Kinh nghiệm lái xe số sàn an toàn, tiết kiệm nhiên liệu
Lái xe số sàn cần rất nhiều kỹ năng nhưng khi đã thành thạo thì người lái dễ dàng điều khiển cả xe số tự động. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản giúp những người mới tập lái chủ động kiểm soát các tình huống trên đường và tiết kiệm nhiên liệu.
I. Những lưu ý để đảm bảo an toàn khi lái xe số sàn
1. Ra vào số đúng tốc độ
Biết lái xe đồng nghĩa với việc bạn phải biết làm thế nào để xe hoạt động tốt nhất, do đó cần hạn chế tối đa mài côn, sang số khi máy còn yếu. Nhiều bác tài có thói quen sang số khi xe chưa đủ vòng tua khiến xe bị ì, không thoát máy. Để xe bền khỏe, bạn chỉ nên sang số khi đã đạt đủ tốc độ. Mỗi chiếc xe có ngưỡng sang số không giống nhau nhưng vẫn ở ngưỡng trung bình 2.500 vòng/phút khi từ số 1 sang số 2.
Ngoài ra, thao tác sang số phải thực hiện nhanh chóng, dứt điểm (giảm ga, cắt côn nhanh -> sang số -> nhả côn tăng ga). Nếu kỹ năng xử lý chướng ngại vật tốt, chắc chắn bạn sẽ đi nhanh hơn, êm ái hơn.
2. Chú ý khi sử dụng chân côn
Kinh nghiệm lái xe số sàn an toàn, tiết kiệm nhiên liệu
Việc sử dụng chân côn khá khó khăn đối với nhiều người nhưng nó sẽ tăng độ an toàn cho người điều khiển. Muốn xe di chuyển êm, bạn hãy đạp côn phải và nhả côn gần hết thì cần dừng lại từ 3 – 5 giây để xe chuyển bánh sau đó mới nhả côn hoàn toàn.
Côn được dùng đúng cách là khi đạp côn xe không khựng lại và lao về phía trước. Côn tiếp xúc với bánh đà ở mức hợp lý, không đột ngột sẽ tăng độ bền cho cỗ máy vận hành của xe. Khi đi trên phố đông hoặc đường xấu, bạn nên thường xuyên đạp chân côn để xe không bị giật.
3. Kỹ năng đề-pa
Để hạn chế tình trạng xe bị chết mát do nhả côn quá đà khi đề-pa hay mỏi chân tay khi thực hiện liên hoàn thao tác “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga”, bạn nên luyện tập “côn – ga” thật nhuần nhuyễn, có thể tự tăng, giảm, mớm ga để giữ xe đứng yên trên dốc.
4. Chú ý khi dùng phanh tay
Phanh sinh ra không phải thực hiện nhiệm vụ “bắt” xe dừng khi đang chạy mà nó chỉ đơn giản là giữ xe đứng yên khi đã dừng. Không ít người lạm dụng phanh tay khi đề-pa ngang dốc hoặc nếu thấy xe tụt dốc là xiết phanh tay. Điều đó thật nguy hiểm.
Ô tô không phanh, “độ” còi, sử dụng lốp sai kích cỡ vẫn được đăng kiểm tại Daklak
Phanh tay không nhả hoàn toàn khi đang chạy sẽ dẫn đến việc sớm bị mòn hoặc làm sôi dầu phanh khiến phanh mất tác dụng. Bạn nên thực hiện các thao tác đề-pa truyền thống trong lúc học lái xe để đảm bảo an toàn và làm chủ mọi tình huống.
5. Không về số N (số mo)
Video đang HOT
Những người có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô cho rằng không nên về số N khi xe đang chạy bởi hành động này sẽ tạo quán tính khiến xe lao về phía trước. Người điều khiển không làm chủ tốc độ hoặc không kịp xử lý khi nhìn thấy chướng ngại vật.
