Kinh nghiệm không bị “cháy túi” khi mua xe máy mới
Nhiều người đi mua xe máy mới rơi vào tình trạng “dở khóc, dở cười”, vì ngoài giá bán, người tiêu dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, phụ tùng bổ sung khác…
Để sở hữu một chiếc xe máy mới, không ít người đã phải chắt bóp chi tiêu, tiết kiệm suốt cả năm trời. Thế nhưng, đến khi mua xong không những cháy túi mà còn phải vay thêm vì ngoài giá bán, người tiêu dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, phụ tùng bổ sung khác…
Theo tìm hiểu, thông thường, ngoài giá niêm yết tại cửa hàng, chi phí bỏ ra để “rinh” một chiếc xe máy về nhà, khách hàng bị đội lên từ 1-2 triệu đồng, thậm chí là 5-7 triệu đồng.
Khi mua một chiếc xe máy mới, ngoài giá bán, người dùng còn phải chi trả các khoản thuế, phí, các phụ tùng lắp thêm khác
Chị Diệu Thuần (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vừa mua một chiếc xe Honda Vision, cho biết, sau khi tìm hiểu, hỏi người thân quen, chị mang theo 35 triệu đồng nhưng đến nơi lại không đủ để chi trả, vì chi phí phát sinh, buộc chị phải vay thêm đồng nghiệp gần 3 triệu đồng.
“Mình dự kiến mua chiếc xe tầm 33 triệu đồng, nhưng đến lúc thanh toán vẫn phải vay thêm khoảng 5 triệu đồng để làm biển số, đóng khung xe, lót thêm chân. Số tiền dôi ra này mình hoàn toàn chưa tính tới cho nên hơi bất ngờ. Sau khi mua xe, cộng với khoản vay thì cả nhà nhẵn túi, không còn một đồng”, chị Thuần cho biết.
Trên thực tế, không ai đi mua xe mà chỉ mang “chằn chặn” số tiền bằng với giá xe. Đương nhiên họ còn phải tính đến tiền thuế trước bạ, tiền làm biển. Song, vì đến cửa hàng bán xe có đủ các dịnh vụ tiện lợi nên sinh ra lười mà quyết định chi thêm nhiều khoản khác.
Video đang HOT
Cần nắm rõ các khoản phải chi để chủ động hơn về tài chính khi đi mua xe
Anh Quý (Hà Đông – Hà Nội) người vừa “rinh” chiếc xe LEAD về tặng vợ cho biết: “Nói thật là HEAD của Honda giờ cũng giỏi làm dịch vụ và giỏi chào mời. Vừa quyết định lấy xe, ngồi làm thủ tục hóa đơn đã có người mời làm dịch vụ trọn gói đi đóng hộ thuế với làm biển, mời mua bảo hiểm. Ra nhận xe, mấy anh kỹ thuật, người “mời” lắp quây cho đỡ xước xe, anh “dọa” nếu không cuốn thêm đồng vào dây dẫn thì sẽ bị chuột cắn gây cháy xe. Rồi lắp thêm khóa điện chống trộm, giấu IC cho đỡ bị móc mất, phủ nanô, dán nilon… đủ thứ trên đời”.
Theo anh Quý, nếu cứ “gật” hết với các dịch vụ, cứ “sợ” mà lắp cho đủ những thứ họ mời thì tiền chi thêm cho một chiếc xe máy mới lên tới cả chục triệu đồng như chơi.
Theo Cartimes
5 điểm yếu cần suy nghĩ của xe tay ga
Xe tay ga tiện lợi, dáng đẹp... được nhiều phái đẹp ưa chuộng. Tuy nhiên, xe ga cũng có rất nhiều điểm yếu mà bạn nên quan tâm.
Xe tay ga đang dần trở thành một lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng Việt vì tính tiện dụng, được trang bị những công nghệ hiện đại, kiểu dáng thời trang...
Dòng xe máy tay ga tại Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng bởi mức độ tiện lợi đi kèm với kiểu dáng thanh lịch, giúp tôn vóc dáng của người điều khiển. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm đáng kể đó, các mẫu xe ga mới tại Việt Nam vẫn có những nhược điểm cố hữu khiến người tiêu dùng... buộc phải chấp nhận.
