Kinh nghiệm lái xe ngon lành trên các kiểu đường “oái oăm”
Lái xe trên những địa hình hỗn hợp bạn không chỉ áp dụng kỹ năng lái, thao tác linh hoạt mà còn phải am hiểu cả địa lý. Dưới đây là một số kinh nghiệm cho các tình huống riêng biệt.
Mô đá và lòng suối cạn
Khi gặp đường nhiều mô đá hoặc lòng suối cạn có nhiều đá, bạn cần gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2). Như vậy, xe của bạn sẽ có đủ lực đẩy kể cả khi một bánh bị treo khi bánh khác đang leo trên mô đá. Tốc độ chậm giúp bạn có thể điều khiển xe đúng hướng và giảm thiệt hại khi gầm xe va vào đá.
Gài cầu chậm và chọn số thấp (số 1 hoặc 2) khi lái xe qua lòng suối cạn
Để tránh bị va các bộ phận bên dưới gầm xe vào mô đá, bạn cần nhắm cho 1 bên bánh xe leo lên trên mô đá, như thế cầu, bộ vi sai và các bộ phận khác sẽ được nhấc lên (đối với bộ giảm xóc độc lập thì hiệu quả sẽ ít hơn).
Rãnh sâu ngang đường
Khi gặp rãnh sâu nằm ngang đường, bạn cần tiếp cận theo góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Như vậy bạn luôn có 3 bánh nằm trên mặt đất để đẩy xe tiến tới. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.
Đi góc chéo khoảng 30-45 độ để cho lần lượt từng bánh xe treo trên rãnhRãnh sâu dọc đường
Bạn cần cho bánh xe chạy phía trên của rãnh ở 2 bên. Bạn cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh, khi đó trọng tâm của xe sẽ dồn xuống 2 bánh đó. Hai bánh còn lại ở trên mặt đất sẽ bị thiếu lực bám, rất dễ quay tại chỗ và kết quả là xe bị sa lầy.
Cần tránh không cho cả hai bánh của 1 bên bị rơi xuống rãnh
Khi tiến vào và thoát khỏi rãnh dọc, bạn cần dừng lại và đánh lái hết cỡ để lần lượt từng bánh xe treo trên rãnh. Nếu cần thì có thêm một người đứng quan sát và thông báo cho lái xe để đảm bảo cho từng bánh xe vượt qua rãnh an toàn.
Gờ đất ngang đường
Video đang HOT
Bạn cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đường. Bạn nên về số thấp (ví dụ số 2 ở 4H), tiến đến theo phương vuông góc cho 2 bánh trước cùng leo lên gờ đất một lúc, rồi đến 2 bánh sau. Nếu bạn leo qua gờ đất bằng một góc chéo thì có khả năng là cục vi sai sẽ chạm vào gờ đất và nhấc 1 bên bánh lên, có thể làm cho xe bạn bị kẹt lại.
Cần giảm tốc độ trước khi tiếp cận với gờ đất nằm ngang trên đườngĐường đất và đá dăm
Nếu bạn cần vượt hoặc nhường đường cho xe cùng chiều thì bạn cần nhìn xem có các mô đất cát ở mép đường hay không. Các mô đất cát này có thể làm bánh xe bị trượt hoặc nảy lên, làm mất khả năng điều khiển xe và có thể gây tai nạn nghiêm trọng.
Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát
Nếu bạn thấy có xe ngược chiều tiến lại với một đám mây bụi phía sau, bạn nên dừng hẳn lại bên lề đường hoặc tốt nhất là rẽ sang bên đường. Như vậy sẽ tránh cho xe bị đất đá văng vào, hoặc tránh va chạm với một XE khác cũng đang cố vượt xe đi ngược chiều nói trên.
Đường đá dăm có độ phản chiếu ánh sáng cao nên rất khó quan sát các chỗ lồi lõm khi trời nắng, và lại có độ trượt bánh rất cao, nên bạn phải quan sát mặt đường kỹ khi lái xe, tránh phải phanh gấp có thể gây trượt bánh dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.
Đi theo đoàn xe
Bạn cần giữ khoảng cách cần thiết để đỡ bị bụi đất của xe trước làm ảnh hưởng đến tầm nhìn và khả năng lấy gió của động cơ. Việc liên lạc giữa các xe có thể thực hiện qua bộ đàm là tốt nhất. Nếu không có bộ đàm, xe đi trước có thể dùng tín hiệu như nháy chân phanh và đèn xi nhan để ra hiệu cho xe sau. Xe đi sau có thể nháy đèn pha và đèn xi nhan để thông báo lại về sự đồng ý.
Giữ khoảng cách an toàn khi đi xe theo đoànTránh chướng ngại vật bất ngờ
Chiều cao của xe hai cầu làm cho bạn có tầm nhìn cao hơn so với xe du lịch, giúp bạn có thể quan sát đường tốt hơn để phán đoán và xử lý tình huống từ xa. Tuy nhiên nó lại làm cho xe của bạn dễ bị trượt bánh và xoay ngang khi phanh gấp. Vì thế, nếu gặp chướng ngại vật bất ngờ, bạn cần đạp phanh ở mức mạnh nhất mà không làm trượt bánh, đánh tay lái nhẹ để tránh chướng ngại vật.
Nếu đuôi xe bị trượt, bạn cần nhả chân phanh một ít, lái xe theo hướng trượt để lấy lại hướng. Trong tình huống xấu nhất, bạn cần co chân lên, lấy hai tay để lên đầu và che lấy đầu trước khi va chạm xảy ra.
