Kinh nghiệm mua xe ôtô cũ
Nhu cầu mua xe của bạn là cần thiết nhưng bạn không có đủ kinh phí để có thể mua một chiếc xe mới.
Bạn có thể tham khảo đôi nét cần thiết để có thể chọn một chiếc xe ưng ý trong khuôn khổ cho phép mà không bị hớ.
Những dấu hiệu dễ nhận thấy bằng con mắt bình thường của người không chuyên môn. Tuy vậy, chúng rất hữu ích, và trong nhiều trường hợp có thể giúp chúng ta khám phá ra ngay những khuyết điểm để dùng làm “khí giới” khi thương lượng, hoặc thậm chí một trục trặc trầm trọng nào đó giúp chúng ta quyết định bỏ qua không mất thời gian cho những con xe không phù hợp.
Dấu hiệu gỉ sét
Mặc dầu đã có nhiều phát kiến mới về kỹ thuật, các nhà sản xuất xe hơi hiện chưa hoàn toàn khắc phục được hiện tượng hoen gỉ mà cho đến nay vẫn còn là một trong những kẻ thù lớn nhất của chiếc xe. Những dấu hiệu này ai cũng có thể khám phá được, chỉ cần một chút tỉ mỉ quan sát. Mặc dầu chỉ ảnh hưởng ngoại hình, gỉ sét là những khuyết điểm khá tốn kém khi sửa chữa và gần như không bao giờ có thể phục hồi được nguyên trạng.
Bắt đầu từ dưới gầm
Khởi sự xem xét, chúng ta bắt đầu từ dưới gầm xe. Dùng đèn bấm săm soi tấm kim loại tạo thành sàn xe và đường viền chạy quanh khung xe. Cố ý tìm sự hiện diện của những nốt hoen rỉ. Nếu thấy một phần nào đó sáng hơn hoặc nước sơn sáng hơn các phần còn lại của chiếc xe, thì đó là dấu hiệu dàn đồng đã được sửa chữa. Nhớ lại xem chủ nhân chiếc xe có tiết lộ về một tai nạn nào đã xảy ra cho chiếc xe không?
Vẫn từ dưới gầm xe, nhìn vào các hốc đựng bánh xe để tìm dấu rỉ sét. Tìm các vết dầu nhớt rỉ xuống loang ra trên sàn nhà hoặc trên sân. Kiểm tra ống bô và hệ thống thoát khí xem có chỗ nào mục rỉ hay không.
Bánh xe
Bốn cái bánh xe là nơi tiết lộ khá nhiều chi tiết về cách thức chủ nhân lái xe và săn sóc chiếc xe ra sao. Bạn có thể để ý các dấu hiệu sau đây:
Video đang HOT
Tình trạng hao mòn tổng quát của bánh xe: Bánh xe còn đủ đường ren để an toàn bám đường, hay đã sói nhẵn chẳng mấy chốc phải thay bánh mới? Có thể lấy đồng cạch 1 xu (màu đồng đỏ, có hình Tổng Thống Abraham Lincoln), mặt tổng thống quay về phía bạn, rồi dộng ngược đầu xu vào rãnh lốp. Nếu bạn còn nhìn thấy đầu ông tổng thống, thì đó là dấu hiệu vỏ xe đã mòn nhiều. Nếu đầu ông tổng thống chìm sâu vào khe rãnh, có nghĩa là vỏ lốp vẫn còn có thể xài được ít lâu nữa. Lập lại cái thí nghiệm này với cả 4 vỏ lốp. ơn giản vậy thôi, cứ theo dấu hiệu của cái đầu ông tổng thống là được.
Vỏ lốp không mòn đều: Lốp có mòn đều từ thành bên này sang thành bên kia không? Cũng dùng đồng xu và đầu ông tổng thống để thử độ sâu của các rãnh trên vỏ lốp. Vỏ phải mòn đều ở 2 bên. Nếu không, có nghĩa là chiếc xe có thể đã bị tai nạn hoặc dàn bánh không cân.
