Kinh nghiệm nhất thiết phải biết khi lái ô tô trên đường xấu
Lái xe ô tô trên đường xấu như “ổ gà”, trơn trượt, đường hẹp hoặc trong điều kiện thời tiết xấu cần phải thao tác đúng và bình tĩnh để tránh những va chạm không đáng có, giữ cho động cơ xe tổn hại ít nhất có thể..
. Những kinh nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có một hành trình an toàn khi phải đi qua đường xấu, nhiều nguy hiểm.
1. Đường nhiều “ổ gà”
Khi lái xe trên mặt đường có nhiều ổ gà phải giảm tốc độ, về số thấp và giữ đều ga.
Vượt qua rãnh nhỏ cắt ngang đường, phải giảm tốc độ, về số thấp và từ từ cho xe ô tô vượt qua rãnh rồi mới tăng tốc độ và chạy bình thường.
Vượt qua rãnh lớn cắt ngang mặt đường phải gài số 1, từ từ cho 2 bánh trước xuống rãnh, tăng ga cho 2 bánh trước vượt lên khỏi rãnh, tiếp tục để bánh sau từ từ xuống rãnh rồi tăng ga dần cho xe ô tô lên khỏi rãnh. Trường hợp rãnh lớn và sâu, phải lái xe vượt chéo qua rãnh, cho từng bánh xe lần lượt xuống và vượt lên khỏi rãnh, không bị va quệt gầm xe.
2. Đường trơn, lầy
Lái xe trên đường trơn trượt phải giữ vững tay lái và cho xe chuyển động với tốc độ chậm. Khi vào đường cua vòng phải giữ đều tay ga, không lấy lái nhiều, không phanh gấp, chỉ phanh nhẹ để cảm nhận mặt đường.
Khi xe ô tô chuyển động trên đường lầy bánh xe dễ bị trượt quay và trượt lết ngang; cần nhả bàn đạp ga, đánh tay lái điều chỉnh hai bánh xe phía trước vừa đủ để giữ cho chúng quay theo hướng định tiến ra khỏi chỗ lầy. Không được đánh tay lái điều chỉnh hai bánh xe trước nhiều hơn, sẽ làm tăng lực cán khi xe ra khỏi chỗ lầy, trượt.
Để tránh bị lún, kẹt xe trong bùn lầy nên chuẩn bị sẵn dây xích trong xe. Mắc dây xích vào bánh trước khi lái xe vào trong bùn lầy
Ngoài các biện pháp nêu trên, có thể xả bớt hơi trong lốp để xe ô tô vượt qua đoạn đường lầy, trượt.
3. Qua cầu hẹp
Video đang HOT
Khi lái xe ô tô qua cầu rộng và phẳng thì thao tác lái xe giống như trên đường phẳng.
Lái xe ô tô qua cầu hẹp và bề mặt không phẳng thì gài số thấp, giữ đều ga cho xe qua từ từ, không đi sát rìa cầu. Không nên tăng ga đột ngột và không nên đổi số hoặc phanh gấp trên cầu.
4. Qua phà
Trước khi qua phà phải đỗ đúng nơi quy định, thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn: Kéo chặt phanh tay, gài số 1 hoặc số lùi tùy theo hướng dốc của mặt đường; chèn xe chắc chắn khi thấy cần thiết.
Các thao tác khi cho xe xuống phà như sau: Gài số 1 điều khiển xe ô tô đi theo phương vuông góc với mép cầu của phà (trừ xe con có thể đi chéo do gầm thấp). Kết hợp nhịp nhàng các thao tác ga, phanh để bánh xe tiếp cận và vượt cầu phà êm dịu.
Căn đường chính xác, kết hợp các thao tác điều khiển ly hợp, phanh để từ từ tiến vào vị trí đỗ.
Cần giữ khoảng cách cần thiết với xe đi trước đề phòng xe trước tụt dốc, điều khiển cho bãnh xe tiếp cầu phà êm dịu.
5. Lái xe ban đêm
Lái xe an toàn ban đêm phải có khả năng dừng xe trong phạm vi khoảng cách mà bạn có thể nhìn thấy. Sử dụng đèn sương mù bất cứ lúc nào khi có sương mù, mưa.
Khi tới gần xe chạy ngược chiều, phải chuyển từ đèn chiếu xa sang đèn chiếu gần (đèn pha sang đèn cốt) để không làm chói mắt người lái xe ngược chiều.
Không nhìn thẳng vào đèn của xe chạy ngược chiều, nên nhìn chếch sang phía phải theo chiều chuyển động của xe mình.
Khi cần vượt xe nên chọn chỗ rộng, bằng phẳng, bật đèn cốt và nháy đèn xin đường. Nếu có chướng ngại vật xuất hiện phải nhường đường hoặc chủ động dừng xe.
Khi lùi xe, quay đầu xe hoặc chạy xe ở đường vòng hẹp phải có người hướng dẫn hoặc phải xuống quan sát địa hình trước.
6. Lái xe trong điều kiện thời tiết xấu
Khi có mưa, đường trơn nhất trong nửa giờ đầu do mặt đường chưa được gột sạch. Vì vậy, phải giảm tốc độ, có dành khoảng cách đến xe phía trước ít nhất là lớn hơn gấp đôi khoảng cách bình thường.
Khi có gió to, sương mù hoặc đường ngập nước tầm nhìn bị hạn chế, khó quan sát, khó phán đoán tình trạng mặt đường. Do vậy, người lái xe cần thực hiện các thao tác sau:
Bật đèn cốt và đèn vàng (nếu có); Điều khiển gạt nước và các bộ phận làm tan hơi nước.
