Kinh nghiệm lái xe qua ngã tư an toàn
Giao lộ thường là nơi xảy ra các vụ tai nạn, việc điều khiển xe qua ngã tư có thể nói là kỹ năng lái xe rất quan trọng, đặc biệt là ở Việt Nam.
Kỹ năng lái xe qua ngã tư không có đèn giao thông
Ngã tư luôn là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra va chạm, đặc biệt là những khu vực không có đèn tín hiệu giao thông hay lực lượng chức năng điều phối, xe cộ qua lại không được kiểm soát tuần tự. Do đó, khi lái xe qua những khu vực này, người điều khiển phương tiện nên chủ động giảm tốc độ. Cùng với đó, người lái cần quan sát xung quanh, lần lượt từ trái qua phải vì các phương tiện từ bên trái sẽ có xu hướng tiếp cận trước. Thêm vào đó, người điều khiển cần sử dụng gương chiếu hậu linh hoạt để bao quát tầm nhìn toàn cảnh, nắm bắt được dòng phương tiện đang lưu thông và vị trí xe của mình.
Khi di chuyển đến gần ngã tư, người lái hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp tạm dừng xe để quan sát, đảm bảo an toàn. Lúc này, các phương tiện chạy ngang có thể dễ dàng quan sát thấy từ xa. Điều này giúp người lái chủ động điều khiển để tránh va chạm khi đến gần.
Khi di chuyển đến gần ngã tư, người lái hoàn toàn có thể lựa chọn giải pháp tạm dừng xe để quan sát, đảm bảo an toàn
Sau khi đã quan sát bao quát, nắm được tình hình các phương tiện xung quanh và đảm bảo an toàn, người lái có thể tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên người điều khiển cần giữ tốc độ di chuyển ổn định, kết hợp chú ý quan sát đề phòng trường hợp xảy ra các tình huống bất ngờ.
Trường hợp có chiếc xe khác chạy với tốc độ cao tiến đến ngã tư, người lái hãy chủ động né tránh, nhường đường. Ngược lại, nếu thấy phương tiện khác đã giảm tốc độ, thực hiện đúng các quy định, người lái có thể căn cứ theo tình hình thực tế để lựa chọn nhường đường hay đi trước.
Video đang HOT
Ngoài ra, người điều khiển cũng cần lưu ý về các trường hợp nhường đường cần thiết khi lái xe ô tô qua ngã tư.
Thứ nhất, các phương tiện rẽ trái luôn nhường đường cho các phương tiện đi tới từ bên phải hoặc đi thẳng.
Thứ hai, lần lượt theo trình tự, các xe đến ngã tư và dừng trước luôn được ưu tiên so với xe đến và dừng sau.
Kỹ năng lái xe qua ngã tư có đèn giao thông
Phương tiện di chuyển qua khu vực ngã tư có đèn báo giao thông cần thực hiện theo đúng các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Người lái cần cho xe dừng lại khi gặp đèn đỏ. Trong quá trình dừng chờ đèn đỏ, người lái tuyệt đối không nên sử dụng các thiết bị điện tử mà nên tập trung, điều khiển xe di chuyển ngay khi đèn xanh để tránh gây ùn tắc hoặc ức chế cho các xe phía sau.
Phương tiện di chuyển qua khu vực ngã tư có đèn báo giao thông cần thực hiện theo đúng các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Nếu là xe đầu tiên xuất phát khi đèn xanh bật sáng, người lái không nên tăng tốc đột ngột. Thay vào đó, người điều khiển cần chú ý quan sát giao lộ từ trái qua phải, sau đó từ từ di chuyển để tránh va chạm với các xe vượt đèn đỏ ở các chiều còn lại.
Ngược lại, nếu là phương tiện xuất phát sau, người lái cũng không nên vội vàng thúc giục phương tiện di chuyển phía trước hay cố gắng vượt qua. Thay vào đó, người lái hãy duy trì tốc độ ổn định, bám theo xe trước với khoảng cách an toàn và chú ý quan sát hai bên nếu cần thiết. Ra khỏi giao điểm ngã tư, người lái có thể từ từ tăng tốc và vượt xe trước. Tuy nhiên, phương tiện vẫn cần đảm bảo tốc độ và khoảng cách an toàn.
Nếu gặp đèn xanh thời gian còn ngắn (thường là 3 giây), người điều khiển phương tiện không nên tăng tốc đột ngột nhằm tránh đèn đỏ. Thay vào đó, người lái nên chủ động giảm tốc độ sớm và dừng chờ đèn đỏ. Khi chuẩn bị dừng, người lái nên sử dụng phanh để giảm tốc độ, đồng thời bật đèn báo phía sau để giúp phương tiện cùng lưu thông nhân biết, hạn chế va chạm phía sau.
Cuối cùng, khi điều khiển phương tiện di chuyển qua khu vực ngã tư, người lái cần chuẩn bị tâm thế sẵn sàng sử dụng phanh bất cứ khi nào cần thiết. Đây là giải pháp tối ưu để có thể hạn chế va chạm bất ngờ xảy ra. Tuy nhiên, nếu không thật sự cần thiết, người dùng không nên sử dụng phanh gấp bởi có thể dẫn đến các tình huống va chạm với xe phía sau nếu không phản ứng kịp. Để thực hiện phanh an toàn, người lái hãy nhấp phanh cảnh báo với xe phía sau rồi thực hiện thao tác phanh gấp.
