Kinh nghiệm sửa chữa nhà đón Tết siêu tiết kiệm các gia đình cần biết
Sửa nhà đón Tết vào dịp cuối năm là kế hoạch của rất nhiều gia đình. Nhưng làm thế nào để siêu tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức?
Sửa nhà đón Tết vào dịp cuối năm là kế hoạch của rất nhiều gia đình. Nhưng làm thế nào để siêu tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức? (Ảnh minh hoạ)
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Văn Tiến, Giám đốc Công ty CP Xây dựng Hoàng Gia chia sẻ, mỗi dịp cuối năm, nhu cầu sửa nhà đón Tết của các gia đình tăng cao. Ai cũng mong muốn có một ngôi nhà đẹp để đón Tết, sum vầy bên gia đình, bạn bè và người thân. Nhưng sửa chữa như thế nào để siêu tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức thì không phải ai cũng biết.
Ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm: Để khoa học và dễ kiểm soát, cần phải lập danh sách cụ thể những vị trí cần sửa nhà. Vị trí nào còn băn khoăn nên trao đổi thêm với những người trong gia đình, bạn bè người thân để được tư vấn hợp lý.
Cụ thể hoá các mục sửa nhà theo thứ tự, ví dụ như: 1- Sửa chữa chống thấm, ốp lát lại nhà vệ sinh; 2- Róc tường cũ trát lại…
Sau khi đã lập được hạng mục sửa chữa, liên hệ một vài nhà thầu sửa nhà đến để nhờ họ tư vấn, khảo sát công trình và lên bảng giá sửa nhà, tránh phát sinh ngoài tầm kiểm soát.
“Hãy lựa chọn lấy một bảng giá tốt,hợp lý nhất, thể hiện tất cả các hạng mục, công việc cần sửa chữa một cách rõ ràng “sửa gì tính đó”, chi tiết đầy đủ từ vật liệu, vật tư đến chất lượng, phương án, tiến độ thi công, bảo hành. Quan trọng nhất là đảm bảo căn nhà an toàn về kết cấu, công năng sử dụng”, ông Tiến nói.
Video đang HOT
Cũng theo ông Tiến, ngoài ra cũng cần lưu ý các yếu tố mang tính tâm linh, đó là những thủ tục hết sức quan trọng như xem ngày, xem tuổi, làm lễ động thổ, xin phép sửa nhà. Dẫu biết những yếu tố tâm linh không hiện hữu nhưng “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”.
Đồng quan điểm, ông Trần Xuân Quân, kiến trúc sư Công ty CP nội thất Thành Đô lưu ý thêm, nhiều người nghĩ rằng càng sửa nhà càng nhiều càng tốt nhưng đây lại là quan niệm sai lầm. Hành động này không những khiến ngôi nhà trở nên hỗn loạn, không khớp với nhau mà còn tốn rất nhiều chi phí đập đi xây lại. Vì vậy, khi bắt tay vào cải tạo nhà nên ưu tiên sửa những phần quan trọng nhất, sau đó mới đến những chi tiết nhỏ xung quanh.
Rất nhiều người sau khi cải tạo nhà gặp các vấn đề rắc rối như chiếc tủ lạnh cũ không vừa với vị trí muốn đặt, cách quá xa ổ điện… Để ngăn chặn những điều bất tiện xảy ra, cần phải đo đạc cẩn thận, thử nghiệm kỹ trước khi tiến hành thi công.
Thường trong quá trình thi công, sửa chữa nhà cửa ít khi đi theo đúng kế hoạch đặt ra vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, chi phí và thời gian thi công, do vậy cần lập dự phòng, dự phòng tối thiểu 10-15% thời gian và kinh phí.
