Kinh nghiệm tránh nguy hiểm khi lái xe dưới trời mưa gió
Nếu bắt buộc phải di chuyển trong mùa mưa bão, người điều khiển cần nắm được một số kinh nghiệm lái xe để tránh gặp phải tình huống nguy hiểm.
Kiểm tra tình hình thời tiết trước khi xuất phát
Việc chuẩn bị trước là rất cần thiết khi bắt đầu một chuyến hành trình. Người lái nên tìm hiểu những hình thái thời tiết có thể xảy ra trong điều kiện mưa bão. Ví dụ như mưa to hay nhỏ, có gió lốc hay không… thậm chí lốc xoáy, mưa đá, ngập lụt…
Kiểm tra tình trạng xe chu đáo
Khi lái xe dưới trời mưa, người lái sẽ không mong muốn xe xảy ra hỏng hóc. Vì vậy, người lái cần kiểm tra tổng thể chiếc xe trước khi di chuyển. Tuyệt đối không bỏ qua các bộ phận quan trọng như phanh xe, hệ thống đèn, các lốp…
Nên nạp đầy bình nhiên liệu để tránh tình trạng hết xăng. Xe ôtô có thể kẹt trong vùng ngập lụt hoặc bùn lầy khi xảy ra mưa bão. Vì vậy người lái nên chuẩn bị sẵn những vật dụng cần thiết như: nước sạch, bộ đồ sơ cứu, đèn pin, sạc điện thoại…
Đi chậm, không nên phanh gấp
Nếu cơn mưa lớn đột nhiên xất hiện, người lái cần giảm chân ga hay bỏ chân ga để tốc độ giảm dần dần thay vì đạp phanh gấp. Việc nhấn phanh gấp sẽ khiến xe có thể bị văng và trượt dài trên đường, nhất là khi đường đang rất trơn do nước mưa và dầu máy hòa lẫn với nhau.
Bật máy lạnh, quan sát gương chiếu hậu và gương sườn
Nhiệt độ trong xe và nhiệt độ thời tiết bên ngoài sẽ chênh lệch nhau khi bắt đầu có mưa. Điều này khiến kính xe bị mờ và người lái khó có thể quan sát phía bên ngoài xe. Một trong những mẹo xử lý kính lái bị mờ đó là bật hệ thống điều hòa.
Video đang HOT
Thao tác này sẽ giúp xe cân bằng nhiệt độ với môi trường bên ngoài và xóa đi màn sương đọng trên kính. Quan sát gương chiếu hậu cũng là điều cần thiết để lái xe an toàn khi trời mưa.
Không sử dụng hệ thống kiểm soát hành trình
Hệ thống kiểm soát hành trình sẽ hạn chế quyền kiểm soát của người lái ở một mức nào đó. Khi xảy ra những tình huống bất ngờ, người lái sẽ khó có thể phản ứng kịp. Hãy tắt hệ thống kiểm soát hành trình để lái xe dưới trời mưa an toàn.
Giữ khoảng cách với các phương tiện khác
Trong điều kiện mưa bão lớn, việc giữ khoảng cách an toàn khi lái xe là rất cần thiết. Giữ khoảng cách an toàn sẽ giúp người lái xử lý được các tình huống bất ngờ tốt hơn, tránh va chạm với các phương tiện khác.
Theo kinh nghiệm lái xe, trong vòng 3s, xe có thể đi được khoảng 33m, vậy khoảng cách an toàn theo qui tắc 3s sẽ là 33m.
Đỗ xe vào lề nếu tầm quan sát bị hạn chế
Trong trường hợp mưa quá lớn, người lái nên đỗ xe vào nơi an toàn, bật đèn cảnh báo để thông báo cho xe khác và chờ đến khi cơn mưa ngưng bớt. Không nên cố gắng di chuyển nếu trời mưa quá lớn.
Cảnh giác kể cả khi cơn bão đã qua
Ngay cả khi đã tạnh mưa và lặng gió, mặt đường vẫn ẩn chứa nhiều nguy hiểm như trơn, bùn lầy, vũng nước ngập, hố ga bị trôi nắp… nên người lái vẫn giữ nguyên tình trạng di chuyển chậm và cẩn thận quan sát xung quanh.
