Kinh nghiệm quý giá của Pháp trong sử dụng kháng sinh hợp lý
Tại hôi thao chia se kinh nghiêm Phap- Viêt “Sư dung thuôc an toan hơp ly”, BS. Jan-Elie Malkin, Tư vấn quốc tế về bệnh truyền nhiễm và y tế công đã chỉ ra những gì người bệnh và xã hội được hưởng lợi khi quản lý hiệu quả việc sử dụng kháng sinh.
Trong bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015, Việt Nam thuộc nước sử dụng và kê đơn kháng sinh cao nhất thế giới
Càng dùng nhiều càng mất khả năng kháng khuẩn
Trong bài tham luận vô cùng công phu của mình, BS Malkin đã chỉ rõ tỉ lệ bác sĩ kê đơn và sử dụng kháng sinh thuộc nhóm nước cao nhất thế giới trên bản đồ Sử dụng kháng sinh năm 2015 của công ty IMS Health (Công ty cung cấp dữ liệu dược phẩm – Ảnh trên).
Đáng chú ý, mức sử dụng kháng sinh tại Việt Nam đã tăng vọt trong giai đoạn 2009-2015 với mức tăng gần gấp 3 so với giai đoạn 2005-2009.
Theo báo cáo của đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam về thực trạng sử dụng thuốc tại Việt Nam trong 30 hoạt chất có chi phí nhiều nhất năm 2017 tại các bệnh viện, kháng sinh chiếm phần lớn. Trong đó, riêng kháng sinh amoxicillin tăng 20% so với năm 2017 với số tiền lên tới gần 623 tỉ; có kháng sinh cefoxitin tăng đột biến tới 443%, từ 76,5 tỉ lên gần 416 tỉ.
Đặc biệt, BS Malkin đã dẫn số liệu đăng tải trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam về tình trạng bán kháng sinh không theo kê đơn chiếm tới 88% lượng kháng sinh bán tại các đô thị và lên tới 91% ở khu vực nông thôn.
Hậu quả là WHO đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới khi tỉ lệ kháng kháng sinh với các loại kháng sinh thuộc nhóm carbapenem đã tăng tới 50%, chủ yếu từ vi khuẩn gram âm; còn tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 đã tăng lên hơn 60% trong cả nước.
BS Malkin cho rằng Pháp có sự tương đồng với Việt Nam về tình trạng sử dụng nhiều kháng sinh. Trong đó vấn đề của Pháp không phải là sử dụng kháng sinh đắt tiền mà là sử dụng nhiều loại kháng sinh khác nhau, từ rẻ nhất đến đắt nhất, khiến khoảng 150.000 trường hợp nhiễm khuẩn kháng thuốc; 12.500 ca tử vong và 70 – 440 triệu euro chi phí phát sinh cho hệ thống y tế.
“Việc kê đơn và sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát là mối đe dọa chung, không của riêng nước nào”, BS Malkin cho biết tại Hội thảo.
BS. Jan-Elie Malkin, Tư vấn quốc tế về bệnh truyền nhiễm và y tế công
Chiến lược “cùng thắng” trong quản lý kháng sinh
Mặc dù mức giảm chung 11,4% sử dụng kháng sinh trong giai đoạn 2000-2015 nhưng từ năm 2010, việc sử dụng kháng sinh tại Pháp đã có sự tăng nhẹ. Do đó, năm 2014, chính phủ Pháp đã đưa vào chương trình Quản lý kháng sinh theo chiến lược “win – win” cho bệnh nhân – ngành y tế – nền kinh tế.
Trong năm 2017, khuyến nghị mới về việc sử dụng kháng sinh nào cho các bệnh nhiễm trùng thông thường và loại kháng sinh nào để bảo vệ những trường hợp nghiêm trọng nhất đã được bổ sung vào danh sách các loại thuốc thiết yếu của WHO.
Video đang HOT
Yếu tố cốt lõi của chương trình Quản lý kháng sinh này là xây dựng các bộ cẩm nang hướng dẫn quốc gia và quốc tế cũng như các khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị các loại bệnh nhiễm khuẩn để từ đó tránh sử dụng kháng sinh khi không cần hoặc không chỉ định; kê loại kháng sinh phù hợp nhất, đúng liều, tỳ theo từng loại bệnh, độ tuổi, tình trạng lầm sàng cũng như thể trạng của bệnh nhân; sử dụng phác độ kháng sinh hiệu quả ngắn nhất.