Theo baogiaothong
Những sai lầm kinh điển khi sửa nhà cuối năm, 10 nhà 9 nhà mắc phải
Sửa nhà là công việc không hề đơn giản và rất dễ khiến bạn lạm chi. Do đó, gia chủ cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt tay vào thực hiện. Để có thể đạt được kết quả như ý, bạn cần tránh phạm phải một số lỗi sai phổ biến khi sửa nhà dưới đây.
1. Không có kế hoạch chi tiết
Dù sửa chữa nhà cửa ở quy mô nhỏ hay lớn thì đều phải có một bản kế hoạch cụ thể và chi tiết. Nếu không có cái nhìn tổng thể, đưa ra chi phí toàn bộ cũng như những phương án dự bị thì rất dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, rời rạc, thiếu ngân sách...
2. Sửa sang quá nhiều thứ
Tuy là lỗi nhỏ nhưng rất nhiều người mắc phải. Việc muốn thay đổi diện mạo của ngôi nhà không tránh được suy nghĩ sửa càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, hành động này không những khiến ngôi nhà trở nên hỗn độn mà còn ngốn rất nhiều chi phí đấy. Do đó, thay vì cố gắng sửa thật nhiều cùng một lúc thì chỉ nên tập trung, đầu tư vào sửa những phần quan trọng nhất.
3. Tự sửa
Với bản tính tiết kiệm thì nhiều người ngại chi tiền để thuê người làm mà tự sửa theo ý muốn của mình. Nhưng ai cũng biết rằng, khả năng và kỹ năng của mình không thể so với thợ được. Vì thế, nếu cứ cố chấp thì có thể bạn sẽ tự tay phá hỏng toàn bộ ngôi nhà của mình.
4. Chọn nhà thầu, thợ sửa giá thấp
Chi phí là một vấn đề rất quan trọng, thế nên mọi người thường chọn cho mình một nhà thầu, thợ sửa chữa có giá thấp nhấp mà không cần quan tâm đến vật liệu, chất lượng công trình mà họ thi công. Điều này thật sự là sai lầm nghiêm trọng.
5. Chạy theo mốt
Việc muốn thay đổi ngôi nhà của mình theo xu hướng hiện đại không có gì là sai cả. Nhưng cần phải xem xét sao cho phù hợp với không gian, nội thất và đảm bảo độ bền bỉ về lâu dài và quan trọng hơn nữa là về phong thủy. Hãy tham khảo ý kiến của nhà thầu hoặc kiến trúc sư chứ đừng tự làm theo ý mình.
6. Không thử trước khi thi công
Những lỗi thi công, thiết kế rất thường hay xảy ra. Chẳng hạn sau khi thay đổi không gian nhà bếp nhưng chiếc tủ lạnh cũ lại không vừa với vị trí muốn đặt, cách quá xa ổ điện hay quá gần những khu vực ẩm ướt như bồn rửa, nhà tắm... Vì thế, để ngăn chặn những điều bất tiện xảy ra thì nên đo đạc cẩn thận, thử nghiệm trước khi tiến hành thi công.
7. Không có nhiều phương án dự phòng
Thường thì quá trình sửa chữa nhà cửa ít khi đi theo đúng kế hoạch đặt ra. Mặc dù không ai thích giải quyết những vấn đề phát sinh khi sửa nhà nhưng vẫn cần các phương án dự phòng. Theo các chuyên gia, bạn nên dự phòng tối thiểu 10-15% thời gian và kinh phí cải tạo nhà. Bởi lẽ, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, thời gian thi công mà nhà thầu đưa ra có thể xê dịch, kéo theo các chi phí phát sinh khác.
Theo baohatinh
Mẹo trang trí nhà hợp phong thủy đón Tết Canh Tý 2020 Có rất nhiều ý tưởng làm đẹp nhà đón năm mới. Tuy nhiên, trước khi làm đẹp nhà, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra những ý tưởng phù hợp, thuận phong thủy giúp gia đình đón nhiều may mắn trong năm mới. Dù bạn muốn làm đẹp nhà theo cách nào thì cũng nên tham khảo một...