Kinh nghiệm lái xe: Bí quyết giúp bạn sử dụng điều hoà ô tô nhanh mát nhất
Nhiều người có thói quen bật điều hòa hết cỡ ngay khi lên xe vì muốn mau làm mát cho khoang lái, tuy nhiên đó không phải là cách làm đúng, đôi khi còn làm giảm tuổi thọ các thiết bị.
Vậy làm thế nào để sử dụng điều hòa ô tô đúng cách trong mùa hè? Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng điều hoà ôtô đúng cách nhất.
Nhiều người có thói quen bật điều hòa hết cỡ ngay khi lên xe vì muốn mau làm mát cho khoang lái, tuy nhiên đó không phải là cách làm đúng, đôi khi còn làm giảm tuổi thọ các thiết bị khác trên xe do động cơ phải làm việc quá sức: tải hệ thống điều hòa, các loại bơm dầu/quạt…
Những kinh nghiệm sử dụng điều hòa dưới đây sẽ giúp chiếc xe hoạt động hiệu quả hơn:
1. Tìm chỗ đỗ xe phù hợp
Khi đỗ xe, cố gắng tìm nơi có bóng râm của cây cối, bên hông các tòa nhà… Nếu không còn cách nào khác thì nên chuẩn bị tấm bạt che nắng cho xe, các tấm phản quang để bên trong xe cũng có những tác dụng nhất định.
Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép (nhất là đảm bảo an ninh), hãy để kính cửa sổ mở hé ra khoảng 1-2 cm để không khí trong xe được lưu thông.
2. Mở cửa cho thoát khí nóng
Video đang HOT
Khi chuẩn bị khởi hành, hãy dành 5-10 phút để mở hết các cánh cửa cho không khí nóng bên trong xe được giảm bớt, bởi sau khoảng thời gian phơi nắng, nhiệt độ bên trong xe có thể lên tới hơn 60 oC.
Mở cửa kính sau bên phụ (có thể hạ cả trước/sau), đóng mở cửa lái vài lần nhằm mục đích đẩy hết khí nóng trong xe ra ngoài. Điều này có thể nhanh chóng làm giảm tới 10 oC nhiệt độ không khí trong xe.
3. Đuổi khí nóng trong hệ thống trước khi lăn bánh
Trước khi xe lăn bánh, hãy bật quạt gió (không bật điều hòa) để đẩy hết khí nóng còn lưu lại bên trong hệ thống. Điều này không chỉ giúp làm mát nhanh mà còn tránh một số bệnh cho người ngồi trong xe, do nhựa bị nung ở nhiệt độ cao dễ sinh ra benzen, một độc tố dễ gây ung thư. Ngay cả khi xe đã lăn bánh, hãy mở cửa sổ và bật quạt một lúc để xua hết hơi nóng ra ngoài.
4. Sử dụng mức quạt gió hợp lí
Khi xe lăn bánh, kéo kính cửa sổ và bật điều hòa và điều chỉnh mức quạt gió hợp lí. Lưu ý rằng việc bật quạt gió ở mức cao nhất không phải là điều kiện để hệ thống điều hòa đạt được nhiệt độ lạnh nhất; một số kiểm nghiệm cho thấy hệ thống điều hòa đạt được nhiệt độ lạnh nhất ở mức quạt gió trung bình chứ không phải ở mức cao nhất. Tính năng điều hoà tự động là một lựa chọn thông minh.
5. Lưu ý khi tắt động cơ
Khi dừng xe, nên tạo thói quen tắt hết các thiết bị điện trên xe trước khi rút chìa khóa (mặc dù các xe đời mới đều tự động tắt hết thiết bị khi tắt động cơ), điều này sẽ giúp tăng tuổi thọ của ắc-quy cũng như các hệ thống khác khi bạn tiếp tục hành trình. Quy trình đúng để tăng tuổi thọ hệ thống là tắt hệ thống điều hòa trước, rồi sau đó mới tắt hệ thống quạt.
Ngoài ra, một số lưu ý để làm tăng hiệu suất sử dụng của hệ thống này là luôn bảo dưỡng điều hòa; gas, dàn nóng/lạnh và các đường ống tại các trạm bảo hành, garage chuyên về điều hòa. Các phương án dán kính chống nóng, để khăn ẩm trên mặt tableau… cũng là những cách giúp hạ nhiệt cho xe.