Theo Cartimes
Những vật dụng 'thiết thân' trên ô tô kiểu gì tài xế cũng phải mang theo
Đôi khi, những vật dụng đơn giản, giá rẻ lại là thứ có thể "cứu nguy" khi chiếc xe của bạn gặp sự cố trên đường.
Dây kích ắc quy
Là nguồn cấp điện duy nhất cho xe khi động cơ chưa làm việc, ắc-quy yếu đồng nghĩa xe không thể khởi động.
Dây kích ắc quy cần thiết khi xe không thể khởi động giữa đường
Với dây kích, sự hỗ trợ của xe khác và một vài bước đấu nối đơn giản, bạn hoàn toàn có thể tự thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.
Lốp dự phòng
Lốp dự phòng không nhất thiết phải dùng lốp mới. Nếu thay đồng bộ cả 4 lốp, hãy giữ lại chiếc tốt nhất làm lốp dự phòng. Luôn giữ thói quen kiểm tra bánh dự phòng cùng với các bánh khác để có thể sử dụng khi cần thiết.
Luôn kiểm tra bánh dự phòng để sử dụng khi cần thiết
Thực tế, thời gian thay bánh dự phòng nhanh hơn nhiều so với gọi và chờ cứu hộ.
Hộp dụng cụ y tế
Đây là vật dụng mà xe nào cũng cần có, với bông băng, gạc tiệt trùng, các loại thuốc thông dụng như đau bụng, dạ dày, giảm sốt, các dụng cụ hỗ trợ...
Hộp y tế là thứ xe nào cũng cần phải cóBơm điện mini
Lốp non hơi không những làm giảm khả năng điều khiển xe, tăng nguy cơ tai nạn mà còn làm động cơ tiêu tốn nhiên liệu, giảm tuổi thọ lốp. Bất cứ khi nào thấy xe lắc, lệch lái bạn đều cần kiểm tra áp suất lốp.
Bơm điện mini giải quyết nhanh vấn đề lốp non hơi
Bơm hơi điện nhỏ gọn sẽ giúp lốp nhanh chóng lấy lại phong độ.
Hộp dụng cụ cầm tay
Bất cứ ai, dù đó là thợ sửa xe nhiều kinh nghiệm cũng không thể thay bánh chỉ với tay không. Kích và tuýt tháo ốc là hai trong số những dụng cụ quan trọng nhất.
Kích và tuýt tháo ốc là hai trong số những dụng cụ quan trọng nhất
Sau khi tháo tấm chắn, tuần tự dùng tuýt nới lỏng các ốc bánh xe. Kích xe ở góc cần thay bánh, dùng tuýt tháo rời ốc, thay bánh dự phòng. Quy trình lắp ngược với lúc tháo. Hãy nhớ rằng, sau khi hạ kích bạn cần siết lại ốc.
Biển cảnh báo nguy hiểm
Vào ban ngày, cành cây ven đường có thể là vật cảnh báo nếu phải dừng bất đắc dĩ. Nhưng trong đêm mọi chuyện lại khác, dù xe bật đèn cảnh báo nguy hiểm thì vẫn có nhiều tài xế bỏ qua dấu hiệu này. Cách tốt nhất là sử dụng thiết bị cảnh báo nguy hiểm có đèn đặt cách xe chừng 30m theo hướng ngược với chiều xe di chuyển. Thiết bị này có tác dụng cảnh báo sớm cho các tài xế khác biết có xe gặp sự cố.
Bình cứu hỏa
Ôtô nói riêng và các phương tiện giao thông nói chung là nguồn nguy hiểm cao độ bởi nó hội tụ cả tác nhân gây cháy và nguồn cháy. Vật liệu nội thất và đặt biệt là xăng dầu rất dễ bắt lửa. Một đám cháy nhỏ nếu không được xử lý kịp thời sẽ lan toàn xe, thậm chí còn gây nổ. Bình cứu hỏa mini có thể giúp thoát nạn hoả hoạn trong tích tắc.
Bình cứu hoả mini có thể giúp thoát nạnBúa thoát hiểm
Kính xe tôi đạt độ bền cao, khó vỡ. Tình huống xe rơi xuống nước, hỏa hoạn, hoặc nước lũ cuốn trôi, nếu người ngồi trong xe không kịp thoát ra ngoài thì nguy cơ tử nạn là điều không tránh khỏi. Búa thoát hiểm có dạng đầu nhỏ, khi dùng lực đập vào kính, ứng suất lớn tập trung phá vỡ liên kết làm kính vỡ vụn.
Nên có sẵn búa thoát hiểm trên ô tô để dùng khi cầnĐèn pin
Đèn pin để trong hộc đồ nhỏ sẽ rất hữu dụng khi cần sữa chữa xe dọc đường hay tìm kiếm trong trời tối.
Đèn pin sẽ hữu dụng khi cần sửa chữa xe trong trời tối
Theo Cartimes
Quên kéo hoặc hạ phanh tay gây hậu quả đáng tiếc thế nào Việc lái xe quên kéo hoặc hạ phanh tay thực sự là vấn đề phổ biến, đặc biệt là đối với các lái mới. Tuy nhiên, việc này có thể dẫn đến những nguy hiểm khó lường. Sẽ có hai trường hợp xảy ra với trường hợp quên hạ phanh tay: hoặc quên hẳn, hoặc có hạ nhưng chưa hạ hẳn khiến phanh...