"Tài già" nêu quy tắc khi đổi lái trên đường ít người biết
"Tôi thấy trên đường bây giờ, lái và phụ xe khi đổi lái cho nhau thường đi rất lung tung, vô tội vạ. Thời chúng tôi học lái xe, việc đổi lái và di chuyển như thế nào đều phải có quy tắc riêng", anh Vũ Thành Trung chia sẻ.
Khi di chuyển trên đường, nhất là các chuyến đi dài, việc các tài xế đổi vị trí lái cho nhau là khá phổ biến. Nhiều người khi được hỏi phải di chuyển thế khi rời ghế lái (về phía trước hay phía sau xe) lại tỏ ra khá lúng túng và cho rằng đi thế nào cũng được. Tuy vậy, một số tài xế có kinh nghiệm lại cho rằng, dù là việc nhỏ nhưng vẫn có quy tắc riêng.
Dưới đây là chia sẻ của lái xe Vũ Thành Trung (51 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) gửi đến VietNamNet về vấn đề này. Anh Trung đã có 30 năm kinh nghiệm cầm lái, từng là lái xe con cho một số cơ quan, đơn vị của nhà nước trước khi chuyển sang lái xe khách:
Nhiều người cho rằng, khi đổi vị trí giữa lái và phụ xe trên đường thì di chuyển theo hướng nào cũng được. (Ảnh minh hoạ)
Tôi thấy một vấn đề hiện nay là việc cấp giấy phép lái xe con khá dễ dàng, nhiều người dù có bằng nhưng còn không biết những nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật ô tô hay quy tắc xử lý các tình huống thường ngày tưởng như ai cũng biết. Tôi lấy ví dụ như trong trường hợp rất đơn giản là lái xe và người ngồi bên cạnh muốn đổi lái cho nhau ở giữa đường, dám chắc đến 70% là không biết đi thế nào cho đúng.
Thời chúng tôi khi học lái xe, các thầy dạy rất kỹ từ những thứ đơn giản nhất. Trong đó, khi lái và phụ xe khi đổi chỗ cho nhau, ngoài việc tuân thủ theo quy định về dừng đỗ xe trên đường thì bắt buộc phải tuân theo quy tắc "vòng xoáy âm dương" khi di chuyển. Quy tắc này có nghĩa là người đang ở vị trí lái phải đi vòng về phía đằng sau xe để sang bên phụ, còn người đang ở ghế phụ sẽ đi qua đầu xe chứ không được đi ngược lại.
Tại sao lại có quy tắc này?
Thứ nhất là để tạo nên đường một chiều giúp hai người không bị "va" vào nhau trong quá trình đổi lái, nhất là ở những vị trí đỗ xe chật hẹp chỉ đủ cho 1 người đi qua.
Thứ hai, quan trọng hơn, đó là hướng di chuyển này giúp cả hai đều có góc nhìn hướng về phía sau bên lái của xe. Đây chính là hướng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nhất khi có thể có phương tiện cùng chiều lao tới khi dừng đỗ xe ở lề đường. Nếu đi theo hướng ngược lại, lái xe sẽ hoàn toàn bị đông và có thể bị đâm từ sau lưng mà không thể có phản ứng gì.
Trong mọi trường hợp, cần phải quan sát phía sau bên lái để tránh trường hợp có xe cùng chiều lao tới. (Ảnh: Hoàng Hiệp)
Đó là lý do tại sao ở thế hệ chúng tôi, khi những người ngồi trên xe con muốn đổi lái cho nhau đều có thói quen đi đúng theo quy tắc nói trên, còn hiện nay gần như ít người dạy.
Mở rộng ra không chỉ khi đổi lái, trường hợp hay gặp là lái xe xuống mở cửa cho sếp ngồi phía bên phụ cũng phải tuân theo nguyên tắc này, tức là người lái xe khi rời ghế lái sẽ đi vòng về phía sau để mở cửa và sau khi xong việc thì đi qua phía đầu xe để trở lại ghế lái.
Thế nên, chỉ cần quan sát vào hướng di chuyển khi rời ghế lái là tôi có thể biết những lái xe đó có được dạy dỗ "đến nơi đến chốn" hay không. Và nếu ai chưa biết đến quy tắc này thì cũng nên làm theo vì chính sự an toàn và "chuyên nghiệp" của mình.
Hy vọng chia sẻ của tôi sẽ giúp ích được ít nhiều cho độc giả của VietNamNet.
Làm gì khi lái xe mắc kẹt trong thời tiết băng, tuyết? Những ngày gần đây, đợt rét đang diễn ra khắc nghiệt nhất trong vòng 40 năm qua tại các khu vực miền núi phía Bắc như Sapa, Lào Cai, Hà Giang hay khu vực Bắc Trung bộ. Theo đó, hiện tượng băng, tuyết cũng xảy ra tại một số khu vực nói trên. Khi di chuyển dưới thời tiết khắc nghiệt này, người...