Dùng đèn pha ô tô để xin đường và nhường đường đúng cách
Đèn pha (đèn chiếu xa) là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với các phương tiện khi tham gia giao thông. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây hậu quả đáng tiếc.
Đèn pha dùng để vượt (Passing)
Sử dụng còi xe ở Việt Nam được coi như là tất yếu. Với tình trạng giao thông hiện nay thì nếu không dùng còi khó có thể xin vượt được. Tuy nhiên, với những chiếc xe ô tô cách âm tốt, thì còi rất khó nghe và dễ bị lẫn. Khi đó, đèn Passing là phương án hiệu quả nhất.
Trên một số xe đời mới hiện nay, nhà sản xuất cũng đã tinh ý đưa nút Passing vào công tắc chỉnh đèn pha cốt. Khi đèn Passing lóe sáng ở gương hậu ô tô, người lái ô tô sẽ nhanh chóng nhận ra có xe đang xin vượt.
Đèn pha (đèn chiếu xa) là bộ phận tuy nhỏ nhưng rất quan trọng đối với các phương tiện khi tham gia giao thông
Đèn pha nhường đường hay xin đường?
Nếu là một người tham gia giao thông, chắc chắn bạn đã từng gặp trường hợp: Đi vào đường hẹp có vật cản phía trước, xe đi ngược chiều nháy pha về phía bạn. Ở một số nước châu Âu có một quy ước chung: Khi một xe nháy đèn pha có nghĩa là người nháy đèn có ý nhường đường cho xe khác. Ví dụ trong trường hợp đường hẹp và 2 xe đều gặp vật cản ở giữa, xe nào nháy đèn pha sẽ là xe đứng nhường cho xe còn lại đi qua.
Ở Việt Nam thì ngược lại, một phần do không trường đào tạo lái xe nào dạy về phương pháp sử dụng đèn pha nhường và xin nhường, một phần do tinh thần giao thông mạnh ai nấy đi. Vì thế, quy ước về đèn pha của chúng ta có thể hiểu là xin đi trước. Trong trường hợp trên, khi một xe nháy pha liên tục là xe đó có ý muốn xin nhường đường để đi qua trước.
Quy ước về đèn pha của chúng ta có thể hiểu là xin đi trước
Trong trường hợp cả 2 xe đều nháy đèn xin đường thì người lái cần chủ động quyết định nên vượt hay nhường căn cứ vào những yếu tố sau:
- Vật cản trên đường nằm ở phía bên kia hay bên mình, nếu vật cản nằm ở bên mình nhiều hơn thì nên nhường xe đối diện
- Nếu vật cản nằm ở giữa, thì chú ý khoảng cách 2 xe với vật cản, xe xa hơn sẽ nhường cho xe gần hơn
- Phương tiện lưu thông: Quan sát nếu thấy bên đối diện có quá đông các phương tiện lưu thông bị tắc nghẽn thì có thể nhường đường cho bên kia tránh tắc cục bộ.
Bên cạnh đó, đèn pha xin nhường còn được dùng ở các trường hợp:
- Đường lưu thông khó khăn, đường nhỏ giao cắt có xe muốn đi ra, nếu xe ở đường to (đường ưu tiên) muốn nhường, có thể dừng, nháy đèn ra hiệu cho xe ở đường nhỏ rẽ ra ngoài.
- Tương tự ở ngã tư khi có xe muốn rẽ trái cắt ngang đoàn xe đi thẳng, xe ở trục thẳng nếu muốn nhường có thể nháy đèn báo hiệu cho xe rẽ di chuyển.
"Tài già" nêu quy tắc khi đổi lái trên đường ít người biết "Tôi thấy trên đường bây giờ, lái và phụ xe khi đổi lái cho nhau thường đi rất lung tung, vô tội vạ. Thời chúng tôi học lái xe, việc đổi lái và di chuyển như thế nào đều phải có quy tắc riêng", anh Vũ Thành Trung chia sẻ. Khi di chuyển trên đường, nhất là các chuyến đi dài, việc các...