BS Malkin dẫn chứng: Với những trường hợp chỉ cần dùng kháng sinh 5 ngày thì kê 5 ngày, không bắt buộc phải kê 7 ngày – vì như vậy cũng là lạm dụng kháng sinh.
Kết quả là chương trình này, trong ngắn hạn (1 năm) đã giảm 18% lượng kháng sinh tiêu thụ, giảm chi tiêu cho kháng sinh lên tới gần 400.000 euro cho các ca can thiệp và hơn 460.000 euro cho các ca không can thiệp. Về dài hạn (3 năm), chương trình đã tiết kiệm gần 7.500 euro/người do tránh được nhiễm khuẩn kháng kháng sinh và tiết kiệm gần 10.000 euro/người do tăng 1 năm tuổi thọ.
BS Malkin cũng dẫn chứng 221 nghiên cứu tại Mỹ trên từng bệnh viện về hiệu quả quản lý kháng sinh với kết quả giảm 20% mức tiêu thụ kháng sinh, giảm 34% chi phí điều trị, giảm 20% thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ tử vong 35%…
Bác sĩ Malkin cũng cho rằng “Giải pháp duy nhất, không có thay thế cho sự thành công của chương trình này là sự phối hợp các bên có liên quan”.
BS Malkin giải thích: “Nếu Bộ Y tế – các bác sĩ – bảo hiểm y tế không phối hợp, không có sự ràng buộc trách nhiệm – kiểm soát lẫn nhau trong việc áp dụng quản lý kháng sinh an toàn hợp lý thì dù là trình độ bệnh nhân, bác sĩ hay văn hóa, kinh tế nào cũng không thể triển khai được chương trình này”.
Đại diện cho sự phối hợp này tại Pháp chính là Ủy ban kháng sinh địa phương tại mỗi bệnh viện, trong đó lấy Trung tâm tư vấn điều trị bằng kháng sinh cấp vùng làm nòng cốt. Khảo sát tháng 7/2014 cho thấy 90% bác sĩ kê đơn theo khuyến cáo của Trung tâm và 95% sử dụng phần mềm của Trung tâm khi khám cho bệnh nhân.
Trần Phương
Theo Dân trí
Lương y chỉ rõ 4 điểm chỉ cần ấn vào chữa bệnh ho không cần uống thuốc
Thời tiết thay đổi là thời điểm các bệnh viêm mũi họng vào mùa như viêm mũi dị ứng, ho khan, ho có đờm. Đừng sử dụng kháng sinh vội, hãy xoa bóp huyệt để cắt đứt căn bệnh khó chịu.
Vị trí huyệt xích trạch (Ảnh Soha.vn)
Theo lương y Vũ Quốc Trung - ho là một triệu chứng của viêm khí phế quản, viêm nhiễm hô hấp trên và giãn khí phế quản.
Trong cuốn hoàng đế nội kinh tố vấn có ghi "Chứng ho" có liên quan đến nội tạng và chỉ ra rằng "lục phủ ngũ tạng đều khiến cho người ho". Bệnh của lục phủ ngũ tạng đều ảnh hưởng đến phổi dẫn đến ho.
Tuy nhiên, lương Y trung cho rằng bất luận lục phủ ngũ tạng có bệnh biến thế nào hoặc do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra chỉ cần bị ho đều có thể dùng phương pháp xoa bóp này để rèn luyện thân thể.
1. Huyệt Xích trạch dùng cho mọi bệnh ho
Khi bị ho, vị trí xoa bóp chủ yếu là xao bóp huyệt Xích trạch. Huyệt Xích trạch ở phần khuỷu tay trên đường gân. Lúc lấy huyệt duỗi khuỷu tay, huyệt nằm ở khúc cừng giữa khớp xương khuỷu tay.
Phương pháp xoa bóp:
Bước 1: tay duỗi trước ra, bốn ngón tay của tay kia vòng quay khuỷa tay, ngón tay cái đặt vào huyết Xích trạch. Bấm liên tục trong 1 phút.
