Kinh nghiệm lái xe dành cho phụ nữ
Chuẩn bị giày đế bằng khi lái xe, bình tĩnh khi lùi xe, kết nối điện thoại với xe để không bị vướng tay khi cầm lái… những kinh nghiệm nhỏ giúp chị em lái xe an toàn hơn.
Hãy tập trung hơn khi lái xe
Một thực tế không thể phủ nhận là phụ nữ rất dễ mất tập trung khi lái xe; Những bộ đầm, những chiếc nón sành điệu dễ dàng lôi kéo sự chú ý của các bà các chị, chưa kể những cú điện thoại, tin nhắn… Để giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, hãy tập trung hơn khi lái xe; kết nối điện thoại với ô tô, hạn chế trả lời tin nhắn, liếc nhìn shopt thời trang giảm giá bên đường…
Loại bỏ những phụ kiện gây cản trở việc lái xe
Hãy chuẩn bị một đôi giày đế bằng trong xe để thay thế đôi giày cao gót điệu đà, một vật dụng cần thiết của chị em nhưng rất dễ gây sự cố chân ga. Hãy tháo bỏ các loại khăn quàng có thể gây vướng víu khi lái xe. Kính mát thời trang và khăn/khẩu trang cũng là những phụ kiện có thể làm giảm tầm quan sát của bạn khi lái xe.
Gương chiếu hậu không phải để trang điểm
Bộ gương chiếu hậu trong và ngoài xe được thiết kế để hỗ trợ tài xế quan sát các tình huống giao thông xung quanh xe, để ngăn ngừa va chạm. Do đó, hãy chỉnh gương chiếu hậu để đảm bảo khả năng quan sát tốt nhất. Hầu hết các dòng xe hiện đại được trang bị gương điện nên việc căn chỉnh gương khá đơn giản.
Video đang HOT
Lùi xe có khó không?
Câu trả lời là: Không, nếu bạn không đạp chân ga quá mạnh, không đánh lái quá nhiều và liên tục nhìn vào gương chiếu hậu để quan sát tình huống. Hãy tận dụng camera lùi, lắng nghe tiếng cảm biến và thật bình tĩnh điều khiển chân ga để việc lùi xe không trở thành “ác mộng”.
“08″ khi lái xe
Bất cứ câu chuyện dài dòng hoặc mang tới những cảm xúc thái quá đều có thể ảnh hưởng tới sự tập trung lái xe. Sự bực tức, nóng vội, thậm chí là quá hào hứng, đều ảnh hưởng tới hành vi lái xe của bạn. Vì vậy, hãy kết thúc sớm các cuộc hội thoại không quá quan trọng khi lái xe!
Không dừng đỗ tuỳ tiện
Ngoài các nguyên tắc về lái xe an toàn, hãy chú ý dừng xe đúng chỗ. Trước khi mở cửa xe cần quan sát phía sau và mở cửa chỉ vừa đủ rộng để ra khỏi xe. Tuyệt đối không vì sự tiện lợi nhất thời mà bất chấp, dừng xe giữa đường mua đồ, mua hàng.
Thuốc an thần có tác dụng phụ không kém bia rượu
Khi lái xe, hãy cẩn trọng với việc sử dụng các loại thuốc chống đau đầu, cảm lạnh hay thậm chí thuốc sổ mũi hắt hơi, vì đây là loại thuốc có tác dụng phụ là gây buồn ngủ.
Chúc chị em lái xe an toàn và đừng “hù doạ” anh em mỗi khi ra đường.
Làm gì khi lái xe mắc kẹt trong thời tiết băng, tuyết?
Những ngày gần đây, đợt rét đang diễn ra khắc nghiệt nhất trong vòng 40 năm qua tại các khu vực miền núi phía Bắc như Sapa, Lào Cai, Hà Giang hay khu vực Bắc Trung bộ.
Theo đó, hiện tượng băng, tuyết cũng xảy ra tại một số khu vực nói trên.
Khi di chuyển dưới thời tiết khắc nghiệt này, người lái xe cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cơ bản và mang theo một số vật dụng cần thiết.
