Kinh nghiệm tránh nạn vặt trộm gương trong những chuyến đi trong dip nghỉ lễ
Dịp lễ tết là cơ hội của tên trộm vặt hoành hành trên những chiếc ô tô đậu ngoài đường. Vậy có cách nào để bảo vệ gương ô tô của bạn tránh khỏi những tên trộm vặt? Cùng tham khảo bài viết sau đây.
Đối với 1 chiếc xe ô tô, giá thành càng đắc thì phụ kiện càng đắc. Chính do đó, phụ kiện xe ô tô luôn là “mồi” ngon cho những thành phần “đạo chích”. Đặc biệt, phụ kiện như gương ô tô rất dễ tháo đây là tâm điểm cho nhiều vụ mua bán phụ kiện bất hợp pháp. Trong dịp lễ này thì đây lại là cơ hội tốt cho những tên trộm hành nghề. Vậy làm cách nào để chống nạn trộm gương ô tô?
Để bảo vệ chiếc gương chiếu hậu có rất nhiều cách như: sử dụng công nghệ cao, những cách thủ công, nhiều người gắn thiết bị báo động có âm thanh vào trong củ gương. Thử áp dụng những cách sau đây:
Cách 1: Khóa, xích gương
Cái gì dễ mất thì phải khóa lại, tâm lý này vốn phổ biến ở cộng đồng đi xe máy thì giờ đây được áp dụng cho chiếc gương xe. Nhiều chủ xe cất công đặt thợ sắt làm những chiếc rọ có kích thước vừa vặn gương xe và dùng dây cáp hoặc xích để khóa lại. Thậm chí còn cầu kỳ hơn, có chủ xe còn tìm được bộ khóa gương có cấu tạo phức tạp. Phương pháp khóa, xích gương chỉ chống được nạn “cướp” gương chớp nhoáng, còn với kẻ trộm đã quyết tâm cao thì vấn đề chỉ còn là thời gian và địa điểm.
Cách 2: Gắn thiết bị báo động vào gương
Video đang HOT
Chủ xe có thể đến các gara ô tô yêu cầu luồn cáp vào trong cả 2 củ gương và gắn đai inox bảo vệ mặt gương. Nhiều người còn gắn thiết bị báo động có âm thanh vào trong củ gương, sợi dây xích được luồn cùng với dây điện điều khiển môtơ gương rồi buộc lại với phần vỏ xe. Khi gương bị bẻ thì sợi dây sẽ kéo chốt công tắc để kích hoạt thiết bị báo động.
Cách 3: Nẹp mặt gương
Nhiều chủ xe đơn giản chỉ chọn phương án bảo vệ mặt gương để tránh rủi ro bị trộm nậy mất chi tiết này. Với chất liệu inox, các mặt gương được nẹp kín sẽ giúp loại bỏ khe hở giữa mép gương và vỏ củ gương, qua đó chống được nguy cơ bị chọc tuốc-nơ-vít nậy mặt gương. Cách làm này chỉ tốn vài trăm nghìn đồng tiền thi công nhưng không thể bảo vệ cả cụm gương nếu bị bẻ.
Cách 4: Khắc số lên gương
Dãy số được khắc trên mặt gương để nhận dạng là dãy số trên biển số của chiếc xe đó. Dãy số này sẽ được khắc bằng axit chuyên dụng và không thể tẩy xóa. Khi nhìn thấy dãy số này bọn trộm sẽ chùn tay vì các cửa hàng bán phụ tùng thu mua những chiếc gương này sẽ đồng nghĩa với việc tiêu thụ đồ ăn cắp.
Cách 5: Nối dây cáp cho gương
Phương pháp nối dây cáp luồn qua lỗ dây điện để bảo vệ cụm gương ra đời đã được vài năm nay và ở hầu hết các cửa hàng nội thất xe hơi đều nhận thi công với giá từ 100 đến 150 nghìn đồng/gương. Khi gắn cáp, gương xe bị bẻ sẽ lòi ra sợi cáp nối với khung xe giúp cả cụm gương không bị mất. Tuy nhiên, với một chiếc kìm cắt sắt trong tay thì kẻ gian cũng dễ dàng nẫng mất gương chỉ sau vài giây.
Tuy nhiên những cách trên đây dường như chỉ là những biện pháp bất đắc dĩ. Để hạn chế kẻ gian vặt gương, cách tốt nhất là bạn nên tìm những chỗ đậu xe an toàn. Nếu bắt gặp nơi để xe có người trông giữ gần đích đến, đừng ngại đi bộ và tiếc một khoản chi phí nhỏ cho người giữ xe. Trường hợp phải đỗ xe ngoài đường (không có người trông), thì không nên chọn những nơi tối tăm, hẻo lánh và vắng người qua lại.
