Kinh nghiệm lái xe: Cách sử dụng tính năng Giới hạn tốc độ trên Ford Everest Sport
Tính năng hạn chế tốc độ LIM không chỉ giúp bạn lái xe mà không sợ bị quá tốc độ mà còn giúp bạn vận hành an toàn trên những cung đường đèo dốc. Đây là tính năng được trang bị tiêu chuẩn không chỉ cho Ford Everest Sport mà cho toàn bộ các phiên bản của mẫu Ford Everest tại Việt Nam.
Tính năng hạn chế tốc độ (LIM) rất hữu ích khi vận hành trên những cung đường đèo dốc, đặc biệt là những người mới lái. Đặc biệt sẽ vô cùng hữu dụng trong việc tuân thủ biển giới hạn tốc độ và camera giám sát tốc độ đang được sử dụng ngày càng nhiều trên cả nước. Tính năng này cho phép người lái lựa chọn tốc độ tối đa, nếu lỡ quá chân ga, hệ thống sẽ không cho phép xe vượt quá tốc độ đã lựa chọn.
Nút kích hoạt tính năng Giới hạn tốc độ trên Ford Everest Sport 2021 tại Việt Nam
Việc sử dụng Tính năng hạn chế tốc độ khá đơn giản, bạn có hai cách để kích hoạt tính năng này, khi xe chưa lăn bánh hoặc xe đang lăn bánh.
- Khi xe nổ máy và chưa lăn bánh; nhấn công tắc LIM trên cụm điều khiển trên tay lái để kích hoạt tính năng. Sau đó nhấn phím SET để lựa chọn tốc độ tối đa cao nhất để lăn bánh. Lưu ý tốc độ lựa chọn chỉ từ 30km/h trở lên.
Video đang HOT
- Khi đang lăn bánh; nhấn công tắc LIM trên cụm điều khiển trên tay lái để kích hoạt tính năng. Sau đó nhấn phím SET- để lựa chọn vận tốc hiện thời của xe là tốc độ tối đa cao nhất. Các phím này cũng để lựa chọn thay đổi vận tốc tối đa theo ý người lái.
- Nếu bạn muốn huỷ bỏ giới hạn tốc độ đã chọn, nhấn phím CAN. Nếu muốn khôi phục hoạt động của tính năng này, nhấn phím RES để quay tốc độ tối đa đã chọn.
- Trường hợp muốn tắt hẳn tính năng này, người lái chỉ cần nhấn lại công tắc LIM một lần nữa.
- Trường hợp khẩn cấp như bắt buộc phải vượt xe khác hoặc tránh chướng ngại vật, người lái có thể đạp chân ga thật mạnh để tạm thời huỷ bỏ giới hạn tốc độ.
Cách sử dụng tính năng Giới hạn tốc độ trên Ford Everest Sport
Lưu ý:
- Trường hợp bạn cài đặt Giới hạn tốc độ thấp hơn tốc độ hiện thời (xe đang lăn bánh) thì hệ thống sẽ cảnh báo bằng đèn nháy, nếu bạn tiếp tục đi với tốc độ cao hơn tốc độ giới hạn, lúc đó âm thanh cảnh báo sẽ được kích hoạt.
- Khi bạn lái xe vượt quá tốc độ tối đa đã lựa chọn như đổ đèo, hệ thống sẽ báo cho bạn biết bằng đèn báo và âm thanh cảnh báo.
- Nếu bạn cố ý vượt quá tốc đọ trong trường hợp khẩn cấp, chỉ đèn báo tốc đọ đã thiết lạp sẽ nhấp nháy trên màn hình thông tin.
Kinh nghiệm lái xe: Đâu là vị trí ngồi an toàn nhất trên xe?
Không phải vị trí nào trên ô tô cũng có sự an toàn như nhau khi gặp tai nạn, chia sẻ kinh nghiệm dưới đây không phải là để bạn giành nhau vị trí ngồi an toàn, mà để sử dụng trong những trường hợp được phép lựa chọn.
Với bất kể loại xe nào, vị trí hành khách phía trước luôn là vị trí kém an toàn nhất, cho dù có cả túi khí trước/hông/rèm hỗ trợ. Vì khi đối mặt với tai nạn, người lái có xu hướng đánh lái để tránh vật cản đâm vào mình.
Trong khi đó, vị trí an toàn nhất luôn được đặt ở hàng ghế thứ hai, đối với xe có 5 chỗ ngồi, bao gồm cả hatchback và sedan, vị trí ngồi giữa hàng ghế thứ hai là vị trí quan trọng nhất. Tuy nhiên vị trí này chỉ phù hợp với trẻ em khoảng dưới 13 tuổi mới đủ thoải mái.
Đối với người lớn, vị trí sau hành khách phía trước là vị trí an toàn nhất bởi vị trí này có tỷ lệ gặp va chạm khi tai nạn ít hơn so với vị trí ngồi sau lái xe.
Đối với các loại xe có 3 hàng ghế, bất kể crossover hay SUV, tượng tự như vậy, vị trí giữa và bên phải hàng ghế thứ hai là những vị trí an toàn nhất. Trong khi ở hàng ghế thứ 3, trong các tình huống tai nạn từ phía sau, đây là vị trí dễ tổn thương nhất.
Mặc dù các vị trí có mức độ an toàn khác nhau nhưng để có sự bảo vệ tốt nhất, bạn hãy nhớ việc luôn phải thắt dây an toàn khi lên xe.
Chúc các bạn có những chuyến đi an toàn.
Làm thế nào để hết buồn ngủ khi đang lái xe? - Kinh nghiệm lái xe bạn cần biết Cách đơn giản và hiệu quả nhất để giải quyết ngay cơn buồn ngủ khi lái xe là kiếm chỗ nào đó an toàn, dừng xe lại và đánh một giấc, nhưng trong trường hợp mới chỉ hơi hơi lơ mơ, những mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn xua tan cơn buồn ngủ khi lái xe. Bạn có biết: Biểu hiện của...