Đeo dây an toàn không chỉ giúp giảm tỉ lệ thương vong khi xảy ra tai nạn ở điều kiện thời tiết thông thường mà còn có thể hạn chế nguy hiểm khi trời mưa. Nếu xe bị trượt dài thì dây an toàn sẽ giúp người ngồi trong xe hạn chế bị va đập.
Bỏ túi kinh nghiệm xử lý đèn pha xe hơi bị hấp hơi nước trong mùa mưa bão
Đèn pha bị hấp hơi nước là tình trạng thường gặp ở nhiều dòng xe, nhất là thời điểm mùa mưa như hiện nay. Trên thực tế, vấn đề đèn pha bị hấp hơi nước đã khiến nhiều chủ xe bận tâm. Đèn pha bị hấp hơi nước xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tại Việt Nam, xe ô tô không chỉ là một phương tiện đơn thuần, mà nó còn là một tài sản có giá trị lớn. Chính vì thế, người dùng luôn đảm bảo nó luôn trong tình trạng tốt nhất. Nhưng nếu một buổi sáng đẹp trời, nhiều khách hàng trông thấy đèn pha của xe mình bị đọng hơi nước hay còn gọi là tình trạng đèn pha bị hấp hơi. "Vì sao đèn pha xe tôi bị vô nước, tôi không có đâm đụng vào đâu cả?". "Xe tôi mới mua, làm sao bị như vậy?"...
Chuyên đen pha bi hâp hơi nươc thương xuyên đươc ban luân, nhât la vao mua mưa như hiên nay. Đó những câu hỏi và suy nghĩ của đa số người sử dụng xe khi mắc vào trường hợp này, đi kèm với một cảm giác rất khó chịu!
Vì sao đèn pha bị hấp hơi nước, nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đèn pha bị hấp hơi nước xuất hiện trên xe cũ và cả xe mới mà người dùng chưa từng can thiệp, tháo đèn hay độ chế. Trên thực tế đã có nhiều mẫu xe "mới toanh" gặp phải tình trạng đèn pha bị hấp hơi nước. Tình trạng này thường xuất hiện sau khi đi mưa và rửa xe khi đèn pha còn nóng.
Việc can thiệp, thay thế đèn, độ chế đèn pha nếu không được làm đúng kỹ thuật, làm không kín hoặc đơn giản là làm trong môi trường không khí có độ ẩm cao cũng trở thành nguyên nhân chính khiến đèn pha dễ bị hấp hơi nước.
Trên môt sô mâu xe, đen pha co cac lô nho đê tan nhiêt. Cac lô nho nay đôi khi khiên hơi nươc lot vao đen pha va trong sach hương dân co khuyên cao ngươi dung nên đê tư nhiên, không nên bit kin lô thoat nhiêt nay. Những nguyên nhân khác khiến đèn xe bị hấp hơi nằm ở những mẫu xe cũ, gioăng cao su không kín do bị biến dạng hoặc bị lão hoá, chân đèn không kín, hay xe bị tác động ngoại lực như đâm đụng, và quệt, mặc dù đèn pha có thể sẽ không bị biến dạng, bị nứt vỡ, nhưng không khí có độ ẩm cao có thể lọt vào đèn pha.
Có nhiều trường hợp người dùng nâng cấp đèn pha sau khi về nhà đèn vẫn bị hấp hơi mờ. Thì hãy khoan kết luận rằng đèn pha không được làm đúng kỹ thuật, hở keo, hở gioăng vì đây có thể là ngưng tụ không khí ẩm, nó sẽ nhanh chóng hết khi bật đèn pha.
Đèn pha bị hấp hơi nước có ảnh hưởng gì đến xe không và cách xử lý đèn pha bị hấp hơi?
