Kinh nghiệm lái xe: Khi nào phải bảo dưỡng điều hoà ô tô?
Điều hoà bật 10 phút chưa mát? Điều hòa đang mát tự nhiên lại không còn hơi lạnh? Dừng đèn đỏ là xe như “có ma” khi điều hoà nóng bỏng… Khá nhiều hiện tượng cho thấy bạn cần phải đi bảo dưỡng hệ thống điều hoà gấp nếu không muốn “Nóc nhà trở bão”.
Hệ thống điều hoà trên ôtô luôn là điều cực kỳ quan trọng không chỉ với bạn và cả với các “lãnh đạo” trên xe; sẽ thực sự là ác mộng nếu như hệ thống điều hoà trên xe bạn không kịp làm mát… Vậy làm thế nào để biết rằng đã đến lúc hệ thống điều hoà trên xe của bạn cần phải đi bảo dưỡng.
Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống điều hoà?
Dưới đâu là những biểu hiện của hệ thống giúp bạn biết rằng đã đến lúc cần phải thực hiện bảo dưỡng hệ thống điều hoà trên xe:
- Nếu bạn đã đi xe trong 3 năm trở lên và chưa lần nào ngó ngàng đến hệ thống điều hoà
- Với xe tuổi đời khá lớn mà 2 năm chưa bảo dưỡng điều hoà.
- Quạt gió kêu to nhưng không thấy gió vào, chỉ “phào phào”, hơi mát kém và có thể kèm theo mùi khó chịu.
- Xe phải nổ máy và lăn bánh 10 phút trở lên mới có hơi lạnh.
- Điều hoà lạnh “không sâu”.
- Xe dừng hoặc chờ đèn đỏ là không có hơi mát, chỉ khi xe di chuyển mới có hơi lạnh.
- Điều hoà bật lên mát ngay nhưng chỉ một lúc sau lại là hơi nóng, nếu tắt điều hoà vài phút bật lên lại có hơi lạnh và hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
Video đang HOT
Những biểu trên có thể đến từ việc hao hụt gas, lọc gió điều hoà bị bẩn, quạt tản nhiệt cục nóng (quạt ly tâm hoặc quạt điện) không khả năng giải nhiệt giàn nóng, tắc van/đường ống giàn lạnh…
Công việc bảo dưỡng điều hoà, có nhiều phần việc phải kiểm tra nhưng sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau; vệ sinh lọc gió điều hoà, vệ sinh phin lọc, xúc rửa giàn nóng và giàn lạnh, bổ sung gas điều hoà, dầu lạnh (trong trường hợp bị hao hụt)…, nếu trong các trường hợp bị tắc quá nặng, thợ sẽ phải tháo cả tableau để có thể thực hiện việc bảo dưỡng thông đường ống.
Trong khi đó, đối với các trường hợp điều hoà có vấn đề thực sự (biểu hiện rõ nhất là không hề có hơi mát), khi đó thợ sẽ phải kiểm tra từng bộ phận của hệ thống để tìm ra lỗi; lốc điều hoà “chết” không đóng dù dây curoa vẫn kéo, mất hoàn toàn hơi lạnh do rò rỉ ga, thủng cút nối… thậm chí thủng ống dẫn do chuột cắn hay ống cao su ép (cút nối) không đủ chặt do thời gian sử dụng đã lâu.
Đừng bao giờ chủ quan mà bỏ qua hướng dẫn sử dụng có trên mỗi chiếc xe
Bảo dưỡng hệ thống điều hoà, “garaga ngoài” có tin tuởng được hay không?
Đối với các trường hợp buộc phải thực hiện việc sửa chữa hệ thống điều hoà, các xưởng, garage sửa xe có uy tín thường thông báo rõ với bạn phần việc cần làm, vật tư cần thay thế, khối lượng công việc và thời gian hoàn thiện rõ ràng, đây là yếu tố thực sự quan trọng vì điều này giúp bạn – một người sử dụng xe, an tâm hơn khi giao chiếc xe cho họ sửa chữa. Chính vì vậy, các garage minh bạch về chi phí, vật tư, thời gian, không có “điều tiếng” trong quá trình hoạt động sẽ là những địa chỉ an tâm.