Hiện tượng băng, tuyết xuất hiện những ngày gần đây tại khu vực miền núi phía Bắc. Ảnh: MXH
Theo các chuyên gia, hệ thống an toàn của xe cộ tại Việt Nam, nhất là lốp xe không phù hợp để chạy trên đường đóng băng. Trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển, thì lái xe cần thận trọng, chú ý quan sát, đi với tốc độ chậm, đặc biệt là khi lên và xuống dốc. Lái xe cũng nên bật đèn sương mù, đèn gầm khi di chuyển.
Chia sẻ trên một hội nhóm về ô tô, anh Nguyễn Văn Phương cho biết: "Xe đi dưới trời tuyết thì phải có lốp chuyên dụng, đa số ô tô tại Việt Nam có lốp xe chỉ phù hợp với chạy đường nhựa, trời nóng, do đó đi đường tuyết rất nguy hiểm".
Đồng ý với ý kiến trên, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại khi nhiều người chưa có kinh nghiệm chạy đường băng, tuyết sẽ dễ gây ra nguy hiểm thật. "Cung đường quanh co, xe đông đúc, đường trơn trượt. Đường đèo dốc đóng băng thế này thì lốp đông nhiều khi cũng không còn tác dụng"- một ý kiến chia sẻ.
Các du khách có nhu cầu ngắm tuyết cần cẩn trọng khi lái xe. Ảnh: MXH
Theo các chuyên gia ô tô, cũng như bùn lầy, lái xe trên đường băng, tuyết dễ khiến cho bánh xe bị lún, trơn trượt, hơn thế nữa di chuyển trên đường băng, tuyết còn nguy hiểm hơn. Vì vậy đòi hỏi người lái xe phải có thái độ bình tĩnh, chú ý quan sát.
Cụ thể, nếu chiếc xe bị mắc kẹt trong tuyết, người lái xe cần nhẹ chân ga, đồng thời quay vô lăng xe cho bánh xe từ phía này quay sang phía kia và ngược lại liên tục cho đến khi bánh xe đẩy được tuyết sang hai bên rồi từ từ vượt lên khỏi vũng lầy. Đặc biệt, khi xác định địa điểm đến có thể rơi nhiều tuyết, chủ xe nên trang bị cho mình một dụng cụ cào tuyết nếu có.
Tuy nhiên, tuyết rơi tại Việt Nam là hiện tượng rất hiếm nên lượng tuyết rơi không dày như các nước khác. Dù vậy, chủ xe cũng cần quan tâm tới bộ phận lốp xe, vì đa số các loại lốp thường được thiết kế phù hợp với điều kiện đường sá nước ta nên việc di chuyển dưới băng, tuyết dễ gặp rủi ro hơn.
Lái xe nên cần tìm hiểu các kinh nghiệm lái xe khi đi ngắm tuyết. Ảnh: MXH
Đối với những đoạn đường không quen thuộc, bị che khuất và khó quan sát tài xế phải di chuyển chậm và cẩn thận để tránh đi vào các hố sâu. Đặc biệt, khi di chuyển các cung đường này không nên vượt xe đi trước. Thay vào đó các xe có thể đồng hành di chuyển cùng nhau và hỗ trợ khi cần thiết.
Khi trời tuyết lớn, chủ xe có thể xả bớt khí trong săm lốp ô tô để diện tích tiếp xúc giữa bánh xe và mặt đường lớn hơn, có tác dụng chống trơn trượt. Lưu ý người lái xe trong tuyết cần chú ý giữ ấm tay chân.
Đi phượt vùng cao xem tuyết rơi, những hiểm nguy rình rập Lái xe dưới trời lạnh, xuất hiện băng, tuyết tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà có thể các tài xế không lường trước được. Băng, tuyết là hiện tượng hiếm gặp tại Việt Nam. Tuy nhiên khi miền Bắc đang chìm trong đợt rét nhất từ đầu đông, tại các khu vực núi cao ở một số địa phương miền núi như Mẫu...