Bước 2: Duỗi một tay, bốn ngón của tay kia đặt dưới cổ tay ngón cái đặt vào huyệt xích trạch bấm liên tục trong một phút.
Cách bấm huyệt xích trạch (Ảnh Soha.vn)
Theo lương y Trung Huyệt Xích trạch là để phòng trị về phế quản, phổi, ho ra máy, chứng khó thở, ho. Những nguyên nhân gây ra ho đều có thể dùng phương pháp này. Lưu ý, lúc xoa bóp cần giữ lực ổn định.
Sau khi day xong huyệt Xích trạch thì ta chuyển sang bấm huyệt Khổng tối ảnh 2, cũng dùng phương pháp day như huyệt Xích trạch day bấm từ 1 - 3 phút mỗi lần.
Nếu khi ho kèm theo dấu hiệu của cảm cúm, như chảy nước mũi đều kết hợp với bấm huyệt Hợp cốc.
Ngoài xoa bóp cho người thân, bạn cũng có thể tự xoa bóp cho chính mình.
Lương y Vũ Quốc Trung hướng dẫn cách tìm huyệt trên tay của chính mình. Sau khi tìm ra các huyệt ta cũng làm tương tự day bấm như day bấm cho người khác.
Phương pháp này làm được cả cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và khi làm thì làm rất nhẹ.
Huyệt Thái uyên (Ảnh Soha.vn)
Huyệt hợp cốc (Ảnh Soha.vn)
2. Trả lời câu hỏi của độc giả
Bị ho lúc nửa đêm và vào buổi sáng nên làm gì?
Lương y Vũ Quốc Trung: Nếu cơn ho phát tác vào lúc nửa đêm, lúc sáng sớm, mức độ ho không thống nhất có thể day huyệt Thái uyên. Huyệt này ở mặt quay cổ tay ngay chỗ lõm dưới chỏm chân quay, ngay ngoài động mạch quay.
Cách làm hai tay đặt dưới bụng, lòng bàn tay hướng vào trong, bốn ngón tay của tay kia hướng xuống dưới, tay cái bấm vào huyệt thái dương bấm liên tục 14 lần. Sau đó, tiếp tục bấm liên tiếp như thế trong 3 phút .
Với trẻ sơ sinh, dưới 24 tháng tuổi?
Với trẻ nhỏ dưới 24 tháng bị ho về đêm, lúc sang sớm có thể áp dụng xoa bấm huyệt Thái uyên này nhưng có thể làm nhẹ tay hơn, dùng ít lực hơn.
Đau nửa đầu thì bấm huyệt gì?
Lương y Vũ Quốc Trung: Đau đầu, đau nửa đầu có thể bấm huyệt phong trì, bách hội, thái dương, ấn đường và hợp cốc, thời gian làm 20 - 30 phút, ngày 1 lần, có thể làm 1 - 7 lần.
Vị trí huyệt bách hội: Nằm ở giao điểm giữa đường ngang qua đỉnh vành tai và đường học qua giữa đầu, sờ vào đó có 1 khe lõm nhỏ.
Thái dương: Phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt, ước chừng 1 thốn nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài. Mỏm ổ mắt xương gò má.
Phong trì: Huyệt nằm ở chỗ hõm do bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ tạo nên.
Hợp cốc: Giữa 2 xương bàn tay thứ 1 và thứ 2, ở mu bàn tay gần điểm giữa bên quay của xương bàn tay thứ 2.
Ấn đường: Giữa đường nối 2 đầu lông mày.
Theo Trí Thức Trẻ/soha
Những sai lầm thường gặp khi dùng thuốc điều trị viêm xoang PGS. TS Nguyễn Hoàng Sơn cho biết, nhiều người dùng thuốc tùy ý, không tuân thủ liệu trình điều trị... khiến bệnh khó khỏi. PGS. TS, bác sĩ Nguyễn Hoàng Sơn - Chủ tịch Hội Tai mũi họng Hà Nội và các Tỉnh Phía Bắc chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về việc dùng thuốc điều trị viêm xoang. - Nhiều bệnh...