Kinh nghiệm lái xe số sàn không để bị chết máy giữa đường
Các tài xế nên bỏ túi kinh nghiệm lái xe số sàn sau đây để tránh những tình huống chết máy xe giữa đường.
Nhiều tay lái mới chưa quen phối hợp nhịp nhàng chân côn, chân ga của xe ôtô số sàn nên thường bị chết máy xe khi đang di chuyển. Để tránh những tình huống bất ngờ gây mất an toàn khi tham gia giao thông, các tài xế nên nắm vững những kinh nghiệm lái xe số sàn sau đây.
Khi xe dừng
Khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Còn trong trường hợp xe đang đi ở đường tắc thì đừng chuyển sang số 2 ngay, mà hãy rà côn để giảm tốc và tránh việc xe bị chết máy. Ngược lại, nếu đường thông thoáng và xe có thể di chuyển dễ dàng thì tài xế nên chuyển sang số 2.
Đáng chú ý, tài xế nên chuyển số theo lần lượt các cấp từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5, đừng tăng số theo kiểu “nhảy cóc”, vì việc này sẽ khiến xe không đủ lực kéo, bị giật và mất an toàn.
Còn khi xe đi chậm thì người lái xe cần chuyển về số thấp hơn để đảm bảo lực kéo. Nếu làm ngược lại có thể khiến xe bị rung lên khi tăng ga.
Kinh nghiệm lái xe đầu tiên mà các tài xế cần nắm vững chính là khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Ảnh minh họa
Khi xe đi chậm
Nếu xe đang đi với tốc độ từ 5-10km/h, người lái xe có thể sử dụng số 2, nhưng nếu phải leo dốc, người lái cần tăng ga để đồng tốc máy rồi mới nhả côn.
Kho xe đang ở số 1 và số 2, hãy phối hợp đều chân côn với chân ga để tránh bị giật hoặc chết máy, cũng không được kéo dài và lạm dụng rà côn quá đà. Khi thấy xe đủ điều kiện thì hãy chuyển sang số 3.
Một lưu ý nữa là khiến xe dễ chết máy chính là đạp phanh mạnh khi xe đi chậm. Vì thế, tài xế chỉ nên phanh nhẹ nhàng đến khi đạt được vận tốc an toàn mới nên cắt côn. Tuy nhiên, việc này cũng cần dựa trên tình hình thực thế, nếu ở trường hợp khẩn cấp thì không nên cắt côn.
Video đang HOT
Khi xe đi ở số 3
Ở số 3, xe ít bị tắt máy hơn nên ở những tình huống cần phải giảm tốc, tài xế nên đạp phanh từ từ rồi cắt côn để về số thấp hơn. Việc đạp phanh trước khi cắt côn sẽ đảm bảo an toàn hơn và giúp xe không bị chết máy.
Khi xe dừng lại hẳn, tài xế bắt buộc phải trả về số 1 nếu muốn đi tiếp. Ảnh minh họa
Khi xe leo dốc
Nếu xe đang đi ngang dốc, tài xế nên đạp chân phanh và nhả côn từ từ. Nếu thấy xe và vô lăng rung lên thì tài xế nên giữ nguyên chân côn sau đó nhả nhẹ chân phanh. Tài xế cần lưu ý không nên nhả phanh và chân ga ra ngay lập tức vì xe sẽ dễ bị chết máy.
Khi xe vào cua
Khi xe vào cua với vận tốc dưới 50km/h trở xuống thì tài xế nên đạp côn trước rồi mới đạp phanh. Khi thoát khỏi cua mà xe giảm tốc độ nhiều thì người lái xe nên về số, còn xe chạy nhanh thì vẫn tiếp tục tăng ga.
Nếu vào cua ở những đoạn đường cong thì tài xế không nên đạp côn khiến xe mất thăng bằng, không bám đường và dễ mất lái. Người lái xe cũng nên chú ý tuyệt đối không về số khi ôm cua, đợi khi cua xong mới trả về số lại.
6 kinh nghiệm khi lái xe số sàn trong thành phố
Những kinh nghiệm lái xe số trong thành phố dưới đây sẽ giúp người lái chủ động, chắc chắn tay lái trên mọi cung đường.
