Kinh nghiệm mua xe Honda CR-V cũ còn “ngon”
Để chọn được xe Honda CR-V cũ “còn ngon”, hạn chế thấp nhất các rủi ro, khi mua CRV cũ người mua nên lưu ý những kinh nghiệm sau.
Nên mua Honda CRV cũ đời nào?
Chính thức bán tại Việt Nam khá lâu từ năm 2008 nên Honda CRV cũ có rất nhiều đời xe để lựa chọn. Hiện trên thị trường ô tô cũ có gần như đầy đủ các đời xe CRV được rao bán. Vậy nên mua CRV cũ đời nào?
Mua CRV cũ nên chọn đời 2013 trở về sau.
Theo các chuyên gia, mua CRV cũ nên chọn đời 2013 trở về sau. Bởi khi này CRV đã bước sang thế hệ thứ 4 với nhiều sự nâng cấp mới. Đặc biệt, thiết kế CRV thế hệ thứ 4 và thứ 5 (thế hệ mới nhất) không có nhiều sự khác biệt lớn. Những đường nét form dáng chung từ thế hệ thứ 4 vẫn được duy trì đến nay. Do đó các đời CRV cũ thuộc thế hệ thứ 4 vẫn rất ưa nhìn, không mang đến cảm giác xe đời cũ.
Còn nếu muốn trải nghiệm động cơ tăng áp 1.5L cũng như các trang bị hiện đại hơn, mua xe 7 chỗ thay vì 5 chỗ hạn chế thì có thể chọn Honda CRV cũ từ đời 2018 về sau. Đặc biệt xe CRV 2018 – 2019 – 2020 là lựa chọn đáng tham khảo với ai đang định mua CRV cũ lướt.
Mua xe Honda CRV cũ nhập khẩu
Từ khi Honda CRV chính thức bán tại Việt Nam vào năm 2008 đã được phân phối theo dạng lắp ráp trong nước. Khi sang thế hệ thứ 5 vào năm 2018, Honda CRV chuyển qua hình thức nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Như vậy các đời xe CRV cũ trước đời 2018 đều là xe lắp ráp trong nước, rất hiếm có xe nhập khẩu. Do đó nếu muốn mua CR-V cũ nhập khẩu chỉ có thể mua từ đời 2018 trở về sau.
Kinh nghiệm mua xe Honda CR-V cũ còn “ngon”
Kiểm tra kỹ nguồn gốc xe
Nguồn gốc là yếu tố đầu tiên người mua cần quan tâm khi chọn xe Honda CR-V cũ. Dù CRV hiếm khi được dùng để chạy dịch vụ taxi, Grab… như các xe Toyota Innova cũ, Toyota Vios cũ hay Hyundai i10 cũ… nhưng ngoài là xe gia đình thì CRV cũ cũng có thể có nhiều nguồn gốc khác như xe chạy cơ quan/công ty, xe thanh lý từ ngân hàng hoặc thậm chí là xe trộm cắp…
Do đó khi mua Honda CRV cũ, người mua cần cẩn trọng hỏi kỹ người bán về nguồn gốc xe. Sau đó hãy kiểm tra thật kỹ những giấy tờ liên quan đến chiếc xe (Giấy đăng ký xe, Sổ đăng kiểm xe), tiếp đến so sánh số khung, số máy.
Video đang HOT
Kiểm tra kỹ tình trạng xe
Khi mua ô tô cũ, công đoạn kiểm tra tình trạng xe rất quan trọng, cần xem xét kỹ lưỡng chi tiết nhất cũng như toàn diện nhất. Tốt nhất dù có kinh nghiệm mua oto cũ hay không cũng nên đi cùng thêm 1 – 2 người trợ giúp kiểm tra. Để từ đó có thể đưa ra các đánh giá chính xác nhất, hạn chế thấp nhất rủi ro nếu gặp phải người bán “chiêu trò”, lừa đảo…
Kiểm tra ngoại thất xe
Với phần ngoại thất, quan trọng nhất là thân vỏ. Nếu thân vỏ xe Honda CR-V cũ bị hư hại, xuống cấp nhiều nên tránh mua bởi chi phí khôi phục khá tốn kém. Việc kiểm tra thân vỏ giúp người mua tránh được những xe đã từng bị tai nạn nghiêm trọng thông qua các dấu hiệu tu sửa. Theo kinh nghiệm mua xe CR-V cũ đã qua sử dụng của nhiều người, khi kiểm tra xe cần đặc biệt lưu ý các chi tiết:
Khe nối giữa các tấm vỏ; các đường dập nổi trên thân xe, viền nắp capo, viền nắp cốp, cánh cửa … đều phải thẳng, đều, không có dấu hiệu lồi lõm. Bất kỳ một vết hàn lạ hay một điểm bị biến dạng bất thường đều có thể là dấu tích cho biết vị trí đó rất có thể từng xảy ra va chạm. Sơn xe, đặc biệt ở các vị trí như bậc cửa lên xuống, tay nắm cửa, đầu xe, đuôi xe, hông xe đều phải bóng và đều màu. Nếu có sự khác màu đậm nhạt ở vị trí nào đó so với tổng thể thì rất có thể chỗ đó đã qua sơn sửa lại.