Kinh nghiệm lái xe
Một điều quan trọng nữa khi mà nhiều người dùng luôn đặt câu hỏi; Các garage ngoài có thể thực hiện công việc bảo dưỡng điều hoà tốt như trong đại lý các hãng hay không? Điều này có thể khẳng định là hoàn toàn có thể khi mà với các garage ngoài cũng phải được trang bị những dụng cụ, máy móc đầy đủ mới có thể thực hiện được việc bảo dưỡng/sửa chữa điều hoà; máy nén, đồng hồ đo, dụng cụ vệ sinh đường ống…
Ngoài ra, các garage ngoài còn có sự kết nối trực tiếp giữa người thực hiện sửa chữa và khách hàng tốt hơn, hay nói cách khác là sự lắng nghe, tư vấn trao đổi thoải mái gần gũi hơn, được hỗ trợ sửa chữa nhanh chóng hơn (do các đại lý có lượng xe phải làm nhiều hơn), có thể theo dõi công việc thực hiện chiếc xe của mình. Trong khi với các đại lý (chính hãng) lớn, việc đầu tư lớn có thể giúp công việc nhanh chóng hơn nhờ máy móc cao cấp (ví dụ máy thu hồi và tái tạo khí gas có giá trị khoảng 90 triệu đồng)…
Anh Trần Văn Quỳnh, thợ máy tại garage P.Thái (Long Biên – Hà Nội) cho biết, đối với việc bảo dưỡng điều hoà, người tiêu dùng nên tìm đến garage chuyên về điều hoà, những xưởng sửa xe có thông tin minh bạch về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cùng các loại vật tư thực sự cần thiết và vừa đủ số lượng trong khi thực hiện công việc; lượng gas và chủng loại gas bổ sung (tính theo kg), dầu lạnh (tính theo lon), dung dịch vệ sinh dàn lạnh (tính theo lon)…
10 Kinh nghiệm lái xe trên cao tốc cần lưu ý
Đường cao tốc ngày càng phổ biến tại Việt Nam, tuy nhiên không phải vì thế mà tài xế nào cũng có điều kiện để có kinh nghiệm lái xe trên cao tốc.
Dưới đây là 10 lỗi thường gặp và cách xử lí để có giúp bạn lái xe an toàn trên cao tốc.
1. Nhập làn vào đường cao tốc quá sớm: Một lỗi mà hầu như chẳng ai biết, bởi đơn giản là... không có trong quy định bắt buộc, nhưng rất nhiều người mắc phải khi nóng lòng nhập làn cao tốc cho nhanh; sự chênh lệch lớn về tốc độ khi bạn chuẩn bị nhập làn cao tốc với xe đang đi trong cao tốc khiến phán đoán tình huống va chạm và của bạn nhiều khi không chính xác.
Chính vì vậy, hãy cố gắng đạt tốc độ tối thiểu dành cho cao tốc trước khi nhập làn (khoảng 60 km/h) để hạn chế tai nạn. Tất nhiên, nếu đằng sau không có xe thì bạn hoàn toàn thoải mái, nhưng về lâu dài, hãy tập cho mình thói quen tốt này.
2. Chuyển làn không bật đèn báo rẽ: Một lỗi sơ đẳng nhưng đã có nhiều tai nạn xảy ra với sự bất cẩn này. Nên nhớ trên cao tốc, với tốc độ 100km/h thì một chỉ va chạm nhỏ cũng dẫn đến những hậu quả vô cùng thảm khốc. Nên chuyển từng làn đường để các phương tiện khác hiểu được ý định của bạn trên đường.
3. Chuyển nhiều làn đường cùng lúc: Đây hoàn toàn không phải là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ, nhưng sẽ an toàn cho bạn nếu chuyển tuần tự từng làn đường để giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được chủ định của bạn trên đường, tránh được sự lúng túng trong các tình huống lái xe tốc độ cao. Kinh nghiệm lái xe cho thấy, việc không "hiểu rõ" ý định của lái xe phía trước thường dẫn đến những quyết định sai lầm cho người đi sau, đôi khi còn dẫn tới cả những tai nạn đáng tiếc.
