Kinh nghiệm thay thế một số bộ phận xe ôtô tại nhà
Dưới đây là kinh nghiệm thay thế lốp ôtô dự phòng, thay bóng đèn pha và thay cần gạt nước ôtô.
Cần gạt nước ôtô có thể thay thế tại nhà. Ảnh: BM
Bước 1: Tìm nơi bằng phẳng, an toàn để thay lốp, tránh xe bị lăn bánh khi đang thay lốp;
Bước 2: Kéo thắng tay và chuyển cần số về số 1 hoặc cài số lùi đối với xe số sàn, số 1 hoặc P với xe số tự động;
Bước 3: Chặn cả lốp xe trước và sau bằng đá, bê tông hay bất kỳ vật nặng nào khác;
Bước 4: Lấy lốp xe dự phòng và kích xe với phần kim loại của bộ khung cho khớp;
Bước 5: Nâng kích tới khi thiết bị này trở thành một chiếc trụ vững chắc;
Bước 6: Tháo nắp của trục bánh xe và nới các ốc bằng cách quay ngược chiều kim đồng hồ;
Bước 7: Nâng kích lốp xe để nhấc bánh xe khỏi mặt đất;
Video đang HOT
Bước 8: Tháo lốp và lắp lốp dự phòng vào trục xe;
Bước 9: Dùng tay vặn lại ốc tới khi không thể vặn tiếp;
Bước 10: Hạ xe xuống đất và bỏ kích, hoàn thiện việc siết ốc và lắp lại nắp trục bánh xe.
Thay bóng đèn pha ôtô
Bước 1: Xác định vị trí đui đèn, hãy lần theo 3 đường dây điện dưới nắp capo;
Bước 2: Tháo đầu dây điện của đèn pha;
Bước 3: Tháo bóng đèn pha cũ;
Bước 4: Thay bóng đèn mới, lưu ý không nên cầm trực tiếp vào bóng để tránh bị dầu bám bẩn;
Bước 5: Kiểm tra khả năng chiếu sáng của bóng mới bằng cách bật đi bật lại công tắc đèn pha.
Thay cần gạt nước ôtô
Bước 1: Xác định đúng vị trí cần thay trên cần gạt nước;
Bước 2: Tìm kiếm một cần gạt nước dành riêng cho dòng xe bạn đang sử dụng;
Bước 3: Lau sạch kính chắn gió và vị trí xung quanh cần gạt nước;
Bước 4: Tháo rời cần gạt nước cũ;
Bước 5: Sử dụng khăn mềm lau phần kính chắn gió bị che bởi cần gạt nước cũ;
Bước 6: Lắp cần gạt nước mới vào chốt vừa tháo ra và điều chỉnh sao cho cần gạt nước mới nằm nghiêng theo kính chắn gió.
Những lưu ý quan trọng khi dừng xe ôtô ở làn khẩn cấp
Dưới đây là những lưu ý khi dừng xe ôtô ở làn khẩn cấp, giúp tài xế lái xe an toàn và đúng luật.
Lưu ý khi dừng xe ôtô ở làn khẩn cấp. Ảnh: LĐO
Làn dừng khẩn cấp là gì?
Trên đường cao tốc, làn dừng khẩn cấp là làn ngoài cùng bên phải được tách biệt với các làn còn lại bằng vạch liền màu trắng và có không gian khá hẹp.
Tác dụng của làn này là dừng khẩn cấp khi xe gặp sự cố, cần tấp vào lề để sửa chữa hoặc chờ để gọi cứu hộ nhằm mục đích không làm ảnh hưởng đến những phương tiện giao thông khác.
Lưu ý khi dừng xe ở làn khẩn cấp
Trong trường hợp cần dừng trên đường cao tốc, tài xế hãy đánh lái về bên phải, sau đó bật đèn cảnh báo nguy hiểm. Điều này vô cùng quan trọng với các xe phía sau đang di chuyển với tốc độ cao.
Sau khi xe đã dừng hẳn, bạn nên đánh lái sang bên phải để đề phòng tình huống va chạm với các ôtô khác. Điều này cũng giúp xe không lao vào làn đường chính.
Sau đó, hãy kéo phanh tay trước khi ra khỏi xe để đảm bảo chiếc xe cố định trên đường. Đồng thời, liên hệ với cứu hộ để họ giúp bạn xử lý sự cố.
Nếu dừng xe vào ban đêm, tài xế nên đặt vật phản quang để báo hiệu từ xa. Khoảng cách phù hợp là phía sau đuôi xe khoảng 15 - 25 m theo phía mép trái của xe.
Trong thời gian sửa chữa, tuyệt đối không đứng phía sau xe vì bạn có thể gặp tai nạn bất ngờ. Tốt nhất, bạn nên ngồi trong xe hoặc đứng trước cửa xe.
Không được chạy vào làn dừng khẩn cấp
Trong bất cứ trường hợp nào, bạn không nên đi vào làn dừng khẩn cấp nếu xe của bạn không thuộc đối tượng ưu tiên.
Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển ôtô và các loại tương tự ôtô sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng đến 3 tháng.
Dấu hiệu nhận biết lọc gió ôtô cần được vệ sinh Bộ phận lọc gió ôtô có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết lọc gió cần được vệ sinh. Lọc gió ôtô thường đặt trong khoang động cơ dưới nắp capô. Ảnh: TT Xe ôtô khó nổ máy Trong trường hợp xe ôtô không nổ máy,...