trong các trường hợp cấp bách, bạn vẫn có thể điều khiển xe ô tô qua vùng ngập, tránh để nước ngập quá tâm bánh xe. Theo các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô, bạn cần đặc biệt chú ý đến các xe di chuyển cùng và ngược chiều vì khi chúng chạy qua có thể tạo sóng làm mực nước dâng cao dẫn đến tăng nguy cơ bị nước tràn vào đường nạp gió và lọc gió động cơ.
Lái xe nên tắt điều hòa (nút AC) khi chạy qua vùng ngập nước. Với xe ô tô số sàn, hãy chuyển về số 1 và chạy đều ga với mức độ vừa phải. Với những người chưa có kinh nghiệm về sử dụng xe hơi hay tài xế “non”, cần đặc biệt lưu ý không nên đạp côn. Đối với xe số tự động, lái xe nên chuyển sang số bán tự động và để số 1 vì nếu để nguyên xe sẽ tự động sang số 2 khiến ga bị yếu hơn, nước sẽ tràn vào động qua qua ống xả và gây nên hiện tượng thủy kích.
Hạn chế đạp thốc ga vì việc tăng ga mạnh sẽ dẫn đến nước tràn vào động cơ qua lưới tản nhiệt. Và khi tăng ga đột ngột ở vòng tua máy cao nếu nước tràn vào thì hiện tượng thủy kích sẽ mạnh hơn và dễ dẫn đến bị cong tay biên.
Khi đã di chuyển vào vùng ngập, bạn cần đi tiếp và rà phanh để loại bớt nước trên đĩa. Sau đó, sẽ tiến hành kiểm tra lại động cơ và gầm xe.
Theo Cartimes,vn
Tại sao cần cân nhắc kỹ trước khi mua ô tô cũ vào mùa mưa dù 'giá rẻ như cho'?
Hiện nay giá ô tô cũ đang giảm sâu khiến nhiều người bỏ tiền ra chớp lấy cơ hội tuy nhiên theo các chuyên gia về ô tô, người tiêu dùng nên thận trọng vì rất dễ mua phải xe bị thủy kích do đang là mùa mưa.
Đa số đều quan tâm, mong muốn sở hữu một chiếc xe cũ bởi nhìn qua thấy xe còn mới và giá thành lại vừa với túi tiền thay vì bỏ ra số tiền lớn để mua chiếc xe mới cũng mẫu đó.
Tuy nhiên, thời gian gần đây tình trạng mưa lớn, ngập lụt liên tục xảy ra đặc biệt là ở các thành phố lớn, khiến không ít xe ô tô bị hư hỏng, nhẹ thì chập điện, nặng thì động cơ bị thủy kích. Mà chi phí để sửa chữa những hỏng hóc liên quan đến động cơ xe ô tô không hề rẻ. Thậm chí chi phí sửa một chiếc xe bị thủy kích, nhẹ vài chục triệu đồng, nặng lên tới vài trăm triệu.
Thực tế, khi xe hơi bị hư hỏng hoặc dính thủy kích, chủ nhân xe thường sữa chữa qua loa, "mông má" lại cho sáng sủa rồi thanh lý. Nhiều người vì không am hiểu có khả năng cao sẽ mua nhầm xe bị thủy kích. Vậy nên, những người có ý định mua xe cũ cần tính toán kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Ô tô cũ hiện đang giảm giá mạnh nhưng thận trọng khi mua
Xe bị thủy kích dù đã sửa vẫn thường xuyên hỏng vặt
Trao đổi với báo Dân Trí, anh L.V.H (chủ một gara ôtô tại Bắc Ninh) cho biết, chính vì chi phí sửa chữa đắt đỏ, xe sửa xong vẫn có thể xuất hiện lỗi vặt, "bệnh lạ" sau một thời gian sử dụng nên chủ sở hữu thường tìm cách bán tống bán tháo xe bị thủy kích. Họ chấp nhận bán với giá rẻ để thanh khoản rồi tìm cách mua xe mới chứ không tiếp tục sử dụng xe bị thủy kích. Người mua xe cũ nếu không am hiểu về ô tô, không được tư vấn kỹ thì rất dễ mua phải xe bị thủy kích.
Khi đó, chiếc xe tưởng chừng như là một tài sản có giá trị lại trở thành "món nợ" cho chủ xe khi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để sửa những lỗi liên quan đến thủy kích.