Sử dụng chân côn hợp lý
Khi di chuyển trong thành phố, những tuyến phố đông đúc thì tình trạng tắc đường là không thể tránh khỏi. Lái xe vào những con đường có quá nhiều người đi lại, đầu tiên nên chú ý đến việc điều khiển chân côn. Hãy nhớ rằng, khi sử dụng xe số sàn nên nhích nhả côn để xe nhích theo khi các phương tiện phía trước di chuyển.
Ảnh minh họa
Theo đó, khi xe trước đi chậm, đều đều, cần chú ý rằng việc thao tác ra côn tới đâu phải giữ nguyên tới đó, thêm ga để chiếc ô tô mình điều khiển cũng di chuyển chậm đều. Phương án điều khiển lý tưởng nhất lúc này là việc để xe hoạt động ở số 1, đi đều xe khi để thiết bị hoạt động ru ga trong khoảng 1000 - 1200. Điều khiển chân côn cần nhớ rằng khi tới vị trí đèn đỏ chân côn phải đạp kịch sàn dứt khoát, chuẩn xác để ô tô có thể trôi nhẹ và dừng lại.
Đừng để số khi dừng đèn đỏ
Về số N sẽ có lợi nhất cho xe khi phải dừng đèn đỏ hoặc lúc kẹt xe. Bởi lẽ, dù ổ bi kết nối trực tiếp với bố ly hợp có tuổi thọ khá dài, tuy nhiên không phải là nó sẽ hoàn toàn bền bỉ khi người lái sử dụng xe sai cách. Về N sẽ tách ly hợp khỏi hộp số giúp vòng bi không tiếp xúc với các lò xo trên bộ ly hợp, điều này làm tăng tuổi thọ cho hệ truyền động của xe.
Vào buổi sáng, không nên nổ máy đi ngay
Đây là thời điểm động cơ dễ bị ăn mòn và hỏng nhất. Sau khoảng thời gian dài không vận hành, đa phần dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ. Hệ thống xi-lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt.
Khởi động động cơ vào lúc này cần có khoảng thời gian nhất định để dầu có thể được bơm lên xi-lanh một cách đầy đủ. Sau đó bật chìa khóa điện khởi động và để động cơ nổ ở chế độ chờ trong khoảng nửa phút tới một phút trước khi vận hành.
Vù ga để về số
Vù ga về số sẽ giúp xe hoạt động an toàn, êm ái và duy trì được độ bền bỉ. Có thể thực hiện vù ga về số trong trường hợp di chuyển ở đường cua, hay khi phương tiện có sự thay đổi từ số cao về số thấp.
Cụ thể là, trong tình huống cần giảm từ số 3 về số 2 khi sử dụng xe ô tô số sàn, việc đầu tiên cần làm là giảm tốc độ, kết hợp phanh và đạp chân côn về số 2 để điều chỉnh phù hợp. Việc thay đổi số khiến vòng tua của ô tô phải tăng tốc, đảm bảo chiếc xe bạn sử dụng không có tình trạng giật có thể ảnh hưởng tới độ bền của xe cũng như độ an toàn của con ngời. Điều chỉnh số đúng cách, tiến hành vù ga về số đạt tiêu chuẩn để quá trình điều khiển xe diễn ra thuận lợi.
Vào cua đúng kỹ thuật an toàn
Những kinh nghiệm, kỹ năng trong thao tác vào cua cần được mỗi lái xe trang bị cho chính mình nếu muốn quá trình lái xe số sàn diễn ra tốt đẹp, không gặp bất kỳ những vấn đề thiếu an toàn không mong muốn nào. Lái xe khi sử dụng xe số sàn cần tiến hành vào cua ở ngã 4 vuông góc, đảm bảo ở mức vận tốc đạt 50km/h là tối đa, có thể kết hợp với việc đạp côn trước, phần chân phải luôn sẵn sàng đạp rà phanh để xe di chuyển với tốc độ chậm lại.
Việc có sự cẩn trọng khi rà chân phanh giúp lái xe kiểm soát tốc độ tốt hơn, xử lý an toàn những tình huống bất ngờ xuất hiện. Ngoài ra, phương tiện ngay khi thoát khỏi đoạn đường cua thường xuất hiện tình trạng giảm tốc độ và cần được tiến hành về số để quá trình hoạt động với tốc độ mà lái xe mong muốn trở nên dễ dàng hơn. Tiến hành vào cua ở những ngã 4 với vận tốc chậm việc thực hiện thao tác đạp côn không cần thiết phải thực hiện. Nếu vào cua ở những đoạn đường cong lái xe cần nhớ không nên đạp côn, đặc biệt là khi đang di chuyển với tốc độ cao nếu không muốn chiếc xe số sàn của mình bị mất đi độ bám đường cần thiết.
