Kinh nghiệm trị đau bụng kinh
Khi bị đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt, hãy lấy nghệ đen, ngải cứu, mần trầu, hương phụ mỗi thứ một ít, sắc lấy nước uống sẽ khỏi.
Ảnh minh họa
Tôi tên Nguyễn Thị Kim Ngân, 28 tuổi, ở Vũng Tàu. Tôi có một kinh nghiệm trị đau bụng kinh bằng các loại thảo dược rất hiệu quả, muốn chia sẻ với các bạn. Cụ thể, nếu bạn bị đau bụng do chu kỳ kinh nguyệt, hãy lấy 20 gr nghệ đen, 8 gr ngải cứu, 6 gr mần trầu, 6 gr hương phụ (các vị thuốc này đều có bán ở các cơ sở y học cổ truyền).
Tất cả cho vào ấm, đổ thêm nước và sắc lên cứ 3 chén nước còn 1 chén. Dùng nước đã sắc để uống mỗi ngày 2 lần. Nên nhớ uống trước khi hành kinh 10 ngày và uống liên tục trong 5 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Chúc các bạn thực hiện thành công giống như mình.
Theo VNE
Video đang HOT
Dấu hiệu "tố cáo" 5 bệnh chị em dễ gặp
Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra.
Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
1. Kinh nguyệt không đều
Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra. Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.
Nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh
Cách ứng phó: Nếu quầng thâm dưới mắt do kinh nguyệt không đều, chị em cần điều tiết kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ.
2. Thận yếu
Y học truyền thống cho rằng, quầng mắt bị thâm là do thận yếu gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen. Nếu cuộc sống sinh hoạt không lành mạnh, "yêu" quá độ sẽ rất dễ khiến mắt bị thâm quầng.
Cách ứng phó: Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, không thức khuya, sinh hoạt điều độ, đồng thời tăng cường dưỡng tâm, giữ tâm trạng vui vẻ, tránh để tâm lý xấu đi.
3. Viêm dạ dày mãn tính
Đối với những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, nếu chức năng tiêu hóa, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm dưới mắt sẽ càng nặng hơn. Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
Cách ứng phó: Ăn uống hợp lý, tránh ăn quá no quá nhanh, hơn nữa còn phải chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích.
4. Bệnh gan mãn tính
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Đặc biệt khi chức năng gan không bình thường trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan thì càng xuất hiện quầng thâm dưới mắt lâu hơn. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện "quầng đen" ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt...
Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính
Cách ứng phó: Giảm gánh nặng cho gan, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm khôi phục các tế bào gan bị thương tổn, khôi phục chức năng gan.
5. Viêm mũi dị ứng
Quầng thâm dưới mắt cũng có thể liên quan tới vấn đề về mũi. Nếu sáng nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm dưới mắt.
Cách ứng phó: Tránh những nơi có khói mù mịt, buổi sáng tối không để không khí lạnh kích thích khí quản dẫn tới dị ứng gây hắt xì. Khi hắt xì không nên quá mạnh, bởi vì nó sẽ làm vỡ các mao mạch máu.
Theo Gia đình & Xã hội
Đau bụng kinh có thể gây... vô sinh Đau bụng kinh không đơn giản như bạn nghĩ, thậm chí nó có thể gây vô sinh. Đau bụng kinh nguyệt là triệu chứng khó chịu thường gặp ở chị em, nó khiến chị em phụ nữ mệt mỏi, đau lưng, đau bụng âm ỉ, có khi đau dữ dội kèm theo hạ huyết áp, toát mồ hôi, chân tay lạnh, buồn nôn...thậm...