Kết hợp với kiểm tra thân vỏ cần kiểm tra kỹ hệ thống đèn xe. Đèn có hoạt động bình thường không, có dấu hiệu bị hấp hơi, trầy xước nhiều không.
Hệ thống kính xe cũng cần kiểm tra chi tiết. Kính có bị ố mốc hay có dấu hiệu thay mới không. Nếu kính xe qua thay mới thì rất có thể xe từng trải qua va chạm nặng.
Mâm và lốp cũng cần kiểm tra kỹ. Lốp xe có quá mòn không. Mâm xe có bị trầy xước nhiều không. Thông qua tình trạng mâm và lốp có thể suy đoán cách sử dụng và bảo dưỡng của chủ xe.
Kiểm tra nội thất xe
Nội thất là phần cần đặc biệt lưu tâm khi mua Honda CR-V cũ. Trước hết, cần quan sát tổng thể chiếc xe một lượt để xem có những vị trí nào xuống cấp nhiều không. Sau đó nên kiểm tra kỹ từng chi tiết: hệ thống ghế ngồi, trần xe, sàn xe, vô lăng và cụm đồng hồ phía, tất cả các tính năng hỗ trợ lái, tính năng giải trí và tiện nghi (đặc biệt là hệ thống điều hoà và màn hình cảm ứng)…
Kiểm tra khoang máy
Kiểm tra khoang máy sẽ ít nhiều giúp người mua biết được chủ xe có quan tâm chăm sóc xe không thông qua các chi tiết như dầu máy, nước làm mát, lọc gió động cơ… Ngoài ra kiểm tra khoang máy cũng có thể cho người mua biết được xe có từng “đại trùng tu” hệ thống máy xe không thông qua các chi tiết ốc vít, màu sắc các chi tiết có sự khác biệt cũ/mới…
Gầm xe cũng là nơi rất quan trọng cần kiểm tra kỹ nhưng khá nhiều người lại bỏ quên. Gầm xe quyết định rất nhiều đến khả năng chịu tải, độ ổn định thân xe, khả năng triệt tiêu dằn xóc… Nhưng gầm xe cũng là bộ phận dễ chịu nhiều hư tổn nhất. Do đó cần kiểm tra kỹ khi mua xe cũ. Để chắc chắn người mua nên đưa xe đến gara để nhờ thợ soi kỹ gầm xe xem có gỉ sét, hư hại vị trí nào không, hệ thống treo còn tốt không, hệ thống ống xả có bị gì không…
Để đánh giá khả năng vận hành của Honda CR-V cách tốt nhất là lái thử xe. Khi lái thử xe cần di chuyển ở đa dạng loại đường khác nhau như đường phố (kiểm tra xe ở dải tốc thấp, vô lăng), đường trường (kiểm tra xe ở khả năng tăng tốc, độ ổn định xe, vô lăng), đường dốc (kiểm tra về sức mạnh động cơ, khả năng tải), đường dằn xóc (kiểm tra về hệ thống treo, khung gầm)…
Trong quá trình lái thử CRV cũ nên chở “full tải”, bật máy lạnh mức cao nhất để có sự đánh giá chính xác nhất về tình trạng làm việc của hệ thống máy xe. Theo nhiều người dùng đánh giá Honda CR-V bản 2.0L khá yếu. Xe cũ bị tình trạng ì máy. Người mua nên lưu ý yếu tố này.
Việc kiểm tra một chiếc Honda CR-V cũ đòi hỏi người mua cần phải là người có nhiều kinh nghiệm về xe hơi, đặc biệt là về xe Honda CR-V. Nếu là người lần đầu đi mua ô tô cũ hoặc không “sành” về xe này, người mua nên nhờ tới các dịch vụ thẩm định chất lượng xe chuyên nghiệp để có những ý kiến tư vấn có giá trị. Đồng thời, những đơn vị này cũng có thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc ước lượng các khoản phí có thể phải chi trong tương lai để sửa chữa, từ đó đưa ra mức giá mua xe hợp lý nhất.
Kiểm tra chất lượng xe cũ như thế nào trước khi mua?
