Kinh nghiệm lái xe ô tô an toàn vào giờ cao điểm
Cứ 4 vụ tai nạn ô tô thì có 1 vụ xảy ra trong giờ cao điểm. Với lượng xe khổng lồ đang lưu thông, mọi người đổ xô ra đường đi học, đi làm nên giờ cao điểm là thời điểm rất nguy hiểm khi lái xe ô tô bởi dòng xe di chuyển chậm dễ làm cho tài xế mất tập trung.
Hãy tham khảo một số mẹo lái ô tô an toàn áp dụng trong tình huống khó tránh này.
Giờ cao điểm là thời điểm cực kỳ căng thẳng. Buổi sáng, ai cũng phải lo đi làm đúng giờ và tối đến, lại lái xe trong tình trạng mệt mỏi để nhanh chóng về nhà, trút bỏ mọi căng thẳng. Cùng với dòng xe dày đặc trên đường, những mối lo này có thể gây ra cảm giác căng thẳng và giận dữ. Tất nhiên, mọi người sẽ bị phân tâm hơn bao giờ hết, lo lắng về những sự kiện trong ngày và thậm chí ăn uống, nói chuyện điện thoại hoặc nhắn tin khi lái xe ô tô. Điều đó không chỉ đặt bản thân họ mà cả những tài xế xung quanh vào nguy hiểm.
Tất cả những yếu tố đó đều có thể gây căng thẳng và tại nạn. Vì thế, điều quan trọng khi lái xe ô tô trong giờ cao điểm là phải bình tĩnh và tập trung. Dưới đây là một số mẹo giúp giữ bình tĩnh khi điều khiển xe:
Dành ra nhiều thời gian di chuyển hơn. Có thêm một vài phút sẽ làm giảm sự căng thẳng khi gặp phải các tình huống bất ngờ như có tai nạn hay công trường đang thi công. Điều này có thể làm giảm đáng kể áp lực cho tài xế. Hãy nhớ, càng có nhiều thời gian, càng đỡ căng thẳng.
Thử các tuyến đường khác. Tuyến đường đi nhanh nhất khi ít xe cộ lại có thể tốn nhiều thời gian nhất vào giờ cao điểm. Thêm vào đó, việc trải nghiệm các lộ trình khác sẽ giúp tài xế cảm thấy thoải mái, tránh cảm giác mắc kẹt.
Nghe nhạc, sách hoặc mang theo đồ uống yêu thích. Hãy cân nhắc việc đi chung xe để có thêm bạn. Làm mới “lịch trình” trong giờ cao điểm có thể khiến mọi người cảm thấy dễ chịu hơn.
Hãy nhớ rằng mọi người đều cảm thấy khó chịu như nhau. Vì vậy, nếu có người nào hành động liều lĩnh hay nguy hiểm trên đường, đừng phản ứng lại theo cách y như vậy.
Nếu có cảm thấy tức giận hay bức bối, hãy hít một hơi thật sâu và cố gắng phân tích tình huống trước khi phản ứng. Việc nổi điên lên với những tài xế khác sẽ chỉ gây nguy hiểm cho tất cả mọi người.
Nếu thấy quá sức chịu đựng, hãy ra khỏi tuyến đường đó. Cố gắng đi tuyến khác hoặc tấp vào lề đến khi vãn xe. Không có gì đáng để đặt cuộc sống của mình hay những người xung quanh vào nguy hiểm.
Nếu tình hình tệ hơn nữa, hãy cố gắng tránh giờ cao điểm. Hãy cân nhắc thay đổi giờ làm việc hay đi đường khác. Có thể đi đường vòng sẽ làm mất thêm chút thời gian di chuyển, nhưng đổi lại, tài xế có thể tận hưởng những giây phút thoải mái và ít căng thẳng hơn.
Làm thế nào để lái xe ô tô an toàn trong giờ cao điểm
Video đang HOT
Chăm sóc và bảo dưỡng ô tô thường xuyên. Nếu phanh không hoạt động bình thường hoặc xe không thể tăng tốc nhanh chóng, khả năng xảy ra tai nạn sẽ cao hơn.
Chọn tuyến đường an toàn. Có một giao lộ rất nguy hiểm hay khu vực dễ xảy ra tai nạn trên đường đi? Nếu có thể, hãy lên kế hoạch chọn những tuyến đường an toàn hơn.
Tránh phân tâm khi lái xe ô tô. Quả thật rất dễ chán khi phải dừng lại chờ đợi, nhưng tuyệt đối không nghịch điện thoại trong thời gian đó. Hãy chỉ tâm tập trung vào việc điều khiển. Lái xe bị phân tâm vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là trong giờ cao điểm, khi mà chỉ một vài giây cũng tạo nên sự khác biệt lớn.
Chú ý đến các tài xế khác. Khi thấy tài xế khác hành động liều lĩnh, hãy tìm cách tránh xảy ra tai nạn. Hãy giữ khoảng cách hợp lý với xe phía trước. Điều đó cũng giúp hạn chế khả năng bị xe phía sau tông phải.
Nắm rõ lộ trình và nhanh chóng đi vào làn của mình. Nếu đang trên đoạn đường cao tốc có 3 làn, hãy đi làn ở giữa. Đó là làn đường an toàn nhất vì có ít điểm dừng hơn bên phải và thường không dùng để rẽ như bên trái. Chuyển làn thường là nguyên nhân chính gây ra tai nạn trong giờ cao điểm.
Chú ý ánh nắng mặt trời. Trong giờ cao điểm, mặt trời thường ở vị trí thấp và có thể làm giảm tầm nhìn của bạn. Hãy đeo kính râm để ngăn ánh nắng mặt trời làm chói mắt.