Một lưu ý khác bạn nên nhớ, khi vào cua là tuyệt đối không được về số trước khi ôm cua, việc về số chỉ nên thực hiện sau khi cua xong, phương tiện xuất hiện tình trạng giảm tốc độ. Kinh nghiệm quý báu khi vào cua khác là không nên đệm thêm ga khi tiến hành vào cua. Việc đệm thêm ga chỉ tiến hành trong hoàn cảnh chiếc ô tô bạn điều khiển hoạt động với tốc độ chậm. Yêu cầu khi vào cua chân phải cần để vào chân phanh nhằm đề phòng mọi tình huống nguy hiểm, bất trắc có thể xuất hiện gây ra ảnh hưởng tới chính mình cũng như các phương tiện khác lưu thông trên đường. Chủ động đạp chân phanh giúp lái xe hạn chế được tình trạng nhấn nhầm chân ga là chân phanh và gây ra những hậu quả khôn lường.
Sử dụng phanh tay đúng chuẩn
Trên thực tế có rất nhiều tài xế có thói quen sử dụng phanh tay khi tiến hành đề-pa ngang dốc, ngoài ra trong tình huống xuất hiện tình trạng tụt dốc tiếp tục tiến hành xiết phanh tay. Tuy nhiên, thói quen lái xe này hoàn toàn không tốt, không nên được áp dụng, nếu muốn duy trì được độ an toàn cho cả người và phương tiện khi lưu thông trên đường phố.
Theo đó, phanh tay của xe số sàn được thiết kế không có khả năng dừng lại khi xe đang chạy. Bộ phận này chỉ mang nhiệm vụ giữ xe đừng yên trong tình huống phương tiện đã dừng hẳn lại. Bởi thế, trong tình huống muốn xe dừng lại việc chỉ sử dụng phanh tay là bất khả thi, vô tình gây ra những nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Đặc biệt, với việc lưu thông trên đường phố đông đúc như các thành phố lớn, thì đây là một sai lầm vô cùng tai hại.
Việc phanh tay không được nhả ra đúng lúc, đúng thời điểm và được sử dụng ngay cả khi xe đang chạy khiến phanh mòn đi nhanh chóng, bộ phận bố phanh láng bóng khi thường xuyên bị trượt bố phanh, dễ dàng gây ra tình trạng sôi dầu phanh. Những tác động của việc sử dụng phanh tay không đúng lúc, không có hiểu biết chính xác vô tình tác động xấu đến sự vận hành của xe và an toàn của người lái.
Xác định đúng thời điểm về số N
Về số N với dòng xe số sàn được các chuyên gia trong nghề khuyến cáo không nên thực hiện. Tìm hiểu chi tiết có thể thấy, khi thực hiện về số N đồng nghĩa với việc chiếc xe sẽ hoạt động theo một quán tính nhất định, tiếp tục lao về phía trước và việc làm chủ tay lái lúc này trở nên khó khăn vô cùng. Không làm chủ tốc độ, không xử lý được kịp thời khi gặp chướng ngại vật vô tình khiến giảm bớt đi yếu tố an toàn cho chính con người khi sử dụng xe số sàn.
Đặc biệt, khi đổ dốc, không nên về số N, nếu không muốn gặp những nguy hiểm. Trong hoàn cảnh xe đang lao xuống dốc và không có sự hỗ trợ của hộp số, chỉ tiến hành phanh trong một thời gian quá lâu sẽ khiến phanh bị hỏng, bị nóng quá độ và từ đó mất đi hết tác dụng. Sử dụng số N là cách giúp lái xe có thể tiết kiệm đáng kể xăng tiêu hao cho quá trình sử dụng xe. Tuy nhiên, việc sử dụng số N không phù hợp, vô tình dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực không đáng có và ảnh hưởng tới chính người lái xe.
Những sai lầm dễ mắc phải khi lái xe số tự động Lái xe số tự động dễ và "nhàn" hơn xe số sàn, nhưng cũng cần một số mẹo nhỏ để giúp xe vận hành êm ái và bền bỉ hơn. Xe hơi là một trong những phát minh vĩ đại nhất của loài người. Và kể từ khi xe hơi ra đời từ cả trăm năm trước cho tới nay, đã có rất...