Tuyệt đối không về số N khi xe lao dốc, dổ đèo. Trong trường hợp này, nếu bạn chỉ dùng phanh, không huy động sự hỗ trợ của hộp số sẽ khiến phanh bị quá nhiệt ( nóng) vì sử dụng lâu và mất tác dụng. Do muốn tiết kiệm nhiên liệu nên nhiều người về số N và thường phải đối mặt với loạt rắc rối khác do không kiểm soát được tình hình.
6. Không nên khởi động rồi đi ngay vào buổi sáng
Sau một đêm “nghỉ ngơi”, dầu trong động cơ đã lắng xuống, chỉ còn một lớp mỏng bám ở hệ thống xi-lanh và buồng đốt nên buổi sáng là thời điểm động cơ dễ bị hỏng nhất. Sau khi khởi động động cơ, bạn cần chờ thêm một chút rồi mới “lệnh” cho xe lăn bánh để dầu có đủ thời gian bơm vào xi-lanh.
7. Vượt xe khác trên đường
Khi có ý định vượt xe trên đường, hãy “điều” xe về số thấp (số 3), đồng thời đệm chân phanh nhằm bảo vệ động cơ và ly hợp. Khi vượt cần dùng còi và xi nhan để báo hiệu cho các xe xung quanh. Tiếp đến là đưa xe về số 5 (bỏ qua số 4) nhằm tiết kiệm nhiên liệu.
II. Nguyên tắc “5 không” cho người điều xe số sàn
- Không đặt tay lên cần số khi chưa cần sang số.
- Không để số khi dừng đèn đỏ.
- Không gác chân lên bàn đạp côn.
- Không dùng côn để giữ xe trên dốc.
- Không ép số để tăng tốc.
III. Những kỹ năng cần nhớ khi lái xe số sàn
- Đầu tiên là phải chắc chắn phanh tay đã được hạ, sau đó đạp hết chân côn. Chú ý, nếu cảm thấy xe di chuyển, hãy đạp phanh. Đưa cần số về vị trí N và bắt đầu khởi động xe.
- Sau đó, chân trái đạp hết côn, tay phải đẩy cần số về số 1. Tiếp theo, từ từ nhả chân côn (vẫn giữ phanh), chân phải chuyển sang chân ga, nhả côn cho tới khi xe bắt đầu di chuyển. Nếu bạn quên chưa nhả tay phanh thì phải nhả tại thời điểm này. Nhấn chân ga nhẹ nhàng để vòng tua máy nhích hơn chế độ chạy không tải một chút. Tiếp tục nhả côn và nhẹ nhàng đạp thêm ga ở mức độ vừa phải, bỏ chân côn và bắt đầu cho xe di chuyển trên đường.
2. Kỹ năng lên số cao
Trước khi chuyển số cao hơn, bạn cần xác định thời điểm chuyển số hợp lý. Nếu lên số khi vòng tua máy lớn, người lái sẽ cảm nhận tiếng động cơ hơi gằn, tiếng ống xả to hơn. Khi đang lên dốc hoặc muốn tăng tốc, bạn chọn thời điểm lên số muộn hơn nhằm tận dụng lực kéo lớn ở số thấp.
Bắt đầu lên số bằng việc giải phóng chân ga, đạp hết chân côn. Cần đạp hết chân côn để tách côn hoàn toàn nếu không sẽ làm hỏng hộp số. Khi đã chuyển cần số lên số cao hơn, bạn bỏ chân côn nhưng vẫn tiếp tục đạp ga. Việc nhả côn và đạp ga phải phối hợp đồng thời khi xe khởi động. Khi xe đã lăn bánh, việc nhả côn trong lúc chuyển số cao có thể thực hiện nhanh hơn mà không lo xe bị giật.
Tương tự như chuyển số cao, bạn phải xác định thời điểm về số thấp. Hãy căn cứ vào tốc độ động cơ để chuyển số. Thông thường, khi tốc độ động cơ ở dưới ngưỡng thích hợp so với cấp số hiện tại sẽ hơi giật cục, đạp ga không “ăn” như bình thường.
