Kinh nghiệm lái xe trên cao tốc – Những lỗi thường gặp và cách phòng tránh
Đường cao tốc ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không phải vì thế mà tài xế nào cũng có điều kiện để có kinh nghiệm lái xe trên cao tốc. Dưới đây là 10 lỗi thường gặp và cách xử lí để có giúp bạn lái xe an toàn trên cao tốc.
1. Nhập làn vào đường cao tốc quá sớm: Một lỗi mà hầu như chẳng ai biết, bởi đơn giản là… không có trong quy định bắt buộc, nhưng rất nhiều người mắc phải khi nóng lòng nhập làn cao tốc cho nhanh; sự chênh lệch lớn về tốc độ khi bạn chuẩn bị nhập làn cao tốc với xe đang đi trong cao tốc khiến phán đoán tình huống va chạm và của bạn nhiều khi không chính xác.
Chính vì vậy, hãy cố gắng đạt tốc độ tối thiểu dành cho cao tốc trước khi nhập làn (khoảng 60 km/h) để hạn chế tai nạn. Tất nhiên, nếu đằng sau không có xe thì bạn hoàn toàn thoải mái, nhưng về lâu dài, hãy tập cho mình thói quen tốt này.
2. Chuyển làn không bật đèn báo rẽ: Một lỗi sơ đẳng nhưng đã có nhiều tai nạn xảy ra với sự bất cẩn này. Nên nhớ trên cao tốc, với tốc độ 120km/h thì một chỉ va chạm nhỏ cũng dẫn đến những hậu quả vô cùng thảm khốc. Nên chuyển từng làn đường để các phương tiện khác hiểu được ý định của bạn trên đường.
3. Chuyển nhiều làn đường cùng lúc: Đây hoàn toàn không phải là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng sẽ an toàn cho bạn nếu chuyển tuần tự từng làn đường để giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được chủ định của bạn trên đường, tránh được sự lúng túng trong các tình huống lái xe tốc độ cao. Kinh nghiệm lái xe cho thấy, việc không “hiểu rõ” ý định của lái xe phía trước thường dẫn đến những quyết định sai lầm cho người đi sau, đôi khi còn dẫn tới cả những tai nạn đáng tiếc.
Video đang HOT
4. Không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước: Bạn có biết, với tốc độ 80 km/h, một chiếc xe 5 chỗ phải cần khoảng 25 m để dừng lại khi đạp phanh khẩn cấp, và quãng đường này sẽ dài hơn nếu bạn đang lái một chiếc xe to hơn, nặng hơn, tốc độ đi nhanh hơn. Chính vì vậy, muốn an toàn, hãy nhớ đến việc giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn trên các con đường cao tốc.
5. Đi trên hai làn đường: Trong khu vực đông dân cư, việc đi trên hai làn đường nhiều khi là điều không thể tránh khỏi, do mật độ phương tiện cũng như điều kiện lưu thông, nhưng về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng kỹ năng lái xe của mỗi người và thực sự là “tai hoạ” nếu bạn đi trên đường cao tốc.
6. Đi tốc độ chậm trên làn đường bên trái: Nhiều người cho rằng, khi lái xe trên cao tốc ở tốc độ tối đa cho phép là đương nhiên đi trên làn trái là tốt nhất, việc người khác muốn vượt thì tuỳ tiện sử dụng làn ở bên trong. Bạn không sai, nhưng nếu muốn giữ cho mình sự an toàn, đừng tự cho mình quyền được phán xét người khác làm sai (quá tốc độ), bạn có thực sự khoan khoái khi ngăn cản những kẻ lên cơn say tốc độ đang lao tới? Hãy tập cho mình thói quen chỉ dùng làn ngoài cùng bên trái là LÀN ĐỂ VƯỢT; điều này chẳng khiến ai đánh giá bạn lái kém vì hành động này cả.
7. Đi quá gần với xe ở làn bên cạnh: Không lấn làn, không vượt ẩu…, nhưng việc đi qua gần với một xe làn đường bên cạnh, dù không vi phạm luật nhưng vô tình khiến các xe khác muốn vượt gặp một tình huống có khả năng cao sẽ gây ra tai nạn khi phải lách qua hai xe đi gần nhau. Nên nhớ, trên đường cao tốc, giữ an toàn cho mình nhiều khi cũng đồng hành với việc giữ an toàn cho xe khác.
8. Dừng xe trên làn khẩn cấp: Khá nhiều lái xe Việt Nam vẫn lầm tưởng và cố tình “hiểu nhầm” chức năng của làn khẩn cấp, khá nhiều người tỏ ra… khôn lỏi khí cố tình giả vờ hỏng xe, bật đèn cảnh báo, dừng xe trên làn khẩn cấp để “tâm sự” hay nghỉ ngơi. Đây là hành động hoàn toàn sai và gây mất an toàn cho chính mình; hãy chú ý các điểm dừng chân trên cao tốc hoặc các đoạn được được phép dừng xe (có biển báo) đủ an toàn.
9. Không chú ý biển hiệu nên đi quá lối rẽ: Và hậu quả của nó sẽ khiến bạn phải đi thêm hàng chục km để đến lối rẽ tiếp theo, điều này không chỉ khiến bạn thiệt hại về kinh tế, thời gian mà còn khiến bạn bị ảnh hưởng tâm lý trên cả quãng đường còn lại. Hãy tìm hiểu lối cần rẽ trên cao tốc để không bị vướng vào tình huống này.