Theo Khampha
Bình chữa cháy trên ô tô dễ phát nổ nếu tài xế mắc sai lầm khi sử dụng và bảo quản
Việc sử dụng bình chữa cháy trên ô tô là việc làm bắt buộc khi lưu thông nhưng nhiều tài xế thường lơ là trong việc sử dụng và bảo quản đã vô tình khiến bình chữa cháy thành 'bom nổ chậm' trên xe, nhất là khi trời nắng.
Theo một số chuyên gia kỹ thuật, bình chữa cháy là dạng khí nén ở áp suất cao, cần được bảo quản trong điều kiện mát mẻ. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản bình từ -10 độ C đến 55 độ C. Tuy nhiên, với khí hậu, Việt Nam nhất là vào mùa hè, nắng nóng, đậu xe dưới trời nắng hơn 40 độ C, thì nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới 60 độ C.
Đặc biệt, bảng táp-lô trên xe làm bằng vật liệu nhựa hoặc da, nằm dưới kính trước sẽ hấp thụ trực tiếp nhiệt lượng từ mặt trời, nên nhiệt độ vùng này thường xuyên vào khoảng từ 70 đến 80 độ C, cao hơn nhiều so với ngưỡng các bình chữa cháy chịu được. Nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm.
Sử dụng và bảo quản bình cứu hỏa trên ô tô sai cách có thể gây cháy nổ bất ngờ, nhất là khi trời nắng nóng
Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng, mỗi loại bình chữa cháy và mỗi chất liệu vỏ bình chữa cháy sẽ có khả năng chịu nhiệt khác nhau. Các loại bình sản xuất mới bây giờ dù có nhiệt tác động nhưng bên trong vẫn mát, nhưng cũng có những loại vỏ bình có khả năng truyền nhiệt lớn thì rất nguy hiểm vì đó là nguyên dân gây ra tình trạng nổ bình chữa cháy nếu ở nhiệt độ cao. Bởi một khi nhiệt độ tăng, làm thể tích các chất lỏng bên trong cũng tăng theo và đến một mức áp suất đủ lớn thì nó sẽ gây ra hiện tượng nổ, vô cùng nguy hiểm.
Do đó, theo các chuyên gia, khi đặt bình chữa cháy trên ô tô không nên lắp bình tại những nơi có thể hứng trực tiếp ánh nắng mặt trời, dưới gầm ghế người lái (nguy cơ gây cản trở khi lái xe - chân ga/chân phanh), hốc để nước trên cánh cửa (dễ va đập, nguy cở nổ khi có va chạm bên hông), mặt tap-lô, phía dưới kính sau của xe...
Vị trí tốt nhất dành cho chiếc bình cứu hỏa là ở dưới gầm ghế, dưới chân hành khách phía trước. Điểm cốt lõi là phải đặt bình chữa cháy ở vị trí gần với người lái để thuận tiện khi có sự cố xảy ra; tuyệt đối không để bình chữa cháy trong tầm tay trẻ nhỏ để tránh bất trắc.
Thường xuyên kiểm tra bình, đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng. Nếu đỗ xe dưới trời nắng lâu nên hé một chút cửa kính để không khí nóng có thể thoát ra ngoài. Mọi bình cứu hỏa đều có ghi niên hạn sử dụng, vứt bỏ ngay nếu bình đã hết hạn hoặc vỏ bình có dấu hiệu rỉ sét.
Với các bình chữa cháy hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại. Do vậy để mua được bình chữa cháy tốt nên đến những cơ sở có uy tín. Đồng thời, khi chúng ta mua nên kiểm tra, thứ nhất là hạn sử dụng, thứ hai là tem mác trên sản phẩm, thứ ba là kiểm tra đồng hồ áp suất của bình.
Bên cạnh đó, để tránh những sự cố đáng tiếc, chủ phương tiện nên để bình theo hướng dẫn; mua bình ở những cơ sở uy tín, được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Khi sử dụng các loại bình chữa cháy hiện nay chỉ nên sử dụng những loại bình bọt có chất lượng cao, có thương hiệu và xuất xứ rõ ràng. Bình có vỏ thép dày và chắc chắn sẽ an toàn hơn.
Đọc kỹ hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bình như áp suất làm việc (thông thường là 18Bar), giới hạn nhiệt độ (thường là từ 0 đến 60 độ C). Kiểm tra kĩ chất lượng cụm đầu phun CO2. Một số bình chất lượng cao thường có thêm van an toàn khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để tránh gây nổ bình.
Theo VietQ
Những lưu ý quan trọng khi lựa chọn ắc quy cho xe Ắc quy là bộ phận tích trữ và cung cấp nguồn điện trên ô tô. Khi động cơ chưa khởi động thì ắc quy chính là nguồn năng lượng của chiếc xe. Ắc quy là bộ phận cực kì quan trọng trên ô tô. Ắc quy cung cấp nguồn điện cho quá trình khởi động động cơ và cung cấp điện cho các...