Kinh nghiệm mua xe cũ: Cách phát hiện xe bị tua ngược công tơ mét
Khi đi mua một chiếc ô tô đã qua sử dụng, có rất nhiều chi tiết quan trọng mà người mua cần phải kiểm tra thật kỹ càng nếu không muốn ‘tiền mất tật mang’. Và kiểm tra công tơ mét là một trong số những chi tiết không thể bỏ qua.
Khi bán một chiếc ô tô cũ, không ít chủ xe sẽ tìm cách để tua ngược công tơ mét, mục đích nhằm đánh lừa người mua về quãng đường và thời gian sử dụng thực tế, từ đó nâng cao giá trị của chiếc xe.
Vậy, phải làm như thế nào để phát hiện chiếc xe mà bạn đang muốn mua đã bị tua ngược công tơ mét? Dưới đây là một số lưu ý:
1. Kiểm tra lịch sử xe ô tô
Việc xem xét lịch sử sẽ giúp bạn nắm được thông tin khá chi tiết về chiếc xe cũ mà bạn đang dự định mua. Cụ thể, dựa vào thời gian mua xe có thể ước lượng số km đi được hàng năm. Trung bình, một chiếc ô tô lăn bánh trong 1 năm có thể đi được quãng đường khoảng 20.000km. Như vậy bạn có thể nhân lên với số năm mà chiếc xe này hoạt động là có thể đoán được một phần số công tơ mét ô tô đã đi được. Ví dụ một chiếc xe hơi sử dụng được 5 năm thì tổng số km trung bình đi được khoảng 100.000 km.
Từ con số ước lượng trên, so sánh với con số thực tế trên đồng hồ công tơ mét, nếu như có sự chênh lệch quá lớn thì bạn rất nên nghĩ đến khả năng chiếc xe đã bị tua ngược công tơ mét.
Thêm vào đó, với một số hãng xe, nếu con người tác động vào điều chỉnh đồng hồ công-tơ-mét thì trên mặt đồng hồ sẽ xuất hiện dấu “*”. Hay như General Motors, với đồng hồ cơ, giữa các con số km có vạch màu đen, nếu vạch này đổi màu thì có nghĩ đồng hồ km đã bị thay đổi.
2. Kiểm tra hồ sơ bảo dưỡng xe ô tô
Tại mỗi lần bảo dưỡng xe ô tô tại các trung tâm thì những nhân viên bảo dưỡng sẽ ghi lại số km đã đi được tại thời điểm đó. Vì vậy để chắc chắn rằng đồng hồ công-tơ-mét có bị tua hay không thì bạn nên yêu cầu phía bên người bán cho xem sổ bảo hành, bảo dưỡng. Tuy nhiên,bạn nên kiểm tra lịch sử bảo dưỡng trực tiếp do con số này có thể làm giả.
3. Kiểm tra biên lai thay dầu
Ngoài việc kiểm tra hồ sơ bảo dưỡng xe ô tô bạn cũng có thể kiểm tra biên lai thay dầu vì mỗi lần thay dầu, chiếc xe đó cũng được lưu lại số km để tiện cho việc theo dõi lịch trình thay dầu của chiếc xe. Theo khuyến cáo của hãng thì lần thay dầu động cơ lần đầu là sau khi đi được 1.000km và 5.000km cho những lần tiếp theo.
Video đang HOT
Những con ốc vít trên xe sẽ nói lên sự thật rằng chiếc xe này đã từng được sửa chữa hay chưa. Bạn chỉ cần quan sát xem ở những con ốc trên có xuất hiện vết trầy xước hay không là có thể nắm được một phần của dấu hiệu.
5. Xem xét độ mòn của bàn đạp phanh và chân ga
Tiếp tục dùng mắt thường để quan sát bộ phận bàn đạp phanh và chân ga, thậm chí là thảm sàn về độ mòn của chúng thì có thể kết luận được chiếc xe này được sử dụng nhiều hay ít.
6. Kiểm tra độ mòn của lốp xe
Độ mòn của những chiếc lốp xe là một trong những dấu hiệu cho bạn biết rằng chiếc xe này di chuyển nhiều hay ít, từ đó có thể so sánh với số công tơ mét trên xe ô tô.