10. Quay đầu xe trên cao tốc: Hành vi này là hậu quả của việc không tìm hiểu thông tin, đi quá lối rẽ trên cao tốc. Nếu như lựa chọn đúng là đi tiếp đến lối ra tiếp theo thì không ít tài xế Việt Nam lựa chọn một cách “không thể sai lầm hơn” khi cố tình quay đầu để đi ngược chiều trên cao tốc.
Bạn có biết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 16 – 18 triệu đồng cho hành vi “đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc”. Ngoài ra tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. Thậm chí hiện dự thảo Luật bảo đảm an toàn giao thông còn đề xuất tước GPLX ngay lập tức.
Lái xe đường đèo dốc cần lưu ý gì?
Trong các dịp nghỉ Lễ dài ngày, nhu cầu người đi du lịch trải nghiệm, cũng như về quê ở vùng núi cao thường tăng lên khá nhiều. Do đó, các tài xế cần chú ý khi lái xe trên các con đường đèo dốc để tránh những tai nạn đáng tiếc.
Lái xe lên dốc đèo cần đi số thấp và giữ vận tốc vừa phải. Ảnh minh họa
Trước khi thực hiện các chuyến đi, các tài xế cần kiểm tra tất cả những bộ phận quan trọng trên xe: dầu máy, các lốp xe, đèn chiếu sáng, chân phanh, chân côn, chân ga... Nếu cần thiết, hãy thay thế các bộ phận đã bị hỏng hoặc quá cũ. Trước khi lái xe lên đường đèo, tài xế cần chú ý đổ đầy nhiên liệu cho xe, vì sẽ là thảm họa khi đang đi đường dốc mà xe hết xăng, dầu.
Khi bắt đầu đi lên đường đèo dốc, các tài xế nên chú ý đi với số thấp và giữ vận tốc vừa phải và ổn định; nếu cần cắt côn, chuyển số trên các xe số sàn, tài xế cần chú ý thực hiện dứt khoát để tránh mất động năng.
Khi đổ đèo, mọi việc sẽ khó khăn hơn, đặc biệt đối với các đẻo dài và có nhiều khúc cua liên tục. Cũng giống như khi đi lên dốc, tài xế cũng nên sử dụng số nhỏ khi đổ đèo và xuống dốc, điều đó sẽ giúp kiểm soát tốt hơn, và sẽ sử dụng được động cơ để phanh, nhất là với các mẫu xe trang bị hộp số sàn. Khi đó, động cơ sẽ góp phần vào kìm hãm tốc độ, không cho xe đi quá nhanh.
Nguyên tắc cần phải nhớ khi đi đường đèo dốc là lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Ảnh min họa
Nguyên tắc bất di bất dịch khi đi đường đèo dốc là lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó. Tuyệt đối không được đi bằng số mo (số 0). Nhiều tài xế nghĩ đi bằng số 0 sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, xuống dốc bằng số mo tác hại khôn lường vì lúc xuống dốc dễ trơn trượt, khả năng căn đường kém, phanh không hiệu quả dễ dẫn đến tai nạn. Khi lên dốc cao phải đi số phù hợp với tính năng kỹ thuật của từng loại xe, với trọng lượng hàng chở trên xe. Chú ý thao tác kỹ thuật nhanh, nhạy khi cần giảm số để tiếp tục bò lên dốc, tránh để kẹt số, số bị dừng lại ở "mo" làm xe tụt hậu, nhất là trường hợp chở nặng.
Tài xế cũng nên sử dụng phanh bằng động cơ thường xuyên để không phải rà phanh quá nhiều, vì điều đó có thể làm quá nhiệt khiến phanh bị cứng dẫn đến không thể sử dụng được. Và trên hết, cần chú ý không được chuyển xe về số N (chuyển về số "mo") hoặc cắt côn khi đang xuống dốc; điều đó sẽ khiến tài xế sẽ rất khó kiểm soát xe. Nhiều người nghĩ việc này sẽ giúp tiết kiệm thêm chút nhiên liệu, nhưng thực tế chẳng thể bù được sự nguy hiểm mà nó mang lại.
Để giúp cho việc đổ đèo an toàn hơn, nhiều mẫu xe mới còn được trang bị hệ thống hỗ trợ đổ đèo giúp xe xuống dốc từ từ một cách an toàn mà tài xế không cần xử lý quá nhiều. Khi được kích hoạt, hệ thống hỗ trợ đổ đèo sẽ tự động phanh, kết hợp cùng các cảm biến để duy trì tốc độ cố định; đồng thời, giữ cho lốp xe có độ bám đường tốt hơn.
Ngoài ra, các tài xế cũng nên chú ý khi vượt xe trên các đoạn đường hẹp và nguy hiểm này vì họ sẽ không có đủ tầm nhìn. Trước khi vượt, hãy quan sát phía trước xem có đủ chiều dài, rồi ra tín hiệu cho phương tiện đi cùng chiều, và chuyển số phù hợp để vượt.
Kinh nghiệm lùi xe ôtô vào chuồng chuẩn, nhanh gọn Lùi xe ôtô vào chuồng là một kỹ năng khó đòi hỏi sự khéo léo của người lái, bởi nếu không lùi chính xác có thể gây ra va chạm không đáng có. Lùi xe ôtô vào chuồng cũng là một trong những bài thi sa hình mà lái xe cần phải vượt qua trong kì thi sát hạch thực hành để được...