Kinh nghiệm lái xe: Ô tô để lâu không đi có nguy cơ hỏng những gì?
Giãn cách mùa dịch dẫn đến việc ô tô để lâu bị hỏng một số chi tiết trên xe, những bộ phận “nhạy cảm” nhất sẽ bao gồm ắc-quy, lốp, xăng…
Nếu ô tô để phủi bụi, lâu không vận hành, không được quan tâm sẽ dẫn đến một số những lỗi thực sự khó chịu khi bạn có việc, cần dùng đến xe.
Nếu ô tô không đi từ 2 – 3 tuần, nên cho xe nổ máy 30 phút hoặc lăn bánh từ 15 – 20 km (tốt nhất là được lên cao tốc) để luôn đảm bảo chiếc xe có tình trạng hoàn hảo nhất. Nếu không, một số vấn đề sau có thể xảy ra mà bạn không hề thích thú:
Ắc-quy của ô tô sẽ tự hết điện nếu để quá lâu không sử dụng đến, với ô tô để lâu ngày, việc bạn cố gắng khởi động lại xe có thể khiến ắc quy sụt điện hoàn toàn, buộc phải thay ắc quy mới hoặc nhờ tới sự trợ giúp của người khác; với dây và nguồn câu nổ cho xe bạn.
Việc duy trì nổ máy, hoặc lái xe sẽ giúp cho ắc quy được sạc điện và duy trì tuổi thọ.
Lốp hết hơi
Trọng lượng của ô tô rất lớn. Một chiếc sedan cỡ nhỏ có thể nặng hơn 1 tấn, một chiếc sedan hạng D có thể nặng tới gấp đôi và nếu xe không di chuyển trong thời gian dài, toàn bộ phần trọng lượng này sẽ dồn xuống làm xẹp lốp. Tình trạng này còn diễn ra nhanh hơn khi trời lạnh do áp suất không khí trong lốp xe co lại.
Video đang HOT
Các bạn sẽ chẳng thích thú gì khi đang cần đi mà lốp xe lại bị xẹp, sẽ mất một khoảng thời gian và sự bực bội khi đi tìm chỗ bơm lốp hoặc thay lốp dự phòng.
Dầu và các loại chất lỏng bị tiêu hao, biến chất
Nếu xe nằm một chỗ quá lâu thì các loại chất lỏng trong xe sẽ bị hỏng (biến chất) hoặc tự vơi đi, giống như các loại nước có ga sẽ bay hết hơi ga nếu bạn để quá lâu. Khi xe hoạt động, các loại chất lỏng này sẽ đạt đến nhiệt độ để hoạt động, bôi trơn các vòng đệm, hộp số, dây đai… và các bộ phận khác.
Thối xăng
Dù xe có đi hay không, bình xăng cần luôn được duy trì mức xăng tối thiểu 1/4 bình. Lý do là bình xăng rỗng dễ bị ẩm và hơi nước có thể khiến bình chứa bị hoen gỉ. Tuy nhiên, xăng để trong bình quá 30 ngày mà không hoạt động sẽ bị biến chất và nếu bạn dự định để xe lâu (vài tháng) không đi thì nên rút bớt xăng ra. Nhiên liệu cũ và kém chất lượng không chỉ khiến xe không hoạt động mà còn có thể khiến lọc xăng bị tắc, thậm chí khiến động cơ trục trặc.
Dây diện là món “khoái khẩu” của chuột
Cơ hội cho chuột làm tổ
Ô tô để quá lâu không đi có thể bị các loại côn trùng, đặc biệt là chuột có cơ hội chui vào xe làm tổ và dây điện, các tấm nhựa, vật liệu cách điện se là miếng mồi ngon cho kẻ thù khó trị đối với ô tô này.
Và yếu tố thẩm mỹ…
Xe lâu không đi, bụi bẩn, lá cây, không khí ô nhiễm… tất cả sẽ có cơ hội tàn phá lớp sơn bóng bẩy. Thậm chí ngay cả khi bạn cẩn thận dùng bạt che phủ nhưng bụi vẫn hoàn toàn có thể theo gió len lỏi vào bên trong, cùng với hơi ẩm sẽ tạo ra hiện tượng ăn mòn, nhẹ nhàng là tạo ra một lớp màng đen xỉn bám lên lớp sơn của xe…
Ô tô để lâu nếu không nổ máy sẽ xảy ra rất nhiều vấn đề khiến bạn hoàn toàn chẳng thich thú gì
Đại dịch Covid vẫn còn diễn biến phức tạp, cơ hội lại được ngao du cùng chiếc xe của mình chưa biết khi nào, nhưng đừng vì thế mà bạn bỏ quên chiếc xe của mình phủ bụi, làm tổ cho chuột bọ, hãy cố gắng bố trí để chăm sóc nó, để luôn sẵn sàng khi điều kiện cho phép lại được ra đường.
