Kinh nghiệm sử dụng phanh xe ô tô an toàn
Không chỉ phanh để dừng, mà người lái còn phải học cách phanh kết hợp cả động cơ để vào cua ổn định mà vẫn đảm bảo vận tốc.
1. Thay dầu phanh
Đầu tiên, dầu phanh của xe cần được thay định kỳ. Dầu phanh mới sẽ giúp các chi tiết của hệ thống phanh hoạt động trơn tru hơn cũng như tăng hiệu quả phanh. Các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu phanh trong 2 năm, nhưng với khí hậu ẩm thấp ở Việt Nam, bạn nên thay dầu phanh sớm hơn định kỳ một chút.
Dầu phanh của xe cần được thay định kỳ
Đặc biệt với các xe đã cũ, do hệ thống phanh rất kém kín khít nên dầu phanh rất nhanh bị hút nước, bạn cần thay dầu phanh sớm hơn.
2. Kỹ năng xử lý tốc độ
Dừng lại khi xe của bạn đang chạy với tốc độ cao là kẻ thù của phanh. Và chỉ giảm tốc độ xuống một chút khi bạn phanh cũng có tác dụng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng. Khi đi trong phố bạn không nên đi quá nhanh, để rồi gặp đèn đỏ hay chướng ngại vật, bạn lại phải đạp phanh gấp dẫn đến nhanh hao mòn phanh.
Dừng lại khi xe của bạn đang chạy với tốc độ cao là kẻ thù của phanh
3. Giảm tốc kết hợp phanh và số
Video đang HOT
Đây được coi là kỹ thuật qua khúc cua nhanh nhất có thể. Với những người mới, không quen tốc độ cao thì các thao tác kết hợp dưới đây có thể sẽ rất phức tạp để áp dụng.
Giảm tốc kết hợp phanh và số
Trước tiên, nhấc chân phải ra khỏi chân ga và nhấn chân phanh. Trong khoảng một vài giây trước khi áp lực phanh có tác dụng cần đạp chân côn, tay phải đẩy cần số về số thấp khi đang giữ tay trái trên vô lăng và vẫn giữ một áp lực phanh vừa đủ. Sau khi về số thành công, nhẹ nhàng trượt mũi phải sang chân ga, chạm nhẹ và nhanh để đồng tốc giữa xe và động cơ, bỏ chân côn, đẩy toàn bộ chân phải sang chân ga và chờ thời điểm tăng tốc phù hợp để ra khỏi khúc cua.
4. Lời khuyên khi đổ đèo
Khi xe bạn lao xuống dốc có thể đó là cách dễ nhất để phá hủy phanh. Bạn nên đổ đèo băng cach “đi” sô thâp, bởi nếu bạn xuống dốc va qua lam dung phanh, sẽ làm phanh mòn rất nhanh.
Lưu ý khi đổ đèo
5. Phanh khẩn cấp (phanh gấp)
Dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát.
Lưu ý khi phanh khẩn cấp
Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.
6. Giảm bớt trọng lượng xe
Bạn không nên mang theo những thứ đồ không cần thiết trên xe. Trước khi đi đâu, bạn nên xem xét xem nhưng thứ đồ mình mang có cần thiết không. Bởi đơn giản, một chiếc xe nặng sẽ làm làm tăng lực phanh, hại lốp hơn cũng như tốn nhiên liệu hơn.
Theo Cartimes
Những điều các bác tài cần lưu ý đối với "xế cưng" trong mùa hè
Vào mùa hè, nền nhiệt độ cao khiến chiếc xe ô tô bạn vẫn đi hàng ngày gặp nhiều tác động lớn ảnh hưởng đến hiệu suất xe, cũng như hao mòn.
Để đảm bảo ô tô hoạt động tốt, tài xế cần kiểm tra một số bộ phận quan trọng ảnh hưởng lớn đến khả năng hoạt động của xe như lốp, dầu, nước làm mát...
Lốp mới
Trong thời tiết của mùa hè, nhiệt độ gia tăng tác động trực tiếp lên lốp xe ô tô, cao su của lốp xe sẽ bị giãn nở ảnh hưởng đến áp suất hơi của lốp xe. Nguy hiểm hơn, cao su của lốp xe hơi có thể bị phân hủy nghiêm trọng ở nhiệt độ nóng.
Lốp xe đã cũ, độ mòn lớn thì cần thay ngay lốp mới để tránh việc nổ lốp gây nguy hiểm và hoàn toàn có thể gây ra ta nạn giao thông.
Nếu xe có cảm biến lốp, nó có thể kiểm tra áp suất lốp của chính nó và sẽ cho tài xế biết khi nào cần phải bơm hơi. Đảm bảo lốp xe được bơm căng đến áp suất phù hợp không bị khô và gây vỡ.
Ảnh minh họa: Nhiệt độ cao trong mùa hè ảnh hưởng tới độ bền của lốp...
Hệ thống làm mát động cơ
Một động cơ không có chất làm mát giống như một người không có nước - nó sẽ không tồn tại và sẽ chết. Thực tế chỉ ra rằng rất nhiều trường hợp hỏng động cơ sớm là do gặp sự cố với hệ thống làm mát.
Hệ thống làm mát có thể gặp sự cố: Động cơ quá nóng, quá lạnh, rỗ, bọt, ăn mòn, vỡ nắp, kẹt pít tông, tắc và thủng két nước.
Bảo dưỡng hệ thống làm mát tốt sẽ giúp tài xế tránh được những hỏng hóc, sửa chữa tốn kém. Để đảm bảo hệ thống này hoạt động tốt thì không nên để động cơ xe hoạt động quá tải. Thay nước làm mát thích hợp mua tại các đơn vị có uy tín.
Thay dầu
Nếu tài xế "lười" thay dầu cho xe thì sẽ có thể dẫn đến những hỏng hóc nghiêm trọng và chi phí sửa chữa rất lớn như: gây mòn các chi tiết máy, động cơ hoạt động không hiệu quả, hỏng động cơ,...
Khi chạy ở nhiệt độ cao, động cơ sẽ cần tất cả dầu bôi trơn. Đây là lý do tài xế cần phải thay dầu để xe hoạt động tốt trong mùa hè.
Các nhà sản xuất thường khuyên thay dầu mỗi 5.000 km nếu chạy xe trong điều kiện lái khắc nghiệt như xe chạy-dừng liên tục, phải kéo hàng nhiều, chạy trên địa hình phức tạp hay điều kiện đường xá bụi bặm.
Vệ sinh thân vỏ và nội thất
Bụi bẩn không chỉ khiến chiếc xe kém thẩm mỹ gây cảm giác khó chịu mà có thể khiến chiếc xe bị ăn mòn. Việc dọn dẹp nội thất cũng tạo một cảm giác thoải mái khi sử dụng xe mà còn phát hiện ra những nguy cơ hỏng hóc tiềm ẩn của chiếc xe.
Khi rửa xe nên sử dụng dung dịch chuyên dụng tránh việc sử dụng bằng xà phòng, nước rửa bát sẽ gây hại cho lớp sơn của xe.
Theo Cand.com
Một số đồ vật tưởng như vô hại nhưng bạn lại không nên để chúng trong ô tô Son môi, chai nước bằng nhựa, lon nước có ga... là những thứ tưởng như chẳng có vấn đề gì khi để chúng trong ô tô. Nhưng lí do vì sao không nên làm như vậy thì hãy cùng tìm hiểu nhé. 1. Nước có ga Với lượng khí ga nhiều trong lon nước, nếu bạn để chúng quá lâu trong xe có...