Ngoài việc kiểm tra ngoại thất, nội thất và động cơ, người mua xe cũ nên kiểm tra lịch sử bảo dưỡng của xe để tránh rủi ro.
Những chi tiết ngoại thất sẽ phản ánh khá sát với quá trình sử dụng của người sở hữu ô tô
Kiểm tra ngoại thất
Việc đầu tiên mà người mua xe cũ cần làm là kiểm tra ngoại thất. Hãy kiểm tra xem bên ngoài có vết trầy xước gì không, gioăng cao su cửa xe còn chắc chắn hay không, viền nắp ca-pô có bị kênh hay không... Ngoài ra, khách hàng cũng nên kiểm tra các bộ ốc vít, độ mòn của lốp xe, độ sâu của rãnh lốp, đĩa phanh có bị mòn nhiều hay không, bề mặt la-zang đã bị xước, móp hay mẻ chỗ nào...
Các chi tiết bên trong khoang động cơ và nắp ca-pô sẽ cho người mua biết được xe đã từng bị va chạm mạnh hay chưa
Kiểm tra gầm xe
Nhìn vào gầm xe cũng có thể đánh giá được lịch sử di chuyển và sử dụng của xe để đánh giá chất lượng xe. Nếu gầm xe có những vết lõm do đá văng vào, rỉ sét trong quá trình sử dụng thì chất lượng của xe cũng không còn được đánh giá cao.
Kiểm tra nội thất
Hãy kiểm tra bề mặt ghế ngồi (đặc biệt là ghế lái xe), nếu xe đã đi nhiều thì ghế sẽ có nhiều nếp nhăn (nhất là đối với ghế da sẽ thể hiện rất rõ). Ngoài ra, những chi tiết như độ mòn của vô lăng xe, các nút bấm trên vô lăng, các núm tăng giảm âm lượng, chỉnh điều hòa, người mua cũng cần kiểm tra. Xe sử dụng càng nhiều thì các chi tiết này sẽ càng dễ xuất hiện hao mòn, đổi màu, trầy xước.
Kiểm tra các thông số và lịch sử thay đổi của xe (nếu có)
Những thông tin mà người mua ô tô cũ cần biết gồm: thời điểm sản xuất xe, thời điểm xe được đăng ký lần đầu (thời điểm những lần đăng ký sau nếu xe qua 2 đời chủ trở lên). Khách hàng mua xe có thể căn cứ vào thời điểm đăng ký xe lần đầu để tính quãng đường xe đã đi mỗi năm.
Thông thường, một mẫu xe để đi gia đình, đi làm di chuyển trong phố là chủ yếu sẽ đi được khoảng 10.000 km/năm (1 vạn km). Đối với những mẫu xe hạng sang thì sẽ di chuyển ít hơn (dưới 1 vạn km). Tuy nhiên, đối với những chiếc xe đã chạy dịch vụ hoặc để kinh doanh thì quãng đường di chuyển có thể dao động từ 20.000 đến 30.000 km/năm.
Ngoài ra, trong thời gian sử dụng xe, các chủ xe sẽ đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ tại các garage. Và hoạt động đó sẽ được các thợ bảo dưỡng ghi lại thông tin chính xác trong sổ nhật ký bao gồm số km, thời gian, nội dung...
Người mua ô tô sẽ có cái nhìn chân thực hơn khi trực tiếp cầm lái chiếc xe
Lái thử xe
Khi trực tiếp điều khiển xe, người mua sẽ có đánh giá trực quan hơn về cảm giác lái, khả năng tăng tốc của xe, độ rung của xe và độ trễ chân ga sau một thời gian sử dụng.
Mang xe đến các xưởng dịch vụ chính hãng
Nếu người mua xe đã tự mình tìm hiểu hết các thông tin xe kể trên mà vẫn chưa yên tâm về chất lượng, nếu người bán xe cho phép, khách hàng có thể mang xe đến các xưởng dịch vụ, các trung tâm bảo dưỡng xe chính hãng. Mặc dù mất thêm một chút chi phí (khoảng trên dưới 1 triệu đồng), nhưng đây là nơi tin cậy nhất để kiểm tra chất lượng xe cũ trước khi mua xe và sử dụng.
Công-tơ-mét bị tua, người mua ôtô cũ làm sao để nhận biết? Hiện nay, ở Việt Nam việc tua lại đồng hồ công tơ mét được thực hiện khá dễ dàng với chi phí thấp và hầu như ở tất cả các dòng xe. Những lưu ý sau có thể sẽ giúp bạn nhận biết công-tơ-mét xe có bị tua hay không khi chọn mua ôtô cũ. Kiểm tra thông số cơ bản của xe...