Những mẹo lái xe trong mùa hè nắng nóng
Để giữ không khí trong ô tô luôn thoáng mát đồng thời đảm bảo sức khỏe cho tài xế khi vận hành ô tô trong mùa hè, hãy cùng ghi nhớ những lời khuyên dưới đây.
Muốn nội thất nhanh "nguội", nên lái xe với kính cửa sổ được kéo xuống thấp, không khí nóng sẽ thoát ra ngoài và không khí mát chiếm chỗ. Sau một vài phút, chờ cho tới khí nhiệt độ trong xe ngang bằng với nhiệt độ ngoài trời thì bắt đầu lên kính và sử dụng điều hòa.
Vô-lăng nóng hầm hập
Vô-lăng quá nóng có thể khiển tài xế không muốn đụng tay vào đánh lái. Có một mẹo để tránh hiện tượng này là trước khi ra khỏi xe hãy xoay vô-lăng 180 độ. Như vậy khi đỗ xe lâu, vùng vô-lăng phía trên tài xế thường nắm giờ đây đã nằm ở dưới, không bị ánh nắng chiếu trực tiếp nên sẽ không bị nóng.
Vô-lăng quá nóng có thể khiển tài xế không muốn đụng tay vào đánh lái
Mùi ghế
Khoang nội thất quá nóng cũng khiến các chi tiết trong nội thất bốc ra mùi khó chịu. Để loại bỏ, tài xế nên dán một miếng giấy thơm (dryer sheet) vào điều hòa. Khi bật điều hòa, không khí sẽ dễ chịu hơn. Nên chuẩn bị sẵn một hộp nếu phải thường xuyên đi lâu, đường dài.
Điều hòa hỏng
Nếu điều hòa bị hỏng hoặc khả năng làm lạnh kém, có thể cân nhắc dùng tới loại quạt chạy bằng năng lượng mặt trời. Có thể gắn thiết bị nhỏ này vào cửa kính, nơi đón ánh nắng mặt trời lấy năng lượng.
Nếu điều hòa bị hỏng hoặc khả năng làm lạnh kém
Lốp hết hơi
Áp lực tải nặng lên lốp cộng mặt đường nóng bỏng, nhiệt độ không khí cao là những điều kiện xấu khiến lốp xe dễ bị hết hơi thậm chí nổ vào mùa hè. Ở Mỹ tài xế hay dùng đồng xu có hình cố Tổng thống Lincoln để thử độ mòn của lốp. Đặt đồng xu vào rãnh lốp và quay đầu tổng thống xuống dưới, nếu có thể nhìn thấy đỉnh đầu tức lốp đã quá mòn, cần thay mới nếu không dễ nổ.
Động cơ quá nóng
Thời tiết nóng, nước mát còn ít sẽ tăng nguy cơ làm động cơ quá nóng. Nếu thấy các dấu hiệu như hơi nước bốc ra nhiều từ mui xe, đèn cảnh báo động cơ sáng, hãy đánh gọn xe vào nơi an toàn, tắt máy và đợi ít nhất nửa giờ để động cơ nguội trước khi mở nắp ca-pô. Nếu mức nước làm mát thấp hãy làm đầy trở lại, còn nếu thấy cạn khô, đây là dấu hiệu đường ống bị rò rỉ, hãy đánh xe tới xưởng kiểm tra.
Những sự cố thường gặp của điều hòa ô tô Điều hòa hoạt động yếu, không hoạt động hay có mùi khó chịu... là những vấn đề thường gặp với hệ thống điều hòa trên xe ô tô. Điều hòa không làm mát sâu Nếu điều hòa làm mát không sâu, nguyên nhân có thể là do dàn nóng và dàn lạnh bị bẩn. Đối với dàn nóng, nếu không vệ sinh thường...