Nên kiểm tra kỹ xe ô tô cũ trước khi mua. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu không ăn khớp: ồng hồ cây số có chỉ số Mileage (số dặm đường xe đã lăn bánh) thấp mà 4 bánh sao lại mòn vẹt? Bạn có cắt nghĩa được tại sao không? Có thể đồng hồ cây số (odometer) không chính xác? Hay là người chủ xe cố tình thay bánh cũ vào chiếc xe? Vặn ngược đồng hồ cây số là một hình tội, còn thay vỏ cũ vào, lấy vỏ mới ra thì đâu có phải là tội lỗi gì! Nhưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên do tại sao lại có sự bất tương xứng ấy. Cũng thế, cần phải đặt dấu hỏi nếu đồng hồ chỉ số Mileage cao mà bốn bánh lại còn mới! Có thể là chủ xe mới thay lốp? Thay cả 4 lốp xe là trường hợp ít xảy ra. Thường thì người ta chỉ thay từng 2 bánh một. Nếu quan sát được những trường hợp bất thường đó, nên hỏi lại chủ xe, và quan sát cách thức đương sự trả lời ra sao. Người Mỹ có câu “It doesn”t hurt to ask” (Cứ hỏi, mất mát gì đâu mà sợ!) để khuyến khích chúng ta lên tiếng trong mọi trường hợp.
i vòng quanh xe
i chậm chậm vòng quanh chiếc xe để quan sát. ặc biệt để ý truy tìm chỗ rỉ sét, chỗ móp trầyà Mở nắp máy (hood), nắp thùng (trunk), các cánh cửa, cửa sổà xem mở ra đóng vào có khít không. iều cần thiết là chúng phải che kín mọi khe hở và nằm trên một mặt bằng. Nếu mui xe có thể trương lên hoặc cuốn lại được (convertible), cần phải thử cửa sổ và cửa ra vào trong cả 2 tư thế: Lúc trương mui lên và lúc cuốn mui lại.
Lấy miếng nam châm ra (cỡ tấm danh thiếp là tốt nhất). Áp nó vào một vài điểm chính trên dàn đồng của xe. Miếng nam châm phải hút chặt vào dàn đồng. Bằng không, đó có thể là một trong các lý do sau đây:
1. Dàn đồng có thể đã được thay thế bằng Fiberglass, hoặc đã được sửa chữa bằng một chất liệu nào khác không phải kim loại nguyên thủy, như chất Bondo để lấp đầy những chỗ móp méo gây ra do tai nạn.
2. Chiếc xe làm bằng Fiberglass, chẳng hạn như Chevy Corvette. Hoặc miếng panel đó trên dàn đồng nguyên thủy không phải là kim loại.
Trong trường hợp thứ hai, do chất liệu chế tạo không hút nam châm, đó không phải là điều đáng ngại. Nhưng trong trường hợp thứ nhất, việc nam châm không dính là một dấu chỉ của sửa chữa sau tai nạn, buộc chúng ta phải hỏi thêm chủ nhân. Nếu không rõ xuất xứ, hoặc câu trả lời của chủ nhân không thỏa đáng, chúng ta có thể “say good-bye” và lên đường xem xe khác.
Lưu ý: Nên biết rằng trong các xe ngày nay, bộ phận bumper (thanh cản nhô ra ở đầu xe hoặc đuôi xe), cũng như những chấn song ở mũi xe – vốn là những nơi dễ bị thiệt hại hơn cả trong một vụ đụng chạm – đa số đều làm bằng mủ plastic, nên không hút dính nam châm. ó không phải là dấu hiệu tai nạn. Sau nữa, khi dùng nam châm, nên đặt một miếng giấy hoặc vải mỏng giữa nam châm và thành xe, để không gây trầy trụa trên nước sơn của xe.
Thùng xe: Kiểm tra thùng xe (trunk hoặc hatch, nếu là xe minivan, wagon pickup hoặc SUV). Lật thảm lên để tìm chỗ rỉ mục. Khoảng trống chứa hàng có đủ cho nhu cầu của bạn hay không? Bánh sơ cua (spare tire) có tốt, đủ hơi hay không? Mở nắp thùng có dễ không? Nắp thùng hay cửa đuôi (hatch lid) sau khi mở ra có trụ lại vững vàng không, hay đổ sập xuống trên đầu bạn? Dù nắp thùng có trụ lại chăng nữa, nhưng có dễ va vào đầu bạn không?
Theo BĐVN
Kinh nghiệm tìm việc làm tại Anh cho du học sinh
Một cựu du học sinh Thạc sỹ về Đầu tư tài chính tại Anh chia sẻ kinh nghiệm bươn chải con đường nghề nghiệp từ đầu bếp quán ăn ở Anh tới Ngân hàng HSBC Việt Nam.
