Kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan hoàng dương cho người mới chơi
Lan hoàng dương là loại lan rừng đẹp mắt với sắc vàng nổi bật, phù hợp trồng chậu, treo giàn và trang trí thành cổng hoa.
Lan hoàng dương được xếp vào nhóm những cây dễ trồng, dễ chăm sóc cho những người nghiệp dư, chưa có nhiều kinh nghiệm chơi cây. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở mọi điều kiện khí hậu kể cả Việt Nam. Tuy dễ dàng nhưng bạn cũng đừng lơ là trong các bước trồng và kỹ thuật để chăm sóc chúng nhé.
1. Đặc điểm cây lan hoàng dương
Lan hoàng dương hay cây chuỗi vàng có tên khoa học là Petraeovitex bambusetorum, bắt nguồn từ Châu Mỹ. Cây lan hoàng dương thuộc loại cây leo rủ, sống lâu năm với chiều cao khoảng 50-250 cm. Thân cây mềm mại có thể ôm sát, quấn quanh các hàng rào hoặc những vật chống đỡ khác. Lá cây có hình bầu dục, hơi nhọn ở đầu, mang màu xanh đậm và bóng, khá giống lá thiên lý.
Về hoa, lan hoàng dương có hoa mọc ở nách lá nên thường rất sai. Hoa không đứng riêng rẽ mà kết thành chuỗi dài với màu vàng đẹp mắt. Vậy lan hoàng dương nở mùa nào? Điều đặc biệt của loại lan này là hoa chơi được rất lâu, liên tục từ mùa thu đến mùa xuân hằng năm. Do đó, bạn yên tâm chơi cây cả năm, đều đẹp.
Ngoài ra, để nhân giống lan hoàng dương, bạn có lựa chọn 1 trong 2 phương pháp: giâm cành hoặc gieo hạt.
Video đang HOT
Sở hữu màu vàng nổi bật, ấn tượng như màu sắc của những đồng tiền vàng nên nhiều người trồng lan hoàng dương trong nhà với mong muốn nhận được sự may mắn, thịnh vượng và tài lộc.
2. Ứng dụng của lan hoàng dương
Vì lan hoàng dương thuộc giống cây leo rủ với tốc độ leo chậm, độ rủ nhẹ nhàng nên phù hợp với những ai có nhu cầu trang trí ban công thêm thơ mộng bằng những chậu treo. Ngoài ra, lan hoàng dương trồng giàn leo dạng vòm làm cây leo lan hoàng dương hoặc cổng hoa leo lan hoàng dương cũng rất đẹp. Nhìn khung cảnh chẳng khác gì bước vào cánh cổng thần tiên, làm mê mẩn bao người qua. Nếu muốn điểm thêm vài sắc màu cho khu vườn nhà mình thì bạn có thể kết hợp lan hoàng dương với các loại hoa cây cảnh khác.
3. Cách trồng cây lan hoàng dương
Lan hoàng dương được xếp vào nhóm những cây dễ trồng, dễ chăm sóc cho những người nghiệp dư, chưa có nhiều kinh nghiệm chơi cây. Cây sinh trưởng và phát triển tốt ở mọi điều kiện khí hậu kể cả Việt Nam. Tuy dễ dàng nhưng bạn cũng đừng lơ là trong các bước trồng và kỹ thuật để chăm sóc chúng nhé.
- Nơi trồng: Lan hoàng dương phù hợp trồng chậu, góc vườn, hàng rào và kể cả ban công. Nhưng bạn cần lưu ý: lan hoàng dương thuộc giống cây ưa sáng nên hãy chọn cho cây một “ngôi nhà” tràn ngập ánh sáng nhé.
- Đất trồng: Đất trồng tốt cho lan hoàng dương là loại đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
- Cách trồng:
Đào hố với kích thước khoảng 60 cm x 65cm x 55cm. Sau đó bón phân đã hoai mục vào hố và lấp một lớp đất mỏng lên. Rồi cho cây giống vào trồng. Cây giống trồng cần đảm bảo trồng chắc chắn bằng cách nén chặt đất. Để hạn chế bị lốc gốc khi mưa gió, tốt nhất nên cắm cọc và tưới nước luôn cho cây.
Nếu bạn lựa chọn cách trồng giàn hoa leo thì bạn có thể làm giàn bằng các que tre, gỗ. Nhưng để chắc chắn và dùng lâu dài thì nên mua những dây thép nhỏ. Đóng những chiếc cột bê tông rồi giăng, giàn vừa đẹp lại vừa chắc chắn.
4. Kỹ thuật chăm sóc lan hoàng dương
- Ánh sáng: Lan hoàng dương phát triển tốt nhất khi dùng lưới che nắng. Ánh nắng hợp lí cho cây mới trồng khoảng 20% khi nhiệt độ ở>300 độ C và 40% ánh nắng khi nhiệt độ ở
- Nhiệt độ: Thích hợp nhất là trong khoảng 18-35 độ bởi loài cây này ưa ấm, chịu lạnh kém.
- Độ ẩm: Lan hoàng dương thường sống ở những vùng có độ ẩm cao và thoáng gió nên ưa độ ẩm trung bình. Cây sống và phát triển tốt trong không khí có độ ẩm tầm 70-80%.
- Nước: Nên tưới khi đất trên mặt chậu se khô. Lượng nước tưới khoảng 2-3 ngày/lần, mỗi lần 300-500ml nước tùy kích thước chậu. Lưu ý rằng loại cây này chịu hạn khá tốt nhưng chịu úng kém.
- Bón phân: Để bón phân cho cây phát triển, bạn nên hòa loãng cho phân tan hoàn toàn vào nước. Phân bón lỏng sẽ dễ sử dụng và phân tán khắp chậu, mau thấm hơn đến rễ. Hàng tháng nên bổ sung dinh dưỡng cho cây đều đặn và luân phiên bằng các loại phân vi sinh, phân nhả chẩm, trùn quế và NPK. Nếu cây xấu, yếu có thể hòa tan NPK 30-10-10 thật loãng rồi tưới vào gốc khoảng 7-10 ngày để cây phục hồi.