Chú ý hơi nước ngưng tụ. Vào buổi sáng, những thay đổi nhiệt độ đáng kể có thể dẫn đến hiện tượng ngưng tụ, gây cản trở tầm nhìn. Hãy đảm bảo hệ thống làm tan băng hoạt động tốt và kính chắn gió không bị mờ trước khi lái xe.
Kiểm tra gương. Đảm bảo gương chiếu hậu trong và ngoài được đặt đúng vị trí để có tầm nhìn tốt nhất.
Ý thức được các “điểm mù.” Các bác tài kinh nghiệm về lái xe ô tô, thận trọng khi nằm trong khu vực điểm mù của tài xế khác và luôn kiểm tra điểm mù của xe trước khi đi vào làn.
Luôn nhớ dùng xi nhan. Biện pháp an toàn cơ bản này sẽ thông báo ý định đi tiếp theo tới các lái xe khác. Hơn nữa, không dùng xi nhan là thói quen lái xe vô cùng xấu.
Không nóng vội, hung hăng. Đây là nguyên nhân gây ra 4% tổng số vụ tai nạn chết người. Bất kể bạn cảm thấy thất vọng hay tức giận, điều đó cũng không đáng so với mối nguy hiểm có thể xảy ra.
Theo các chuyên gia kinh nghiệm về ô tô, giờ cao điểm là thời điểm rất nguy hiểm khi điều khiển xe. Điều quan trọng là phải giữ bình tĩnh và thực hiện các kỹ thuật lái xe phòng vệ để tránh được tai nạn.
Theo Vnexpress
Động cơ xe ô tô bị giật khi tăng tốc, nguyên nhân do đâu?
Bugi bị hỏng, cảm biến ô xy bị bào mòn hay lọc gió bám bụi quá nhiều là những nguyên nhân gây ra tình trạng xe ô tô bị giật cục hay rung lắc khi tài xế tăng vận tốc.
1. Bugi hỏng
Động cơ xe ô tô bị giật khi tăng tốc do bugi hỏng.
Than muội bám xung quanh hay đầu bugi bị hao mòn khiến cho điện cực của bộ phận này không còn đủ độ nhanh nhạy trong việc đánh lửa để đốt cháy nhiên liệu. Cũng có nhiều khả năng các dây cao áp hay hệ thống chia điện gặp vấn đề trục trặc cũng dẫn tới hiệu quả hoạt động kém của bugi. Chính vì vậy theo các bác tài có nhiều kinh nghiệm lái xe, nếu tài xế cảm thấy ô tô hay bị giật, rung lắc khi tăng tốc thì nên kiểm tra lại bugi.
2. Lọc gió bám bụi
Động cơ xe ô tô bị giật khi tăng tốc do lọc gió bám bụi.
Lọc gió động cơ nếu bị than muội, cặn bẩn bám đầy thì sẽ bị tắc nghẽn khiến cho không khí vào khoang máy không đều, dẫn đến quá trình hoạt động của động cơ không được nhuần nhuyễn và xảy ra hiện tượng giật cục. Kinh nghiệm về ô tô của các chuyên gia chia sẻ đó là chủ xe nên thường xuyên vệ sinh bộ phận này và có thể thay mới nếu như lọc gió đã quá cũ.
3. Cảm biến vị trí bướm ga TPS
Động cơ xe ô tô bị giật khi tăng tốc do cảm biến vị trí bướm ga TPS hỏng.
Biến trở trong bộ cảm biến TPS có chức năng gửi thông tin hoạt động của bướm ga đến hệ thống ECU để bộ phận đầu não này điều chỉnh lượng nhiên liệu hợp lý vào buồng đốt. Tuy nhiên nếu như các biến trở này bị hỏng hoặc bị hở, đứt... sẽ gây ra tình trạng nghẽn mạch khiến lượng nhiên liệu được đốt cháy không đều. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xe khó khởi động, khởi động yếu, hay bị giật cục và rung lắc khi tăng tốc.
4. Van tuần hoàn khí thải EGR
Động cơ xe ô tô bị giật khi tăng tốc do van tuần hoàn khí thải EGR bị hao mòn hoặc rò rỉ.
Việc van tuần hoàn khí thải EGR bị hao mòn hoặc rò rỉ cũng gây ra hiện tượng động cơ xe ô tô bị giật khi di chuyển hay chết máy giữa chừng. Nhiệm vụ của EGR là đưa khí thải vào khoang đốt để nhằm hạ nhiệt động cơ và hạn chế các chất độc hại có trong khí thải để bảo vệ môi trường.
5. Cảm biến ô xy
Động cơ xe ô tô bị giật khi tăng tốc do cảm biến ô xy bị bám muội
Cảm biến ô xy bị bám muội sẽ mất đi sự nhạy bén trong việc đo lượng ô xy có trong khí thải khiến cho ECU khó xử lý chính xác lượng nhiên liệu cần đưa vào buồng đốt. Điều này dẫn đến tình trạng động cơ sẽ tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, kim phun hoạt động quá tải cũng là nguyên nhân khiến xe di chuyển bị giật và rung lắc.
Theo Oto
5 thói quen khiến ôtô nhanh hỏng Không bảo dưỡng định kỳ, lái xe với bình cạn nhiên liệu hay phóng nhanh qua ổ gà đều khiến xe nhanh xuống cấp. Không kiểm tra bảo dưỡng định kỳ và thay dầu thường xuyên Nhiều người bỏ qua việc bảo dưỡng định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất, điều này bỏ lỡ nhiều vấn đề hỏng hóc, khiến tài...