Đầu tiên là bỏ chân ga, đạp côn, tay phải chuyển cần số về vị trí thấp hơn. Nhẹ nhàng nới chân côn, đặt chân phải lên chân ga. Khi quá trình về số hoàn thành, xe bị ngừng đột ngột, tiếp đến bạn nhích chân ga để tốc độ động cơ bắt kịp với tốc độ di chuyển của xe. Cuối cùng nhả hoàn toàn chân côn và sử dụng chân ga để di chuyển bình thường.
4. Kỹ năng dùng phanh để dừng
Kiểm tra cần số (không được để cần số ở vị trí N bởi điều đó sẽ làm phanh mất tác dụng). Phanh cho đến khi tốc độ vòng tua máy cao hơn chế độ chạy không tải 1 chút. Sau đó cắt côn, đưa cần số về N và tiếp tục phanh để đảm bảo chắc chắn xe đã dừng hẳn.
Nhả phanh khi tốc độ xe ở ngưỡng dưới 20 km/h để xe lăn từ từ tới chỗ đỗ. Giữ lại phanh trong lúc xe đã dừng nhằm chắc chắn xe dừng hẳn ở nơi có địa hình không bằng phẳng hoặc tuyến đường đông đúc.
5. Kỹ năng dừng trên dốc
Cách 1: Vê côn
Đầu tiên phải phanh như bình thường, gần tới điểm dừng nên bỏ chân phanh để xe tiến từ từ về điểm dừng và cần số phải ở vị trí số 1. Xe dừng, bạn ngắt côn, đạp ga.
Vê côn chính là cách kết hợp nhuần nhuyễn chân ga và côn, xe đứng yên không cần đạp phanh. Nếu xe có dấu hiệu trôi dốc thì nhả bớt chân côn. Nếu xe vẫn tiến về phía trước thì đạp côn sâu hơn. Những người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ô tô cho biết, phương pháp này chỉ nên dùng khi dừng xe thời gian ngắn, không nên lạm dụng bởi nó sẽ làm giảm tuổi thọ của côn.
Cách 2: Dùng phanh tay
Phanh bình thường, đến điểm dừng thì dùng phanh tay để giữ xe đứng yên trên dốc. Nếu muốn di chuyển trở lại, nhả ít côn sau khi vào số 1, từ từ đạp ga để xe dịch chuyển lên trước.
Nếu nhận thấy xe có dấu hiệu dịch chuyển thì phải giải phóng phanh tay. Đạp ga, nhả côn và di chuyển bình thường. Khi đề-pa trên dốc, cần phối hợp với chân ga và chân côn để hạn chế bị trôi hoặc rung xe. Nhả côn cho đến khi xe có dấu hiệu bắt côn là phải sử dụng chân ga để kiểm soát.
Theo Oto
Bỏ qua những nguyên tắc 'vàng' này khi lái xe mùa mưa, tài xế dễ nhận cái 'kết đắng'
Hiện đang vào mùa mưa bão việc lái xe qua các con đường ngập nước sao cho an toàn không phải là chuyện đơn giản buộc tài xế phải nắm rõ những nguyên tắc cơ bản.
Mùa mưa ở Hà Nội đang đến gần và hình ảnh nhiều tuyến phố bị ngập sâu trong nước là điều không còn mấy xa lạ với người dân Thủ đô. Việc di chuyển qua những tuyến phố này cũng là một điều khá nhiều rủi ro đối với các tài xế ô tô. Bởi khi di chuyển trong những ngày mưa, tầm quan sát của lái xe thường rất hạn chế nên rất dễ mất lái có thể gây ra sự cố đáng tiếc.