Trong những năm gần đây, số lượng học sinh, sinh viên Việt Nam theo học tại các nước trên thế giới ngày một đông đảo. Ngoài một số bạn đi du học theo diện học bổng, phần lớn du học sinh đi theo diện tự túc, hoặc phải vay từ các nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ, công ty... Vấn đề tài chính đã trở thành nỗi lo không chỉ của các bậc phụ huynh mà còn của các du học sinh ở nơi đất khách quê người. Hầu hết các du học sinh đều mong mỏi có thể kiếm được việc làm thêm trong quá trình học để trang trải chi phí học tập và sinh họat của mình. Ngoài ra, vấn đề việc làm sau khi học xong cũng là mối quan tâm của tất cả các bạn du học sinh. Bởi ai cũng muốn có được một công việc tốt, phù hợp với năng lực, chuyên môn, cũng như những chi phí đã bỏ ra để đầu tư cho việc học tại nước ngoài của mình.
Đoàn Thị Minh Thu, tác giả bài viết.
Trong số các nước có đông du học sinh theo học, Anh Quốc thường được coi nơi có chi phi đắt đỏ nhất và có ít học bổng dành cho du học sinh. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tại Anh lại khá cao (xấp xỉ 7,9% trong năm 2010). Do vậy việc làm đối với người nước ngoài tại Anh (trong đó có du học sinh Việt Nam) thật sự khá khó khăn, bởi ngay chính người bản xứ cũng phải vất vả kiếm việc. Người dân cũng thường chuyển về các thành phố lớn như London, Manchester, Birmingham để kiếm việc làm. Vì thế sự cạnh tranh trong vấn đề việc làm tại các thành phố này cũng ngày một cao.
Chính phủ Anh chỉ cho phép du học sinh được đi làm thêm tối đa hai mươi tiếng một tuần. Do vậy, làm việc bán thời gian trong các quán ăn, nhà hàng, siêu thị, hoặc đi trông trẻ, dạy tiếng cho người nước ngoài thường là lựa chọn của phần đông các du học sinh. Tùy theo chương trình học và lịch lên lớp mà các bạn lựa chọn thời gian làm việc cho phù hợp. Tiền lương thường được tính theo giờ, trung bình từ 4 đến 7 bảng cho một giờ làm thêm. Tuy nhiên nếu may mắn bạn cũng có thể được trả tầm 10 bảng/giờ nếu làm cộng tác cho các công ty, trường học.
Để có thể kiếm được việc làm, du học sinh cần phải đăng kí Bảo hiểm quốc gia (National Insurance - NI), (tương tự mã số thuế cá nhân) để trích nộp một khoản tiền lương vào ngân khố quốc gia nhằm hỗ trợ cho y tế và thất nghiệp, hưu trí cũng như các lợi ích an sinh xã hội khác. Các trường đại học luôn có các phòng tư vấn giúp sinh viên có thể đăng kí được bảo hiểm này, hoặc du học sinh có thể liên hệ trực tiếp với DWP (Department for Work and Pensions) để lấy lịch hẹn phỏng vấn và xin số NI. Chi phí cho việc đăng kí này hoàn toàn miễn phí.
Các trang web giới thiệu việc làm hoặc văn phòng tư vấn việc làm tại các trường học và địa phương, hay các triển lãm về việc làm sẽ giúp du học sinh có thêm nhiều thông tin để tìm kiếm công việc dễ dàng hơn. Thông thường, du học sinh sẽ phải gửi CV cho các nhà tuyển dụng (kể cả cho các công việc như bán hàng hay bồi bàn) vì rất khó có thể gặp trực tiếp họ, do vậy muốn được nhà tuyển dụng để ý tới, bạn phải có được một CV "đẹp", và một thư xin việc (Cover letter) nói được tại sao bạn lại phù hợp với công việc đó. Khi đã qua được vòng tuyển chọn hồ sơ, bạn sẽ được mời làm bài thi (đối với các công việc đòi hỏi chuyên môn) hoặc đi phỏng vấn. Để chuẩn bị thật tốt cho các phần này, du học sinh nên tham khảo kinh nghiệm của những ai đã từng làm công việc đó, cũng như luyện tập trước ở nhà.