4. Không giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước: Bạn có biết, với tốc độ 80 km/h, một chiếc xe 5 chỗ phải cần khoảng 25 m để dừng lại khi đạp phanh khẩn cấp, và quãng đường này sẽ dài hơn nếu bạn đang lái một chiếc xe to hơn, nặng hơn, tốc độ đi nhanh hơn. Chính vì vậy, muốn an toàn, hãy nhớ đến việc giữ khoảng cách an toàn theo chỉ dẫn trên các con đường cao tốc.
5. Đi xe trên hai làn đường: Trong khu vực đông dân cư, việc đi trên hai làn đường nhiều khi là điều không thể tránh khỏi, do mật độ phương tiện cũng như điều kiện lưu thông, nhưng về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng kỹ năng lái xe của mỗi người và thực sự là "tai hoạ" nếu bạn đi trên đường cao tốc.
6. Đi tốc độ chậm trên làn đường bên trái: Nhiều người cho rằng, khi lái xe trên cao tốc ở dải tốc độ cho phép thì lựa chọn làn đường nào là quyền của người lái. Điều đó không sai, tuy nhiên nếu muốn giữ cho mình sự an toàn, hãy tập cho mình thói quen chỉ dùng làn ngoài cùng bên trái là LÀN ĐỂ VƯỢT; điều này chẳng khiến ai đánh giá bạn lái kém vì hành động này cả.
7. Đi quá gần với xe ở làn bên cạnh: Không lấn làn, không vượt ẩu..., nhưng việc đi qua gần với một xe làn đường bên cạnh, dù không vi phạm luật nhưng vô tình khiến các xe khác muốn vượt gặp một tình huống có khả năng cao sẽ gây ra tai nạn khi phải lách qua hai xe đi gần nhau. Nên nhớ, trên đường cao tốc, giữ an toàn cho mình nhiều khi cũng đồng hành với việc giữ an toàn cho xe khác.
8. Dừng xe trên làn khẩn cấp: Khá nhiều lái xe Việt Nam vẫn lầm tưởng và cố tình "hiểu nhầm" chức năng của làn khẩn cấp, khá nhiều người tỏ ra... khôn lỏi khí cố tình giả vờ hỏng xe, bật đèn cảnh báo, dừng xe trên làn khẩn cấp để "tâm sự" hay nghỉ ngơi. Đây là hành động hoàn toàn sai và gây mất an toàn cho chính mình; hãy chú ý các điểm dừng chân trên cao tốc hoặc các đoạn được được phép dừng xe (có biển báo) đủ an toàn.
9. Không chú ý biển hiệu nên đi quá lối rẽ: Và hậu quả của nó sẽ khiến bạn phải đi thêm hàng chục km để đến lối rẽ tiếp theo, điều này không chỉ khiến bạn thiệt hại về kinh tế, thời gian mà còn khiến bạn bị ảnh hưởng tâm lý trên cả quãng đường còn lại. Hãy tìm hiểu lối cần rẽ trên cao tốc để không bị vướng vào tình huống này.
10. Quay đầu xe trên cao tốc: Hành vi này là hậu quả của việc không tìm hiểu thông tin, đi quá lối rẽ trên cao tốc. Nếu như lựa chọn đúng là đi tiếp đến lối ra tiếp theo thì không ít tài xế Việt Nam lựa chọn một cách "không thể sai lầm hơn" khi cố tình quay đầu để đi ngược chiều trên cao tốc.
Bạn có biết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng cho hành vi "đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc". Ngoài ra tài xế còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng. Thậm chí hiện dự thảo Luật bảo đảm an toàn giao thông còn đề xuất tước GPLX ngay lập tức.
6 bước an toàn cơ bản cần nhớ nếu xe nổ lốp khi đang chạy tốc độ cao Giữ bình tĩnh, không đánh lái liên tục, không phanh gấp... là những gì người lái có thể làm để tránh rủi ro cao khi ôtô nổ lốp. Lốp ô tô nổ khi đang di chuyển có thể gây nguy hiểm cho người điều khiển xe, bởi khi đó việc đánh lái và kiểm soát xe không theo ý muốn. Theo Cơ quan...