Do đó, để đảm bảo an toàn nhất tài xế nhất định phải lưu ý những điều sau kẻo vừa khiến xe ô tô hỏng hóc, an toàn bị đe dọa:
Đi chậm, duy trì khoảng cách với các xe ô tô khác
Việc đầu tiên là nên đi chậm, không vội vàng và quan sát cẩn thận. Duy trì khoảng cách hợp lí đối với các xe đi trước, không nên chạy song song với xe khác nào, đặc biệt là các xe trọng tải lớn để tránh bị nước hắt lên kính. Nếu có thể, hãy cố gắng quan sát đường vết bánh xe của xe trước để có thể chủ động tránh những bất trắc mà xe trước đã gặp phải.
Lái xe mùa mưa rất dễ làm hỏng xe, kém an toàn nên tài xế cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản để 'thoát thân'
Bật đèn cốt, măng-téc
Bật đèn cốt, đèn măng-téc hoặc đèn sương mù ngay cả khi mưa nhỏ cũng như lúc trời âm u. Điều này không chỉ giúp tài xế quan sát đường tốt hơn, mà còn giúp các phương tiện giao thông khác nhìn thấy xe của mình. Không nên bật đèn pha khi có xe chạy đối diện vì nó sẽ gây nguy hiểm cho cả hai khi lưu thông. Nếu điều kiện cho phép, hãy chạy xe ở chính giữa tim đường, vì ở hai bên đường thường trũng và rất dễ có hố sâu bên dưới làn nước.
Không được vượt quá giới hạn tầm nhìn
Không nên vượt quá giới hạn mà tầm nhìn cho phép. Trời mưa to sẽ hạn chế tầm nhìn của tài xế, và có thể khiến lái xe có những phán đoán tình huống sai lầm.
Giữ tốc độ động cao
Khi đi trong khu vực ngập nước, hay cố gắng giữ tốc độ động cơ cao (vòng tua máy) để tránh nước lọt vào ống xả, khiến xe chết máy. Với xe số sàn, nên để số 1, còn với xe số tự động có các số D1, D2... (hoặc 2, L) hãy chuyển về D1, cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể.
Không nên để nước tràn qua mũi xe gây hỏng động cơ
Khi mức nước ngập nửa lốp xe - tức là đã đến giới hạn không nên vượt qua; với xe gầm cao, có thể đi qua nhưng không được để nước tràn qua mũi xe vào khe hút gió và động cơ. Không phóng xe tốc độ cao vào vũng nước, vì như vậy rất dễ bị nước sục vào họng gió, cũng như tạo "sóng nước", nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.
Tránh xe đi ngược chiều
Khi đi qua khu vực ngập nước cố gắng tránh thời điểm có xe đi ngược chiều. Hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng hoặc hắt nước ngược lên nắp khoang động cơ, bởi điều này có thể dẫn đến nguy cơ nước tràn vào khe hút gió và động cơ, dẫn đến thuỷ kích, phá tan buồng máy.
Khi xe đã chết máy tuyệt đối không được khởi động lại
Khi xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, vì máy sẽ không thể khởi động lại được nữa, mà sẽ rất dễ làm hỏng động cơ (làm cong tay biên, vỡ thành máy...). Lúc này, chỉ nên đóng cửa xe và gọi cứu hộ.
Tắt thiết bị phụ tải khi qua đường ngập
Khi lái xe vượt qua vùng ngập nước, bạn nên tắt toàn bộ các thiết bị phụ tải không cần thiết như: hệ thống điều hòa, âm thanh... để giảm tải cho động cơ.
Theo VietQ
Nên sử dụng hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian khi nào? Hiện nay, hệ dẫn dẫn động bốn bánh bán thời gian (4WD) đã trở nên rất phổ biến và ngày càng nhiều người mua muốn chiếc xe của họ có khả năng hỗ trợ 4WD. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết khi nào nên sử dụng tính năng này để đạt được hiệu suất cao nhất. Hãy cùng khám phá nhiều khía...