Đầu tiên, đèn pha bị hấp hơi nước ít nhiều sẽ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Đèn pha được ví von như "đôi mắt" của chiếc xe, đèn pha là điểm đầu tiên khi người ta nhìn vào một chiếc xe hơi. Một chiếc xe sang đắt tiền sẽ giảm đi một phần giá trị của trong mắt người đối diện nếu đèn pha bị đọng hơi trước, trông trắng đục mất thẩm mỹ. Nặng nề hơn, khi đèn pha bị ố ngả sang màu vàng.
Nếu đèn pha bị hấp hơi nước nặng lâu ngày có thể bị ngả màu vàng, bị ố. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chiếu của đèn khi lái xe vào ban đêm, đi đường tối tăng nguy cơ tai nạn tiềm ẩn do thiếu ánh sáng. Đối với những mẫu xe mới, chưa từng độ chế, tháo lắp hay bị tác động bởi ngoại lực như đâm đụng, cọ quẹt. Khi đèn pha bị hấp hơi nước thì đa số hơi nước sẽ tự biến mất nhanh chóng và không để lại vết tích gì trên đèn pha, đơn giản đây chỉ là ngưng tụ không khí ẩm vì chênh lệch nhiệt độ. Lời khuyên trong trường hợp này là để đèn tự hết sau vài ngày, nhanh hơn khi bật đèn. Đèn bị đọng sương do vật lý và không có vết bụi bẩn là trường hợp không thuộc phạm vi bảo hành của nhiều hãng.
Nếu đèn pha bị hấp hơi nước liên tục lập đi lập lại, có bám bụi bẩn hình thành trong đèn và xe mới còn bảo hành chính hãng, thì lời khuyên hữu ích nhất là mang xe vào hãng để được khắc phục. Vì có thể đây là lỗi từ nhà sản xuất.
Bên cạnh đó, đối với những mẫu xe cũ, người dùng nên mang đến hãng hay nơi độ đèn chuyên nghiệp uy tín để được xử lý khắc phục đúng cách bằng những thiết bị chuyên dụng như máy hấp đèn, hơn là tự xử lý tại nhà. Việc tháo lắp đèn có thể đơn giản với nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng thao tác đúng cách, làm đúng kỹ thuật để tránh những rủi ro phát sinh.
Nếu mang tinh thần "em yêu khoa học", thích tự tay khám phá mày mò sửa chữa thì người dùng hoàn toàn có thể khắc phục ngay tại nhà. Nếu xe đã qua sử dụng nhiều năm, hết bảo hành chính hãng, đèn pha đang bị hấp hơi nước nhiều ngày không hết và trong lòng đang rất "sốt ruột".
Ngoài ra, người dùng có thể mở nắp chụp phía sau, bật đèn trong khoảng thời gian từ 10 - 15 phút với mục đích giúp đèn đủ độ nóng, nhằm "sấy" đẩy không khí ẩm ra bên ngoài đèn. Hoặc có thể tháo giắc cắm đèn pha, sau đó tháo đèn pha ra khỏi cụm đèn và để ở nơi thoáng khí với mục đích cho hơi nước bên trong đèn bay hơi, giúp cân bằng được độ ẩm trước khi gắn đèn và lắp cụm đèn pha vào xe và tiếp tục theo dõi.
Lưu ý: Khi tháo tác, hãy để động cơ xe nguội, vì nếu động cơ xe còn nóng và cụm đèn được bố trí trong khoang động cơ, thì trong lúc tháo lắp, hơi nóng từ khoang máy có thể mang không khí ẩm đi vào đèn, vì không khí nóng sẽ mang theo nhiều hơn nước hơn. Hoặc có thể gây ra hiện tượng bỏng tay khi vô tình chạm phải các chi tiết trong khoang động cơ
Lái xe trong bão lũ: Mang theo ít nhất 1 số điện thoại cứu hộ Trong tình hình bão lũ diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương hiện nay, lái xe ra đường cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn cho người và xe. Luôn cảnh giác mỗi khi điều khiển xe qua các đoạn đường ngập nước. Trời mưa bão sẽ gây khó khăn và nguy hiểm cho các lái xe, đặc biệt ở những...