7 . Lái thử xe
Lái thử xe ô tô là việc không thể thiếu khi bạn đến kiểm tra xe trước khi đưa ra quyết định mua. Khi lái thử xe ô tô bạn sẽ cảm nhận được chiếc xe lái như thế nào, động cơ hoạt động có tốt không, có phát ra tiếng ồn gì không,… Số công tơ mét bị tua ngược cũng có thể là do chiếc xe không được bảo dưỡng thường xuyên dẫn đến những bộ phận như dây curoa cam bị hư hỏng,…
Theo Thể Thao 247
Kinh nghiệm mua xe: Lưu ý kiểm tra kỹ 10 hạng mục quan trọng
Trước khi quyết định rút ví chi trả cho một chiếc xe mới, hãy lưu ý kiểm tra kỹ 10 hạng mục quan trọng.
Việc lựa chọn và quyết định mua một chiếc xe ô tô phục vụ cho gia đình là rất quan trọng. Bởi không những bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền lớn cho món tài sản - phương tiện này, mà đây còn là quyết định ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của chính bạn và người thân, chưa kể đến những chi phí phát sinh sau này.
Vì vậy, trước khi rút ví, hãy lưu ý kiểm tra kỹ 10 hạng mục quan trọng dưới đây:
1. Kiểm tra công tơ mét
Khó để có một mẫu xe chưa lăn bánh thực sự được giao tới tay bạn. Những bước kiểm tra cuối cùng, khoảng cách từ nhà máy tới đại lý... cũng sẽ ghi lên công-tơ xe khoảng vài chục km.
2. Kiểm tra động cơ
Nổ thử máy và dành vài phút để nghe tiếng máy từ phía trước. Nếu động cơ không có vấn đề, tiếng máy sẽ đều và êm dần sau vài phút.
3. Kiểm tra ngoại thất
Kiểm tra sơn xe, đặc biệt là các đường gấp khúc và viền cửa. Đây là những khu vực mà hậu quả của va chạm khó phục hồi nhất. Những chi tiết mạ bóng hoặc phủ chất liệu bóng cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Một vài vết xước dăm khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường là giới hạn có thể chấp nhận được.
4. Kiểm tra các chi tiết mối nối
Xem xét các mối nối, khu vực tiếp giáp giữa các mảng vỏ xe để đảm bảo các chi tiết được lắp ráp hoàn thiện nhất. Bạn cũng có thể dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào khu vực gần các mối nối để kiểm tra độ chắc chắn.
5. Kiểm tra vệ sinh khoang máy
Mở nắp ca-pô, kiểm tra độ sạch sẽ bên trong cũng như một số dung dịch: dầu phanh, nước làm mát, nước rửa kính... Khoang máy mới sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng với những con ốc sáng bóng (thậm chí là có chấm sơn), các mối nối, dây diện sạch sẽ, phần lốc máy sáng màu, không xỉn.
6. Xem xét phần kính xe
Xem xét phần kính xe, các cửa sổ và cần gạt nước: Kính xe mới phải đảm bảo yếu tố trong, không xước xát, không quang sai. Cần gạt nước dù là loại rẻ tiền nhất, cũng sẽ không phát ra tiếng ồn khi phun nước và gạt liên tục.
7. Kiểm tra nội thất
Với ghế da, phải đảm bảo ghế hầu như không có nếp nhăn khi không có người ngồi lên. Các đường may không sờn, ghế không có mùi lạ. Phần nhựa, đặc biệt là nhựa tối màu, cần đảm bảo độ đen, bóng, không bạc màu. Các chức năng của ghế (nếu có) cũng cần hoạt động trơn tru, không có tiếng ồn từ phần khớp ghế.
8. Kiểm tra các cửa
Đóng mở các cửa để kiểm tra độ mượt của bản lề. Ngoài ra, phần gioăng của các cửa đều phải đảm bảo yếu tố mềm, đàn hồi tốt.
9. Kiểm tra điều hòa
Mở thử điều hòa xe, cả phần nóng và lạnh. Để điều hòa chạy ở nhiều chế độ, với các hướng gió khác nhau. Điều hòa mới có thể hơi có mùi, nhưng không phải mùi hôi/chua của điều hòa cũ.
10. Lái thử xe
Hãy đưa xe vào tất cả các tình huống có thể: đi chậm, đi nhanh, tăng tốc, phanh gấp, vào cua, quay đầu... để có thể phát hiện ra những bất thường của hệ thống lái, truyền động, phanh.
Theo Thể Thao 247
Khi đi mua ôtô, bạn dễ bị "móc túi" bởi những chiêu trò này Cá biệt, nhiều nhân viên bán hàng có thể kéo dài thời gian nhận xe lên để thúc ép khách hàng mua phụ kiện với giá "cắt cổ". Vào những dịp mua sắm trong năm hay thậm chí là chỉ cần phong phanh nghe được một số loại thế phí có chiều hướng tăng là đã có rất nhiều khách hàng "đua nhau"...