Đối với công việc làm thêm ít chuyên môn, tất cả các sinh viên đều có thể tìm được. Tuy nhiên đối với một công việc chuyên môn mang tính chất lâu dài, các nhà tuyển dụng thường lựa chọn những ứng viên có thời gian học tập và sinh sống lâu tại Anh. Ngoài ra, du học sinh châu Âu, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc sẽ dễ kiếm được việc làm hơn du học sinh từ các nước khác trên thế giới. Vì các quốc gia đó có nhiều công ty, văn phòng đại diện tại Anh nên du học sinh của họ sẽ có lợi thế hơn rất nhiều.
Tôi từng là một du học sinh theo học Thạc sỹ về Đầu tư tài chính tại Anh. Khóa học của tôi chỉ kéo dài 1 năm nên thời gian để làm thêm không có nhiều vì phải tập trung cho việc học. Do hai kỳ học của tôi bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 6, rồi có 3 tháng hè tự học để hoàn thành luận văn, cho nên tôi đã tranh thủ kiếm việc làm thêm trong thời gian này. Tôi làm đầu bếp cho nhà hàng bán thức ăn nhanh kiểu Nhật (Wasabi), so với làm việc tại các quán ăn khác, công việc của tôi đỡ nặng nhọc và được trả cao hơn. Có một lời khuyên nhỏ dành cho các bạn muốn làm việc tại nhà hàng là nên xin việc tại các hệ thống nhà hàng bán thức ăn nhanh hay chuỗi các quán café như Starbucks, Wagamama, KFC, Wasabi, Mc Donald's... vì chế độ làm việc và tiền lương ở đây sẽ tốt hơn so với các nơi khác.
Tuy nhiên, vì muốn có được một công việc thật tốt sau khi tốt nghiệp, trong quá trình học, tôi vẫn luôn tự tìm việc trên mạng, đăng kí nộp hồ sơ tại các công ty, ngân hàng và tham gia vào các hội chợ việc làm do trường đại học hay các công ty tuyển dụng tổ chức. Ngoài trang web tuyển dụng chính thức của các công ty đó, tôi đã đăng kí thêm một số website khác như Prospects, Efinancialcareer, Monster, và tham gia vào mạng lưới của The GRB, Milkround Graduate, ... đây là một số website tuyển dụng tin cậy cho sinh viên. Tôi cũng thường xuyên tự luyện thi bằng cách đăng kí làm thành viên của SHL - một tổ chức chuyên cung cấp các bài thi kiểm tra năng lực tính toán cũng như khả năng suy luận logic (numerical and verbal reasoning tests), một phần thi không thể thiếu trong quá trình tuyển chọn ứng viên của các nhà tuyển dụng, đặc biệt là cho các công việc liên quan tới tài chính - ngân hàng.
Tôi đã may mắn khi được một số công ty mời đến phỏng vấn, và trong quá trình phỏng vấn tôi nhận thấy họ rất quan tâm tới việc mình phải chứng tỏ được năng lực cũng như nói lên được tại sao lại phù hợp với công việc đó. Do vậy, để gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ về công ty và về công việc mình ứng tuyển. Khi đi phỏng vấn bạn nên đến sớm và trong quá trình phỏng vấn nên thể hiện sự tự tin của mình về công việc đó.
Sau một thời gian chuẩn bị kiến thức cũng như tìm kiếm các cơ hội việc làm, tôi đã thành công trong việc tìm được một công việc phù hợp với mình. Hiện tại tôi đang làm việc cho HSBC Việt Nam và thực sự tất cả những kinh nghiệm xin việc trong thời gian học tập tại Anh đã giúp ích được rất nhiều cho tôi khi trở về Việt Nam.
Chúc các bạn du học sinh sẽ thành công trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với mình.
Đoàn Thị Minh Thu
E.mail: thutmdoan@hsbc.com.vn, MSc Investment and Finance
Queen Mary, University of London
Theo Dân Trí
Mở lối cho bạn trẻ nghèo Mấy tháng nay, khóa dạy nghề miễn phí đầu tiên được triển khai tại Làng trẻ em SOS Đà Nẵng đã mở ra cánh cửa mới cho nhiều thanh niên nghèo ngoài cộng đồng không có điều kiện đến trường. Giáo viên cơ khí Nguyễn Văn Cừ cẩn thận kiểm tra từng mối hàn của học viên Nguyễn Văn Tây - Ảnh: Lê...