Điều khiển xe ô tô đi với tốc độ chậm để có thể quan sát được; Không lấy lái sát vào lề đường…
Nếu thấy không an toàn (mưa quá to hoặc sương mù dày đặc không nhìn rõ) phải dừng xe lại. Sau khi mưa to, phải quan sát kỹ tình trạng mặt đường, đề phòng đường bị sạt lở.
Theo Nghean
Ô tô gần cạn kiệt xăng giữa đường nhiều rủi ro tiềm ẩn, tài xế phải làm sao?
Tình huống xe ô tô gần cạn kiệt xăng khi đang lưu thông giữa đường không phải là hiếm. Vậy khi gặp trường hợp này tài xế phải xử lý thế nào
Hiện tại xăng được coi như là nhiên liệu chính yếu của mỗi chiếc xe ô tô. Việc luôn duy trì nguồn nhiên liệu đầy đủ trong bình xăng giúp tài xế có được hiệu suất cao trong quá trình sử dụng chiếc xe của mình.
Tuy nhiên rất nhiều người lại có thói quen hoặc hay quên và thường để xe mình hoạt động trong tình trạng xăng gần như cạn kiệt, dù là người mới hay thậm chí là đối với những tài xế lâu năm cũng để xuất hiện tình trạng này. Và nếu việc này tái diễn một cách thường xuyên nhiều lần thì sẽ gây ảnh hưởng lớn tới động cơ của xe.
Ô tô gần hết xăng giữa đường nếu không biết cách xử lý có thể gặp rủi ro lớn
Ngoài ra việc để xe không đủ xăng khiến cho hệ thống dẫn bị không khí xâm nhập vào dẩn đến tình trạng xuất hiện hiện tượng xăng không thể cung cấp tới động cơ của xe đầy đủ nhất để rồi gây nên những hư hại không đáng có khi đó bạn buộc phải mang xe đi sửa chữa. Đồng thời, việc sử dụng xăng tồn cũng không phải một giải pháp tốt với động cơ xe. Khi lượng nhiên liệu còn ít, chắc chắn rằng dưới đáy bình xăng cũng sẽ có một lượng cặn nhất định, và lượng cặn này nếu cùng với xăng chảy vào động cơ sẽ gây hại rất lớn cho động cơ xe của bạn, giảm mạnh hiệu suất nổi và phá hỏng dần dần các chi tiết trong xe. Thậm chí, nếu đang đi giữa đường mà nhiên liệu ô tô gần cạn kiệt nhưng không có chỗ đổ xăng thì tài xế gặp rắc rối lớn.
Thực tế, hết xăng giữa đường là cơn ác mộng với mọi tài xế. Theo ý kiến của các chuyên gia ô tô tới từ AAA và Học viện công nghệ Universal (UTI) của Australia, khi gặp phải trường hợp này, thay vì cầu nguyện hay tỏ ra hoảng sợ, chúng ta nên lau mồ hôi trên trán, để máu lưu thông trở lại vào các ngón tay đang trắng bệch vì lo lắng và đưa ra những quyết định đúng đắn dưới đây:
Nếu có điện thoại thông minh hãy cố xác định cây xăng gần nhất
Quan trọng nhất xác định đâu là cây xăng gần nhất bằng cách sử dụng hệ thống định vị của xe hoặc điện thoại thông minh và kéo xe qua đó để được xử lý.
Di chuyển ở tốc độ ổn định
Ô tô tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả nhất khi chạy ở tốc độ 56-72 km/h. Vì vậy, khi phát hiện xăng sắp cạn, đừng cố gắng phóng như bay đến trạm xăng mà nên đi chậm, duy trì tốc độ ổn định.
Tắt các thiết bị không cần thiết
Tắt điều hòa không khí là một cách tiết kiệm nhiên liệu quý giá và nên được thực hiện ngay lập tức. Bởi bật điều hòa trong xe sẽ làm gia tăng sức căng của thiết bị phát điện, từ đó làm tăng nhu cầu sử dụng động cơ khiến nhiên liệu bị tiêu hao nhanh hơn. Tương tự như vậy với đài radio trên xe và sạc điện thoại cùng các thiết bị không cần thiết khác, bạn tắt chúng sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu đáng kể.
Đóng cửa sổ
Đóng cửa sổ sẽ làm giảm sức cản của gió đối với xe, qua đó, giảm độ tiêu hao nhiên liệu của phương tiện.
Lái xe xuống dốc
Nếu ứng dụng điều hướng cho thấy có 2 trạm xăng gần đó với một ở bên kia sườn dốc và một ở dưới chân dốc, đừng suy nghĩ mà hãy lái ngay xe xuống dốc, nhưng tuyệt đối không về số 0.
Các ô tô hiện nay đều được tích hợp chức năng tự động tắt kim phun nhiên liệu khi xe lao dốc mặc dù quán tính xe vẫn giúp phương tiện chuyển động. Khi về số 0, ô tô sẽ cần nhiên liệu để giữ cho động cơ hoạt động. Đây là những cách đối phó tốt nhất khi rơi vào cảnh hết hoặc gần hết xăng giữa đường. Nhưng để tránh rơi vào các tình huống này, hãy tập quen với việc không để lượng xăng xuống quá 3/4 bình xăng ở thành phố và 1/2 nếu ở khu vực nông thôn.
Theo Vietq
5 mẹo giúp gia tăng giá trị xe cũ khi bán mà ai cũng nên biết Sau một thời gian sử dụng, đa số người dùng đều muốn nâng cấp xe của mình hoặc do một số nhu cầu mà phải bán xe đi. Mặc dù, ai cũng muốn giá trị của chiếc xe của mình vẫn còn cao, nhưng thực tế khi bán ra lại không được như mong đợi. Dưới đây là 5 mẹo nhỏ giúp bạn...