Anh H. cho rằng, việc giá xe cũ giảm sâu trong thời gian qua có liên quan đến việc nhiều xe bị dính thủy kích trong những trận ngập lụt tại các thành phố lớn. Do vậy, những người có ý định mua xe cũ cần tính toán kỹ trước khi đưa ra quyết định.
Dấu hiệu nhận biết xe ô tô bị thủy kích
Cùng chia sẻ về vấn đề này, Kỹ sư Lê Văn Tạch - người từng công tác tại bộ phận kỹ thuật của hãng Toyota Việt Nam cho biết, hiện tượng thủy kích là hiện tượng nước tràn vào buồng đốt động cơ qua đường hút gió. Khí trong buồng đốt sẽ nén được, nhưng nước là chất lỏng sẽ không nén được.
Khi lượng nước vào nhiều hơn thể tích của buồng đốt sẽ dẫn đến hiện tượng thủy kích. Tay biên sẽ bị cong lại giúp thể tích buồng đốt tăng lên để chứa được số nước tràn vào. Trong trường hợp này, sẽ dẫn đến chết máy, nếu cố gắng khởi động lại động cơ sẽ khiến cho tay biên bị gãy, vỡ lốc máy.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, những trường hợp bị thủy kích nặng, khi sửa chữa sẽ tốn rất nhiều chi phí. Chính vì vậy, những khách hàng nào mua phải xe dính thủy kích thường phải gánh chịu hậu quả.
Cách nhận biết xe ô tô bị thủy kích
Để phát hiện ra xe bị thủy kích cần rất nhiều sự trợ giúp từ các thiết bị kiểm tra. Đặc biệt là những chiếc xe mới chỉ bị cong tay biên nhẹ, chưa vỡ lốc máy người ta vẫn sử dụng, và người mua lại rất khó phát hiện.
Thứ nhất kiểm tra mùi ẩm mốc của xe. Nếu xe đã từng ngập nước thì sẽ bị mùi ẩm mốc, thợ sửa xe của gara thường phải phun rất nhiều nước hoa để át mùi ẩm mốc. Đóng cửa xe lại và tắt điều hòa đi, nếu mùi nước hoa quá nồng hoặc mùi ẩm mốc thể hiện rõ thì không mua.
Nội thất xe độ mới cũ phải tương đương với các chi tiết nội thất. Nếu thân vỏ xe đã sơn lại sẽ có những vùng màu sắc không đồng nhất với toàn thân xe thì cẩn trọng.
Hãy lật nắp capo để "soi" từng chi tiết động cơ, hộp số. Cần kiểm tra số máy phải trùng khớp với giấy đăng ký xe do công an cấp. Những xe đã làm lại máy hoặc hộp số thì những đầu ốc, cạnh ốc ở lốc máy và bên ngoài hộp số sẽ có dấu vết mòn do cờ lê để lại.
Tiếp đến, hãy miết nhẹ tay vào các đường keo chỉ ở dưới nắp capo và thân xe xem có còn còn mịn không, các đường keo phải đều không bị gấp, nối. Kiểm tra cẩn thận cụm đèn trước và sau xe, nếu đèn có dấu hiệu bị cậy ra để lau chùi, hoặc mờ thì chứng tỏ nó đã bị vào nước.
Người mua nên kiểm tra gầm xe xem có dấu hiệu bị ăn mòn không? Kiểm tra các vị trí tiếp giáp giữa cao su và vỏ xe, lật cao su ra xem, nếu có dấu hiệu bong tróc nhỏ thì nhiều khả năng xe đã bị ngập nước.
Sau đó khởi động máy lên, lắng nghe âm thanh của máy có khác lạ, có mùi lạ khi xe khởi động không. Kiểm tra đèn ở bảng điều khiển, đèn chiếu sáng, đèn xi nhan... Bật cần gạt nước mưa xem chúng có hoạt động bình thường. Nghe thử đầu đĩa, đài phát thanh trên xe xem có hiện tượng rè, nhiễu không? Hay thậm chí một bộ đài mới cứng cũng là một dấu hiệu chứng tỏ đã bị thay thế khi xe bị ngập nước.
Theo VietQ
'Đánh cược tính mạng' nếu phớt lờ vô lăng ô tô có dấu hiệu nặng Hiện tượng vô lăng ô tô nặng có nhiều nguyên nhân nếu tài xế không nhanh trí tìm hiểu và xử lý sẽ vô cùng nguy hiểm. Trong quá trình sử dụng ô tô, vô lăng là một trong những bộ phận luôn tiếp xúc nhiều nhất, gắn liền với người dùng. Tuy nhiên sau thời gian sử dụng, người dùng bỗng cảm...