1. Chi phí tốn kém
Xe tay ga có giá cao cản trở quyết định mua xe của nhiều người. Tuy nhiên, tiền mua xe chỉ chiếm khoảng từ 20% đến 30% tổng chi phí, còn lại là chi phí vận hành của nó như: phí xăng dầu, bảo dưỡng, thay thế. Điều này mới khiến người mua lo ngại hơn.
Bất cứ phụ tùng thay thế, bảo dưỡng nào của xe tay ga cũng có giá đắt hơn nhiều so với xe số
Bất cứ phụ tùng thay thế, bảo dưỡng nào của xe tay ga cũng có giá đắt hơn nhiều so với xe số, từ đơn giản nhất là hộp dầu nhớt thay định kỳ, cái bu-gi, cặp lốp... hoặc phức tạp hơn là hệ thống phun xăng điện tử (công nghệ được trang bị trên hầu hết xe ga hiện nay, nhưng tại Việt Nam việc sửa chữa chưa phổ biến và nếu hỏng, chỉ có nước về hãng mà thay nguyên bộ).
Đó là chưa kể khi có hỏng hóc lớn, chủ xe sẽ phải bỏ khoản tiền không nhỏ để sửa chữa, bảo dưỡng.
2. Giá thành cao
Trang bị nhiều công nghệ hơn, nhiều tính năng hơn, quy trình để sản xuất ra một chiếc xe tay ga cũng tốn kém hơn. Do đó, chẳng có gì ngạc nhiên khi xe tay ga luôn có giá cao hơn nhiều so với xe số.
Một chiếc xe ga rẻ nhất tại thị trường Việt giờ cũng có giá gần 30 triệu đồng
Tại Việt Nam, dù có rất nhiều lựa chọn, nhưng nếu người mua hạn hẹp về tài chính, sẽ khó lòng mà mua nổi một chiếc xe tay ga. Một chiếc xe ga rẻ nhất tại thị trường Việt giờ cũng có giá gần 30 triệu đồng. Đó là số tiền không phải gia đình nào cũng có được.
3. Tốn xăng hơn
Nhìn vào thông số kỹ thuật có thể bạn sẽ thấy có những mẫu xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu ngang với xe số. Nhưng đó chỉ là lý thuyết và trong điều kiện lý tưởng không ổ gà, ít gió, không leo dốc. Các xe đem thử nghiệm thực địa đã bị thay nhớt loãng để tiết kiệm xăng, trong khi thực tế vận hành lại dùng nhớt đặc.
Trên thực tế, xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu lớn hơn nhiều so với xe số. Đặc điểm của xe ga là truyền động bằng hộp số vô cấp và dây đai, nên khi tăng, giảm tốc độ đột ngột, chiếc xe sẽ "ngốn" rất nhiều nhiên liệu.
Xe tay ga có mức tiêu hao nhiên liệu lớn hơn nhiều so với xe số
4. Nhanh "tã" hơn
Với đường kính bánh nhỏ để đạt được tốc độ tương đương so với các dòng xe bánh lớn thì xe tay ga phải có vòng quay lớn hơn vì thế máy nhanh tã hơn do ma sát.
Một trong những nguyên nhân chính khiến xe ga nhanh xuống cấp và hay hỏng hóc là ở việc thay dầu nhớt cho xe. Dầu nhớt bảo vệ động cơ bên trong, chống ăn mòn, làm mát và làm sạch động cơ, giúp tăng tuổi thọ, đảm bảo xe vận hành tốt. Nếu không thay nhớt trong một thời gian quá dài sẽ làm cho động cơ bị mài mòn nhiều, đóng cặn bẩn và xuất hiện hỏng hóc.
Với đường kính bánh nhỏ để đạt được tốc độ tương đương so với các dòng xe bánh lớn thì xe tay ga phải có vòng quay lớn hơn vì thế máy nhanh tã hơn do ma sát
Ngoài ra, dầu nhớt kém chất lượng, không phù hợp cũng là nguyên nhân dẫn đến hao mòn, giảm công suất, giảm tuổi thọ động cơ và gây hư hại các chi tiết khác trong xe tay ga.
5. Nhiều đặc điểm kém an toàn
Vốn dĩ xe tay ga thiết kế đã không bao gồm các yếu tố an toàn tối ưu. Ví như hành trình giảm xóc trước ngắn cộng với đường kính lốp nhỏ (AirBlade, Nouvo, Click, Lead....) nên khi phanh dễ bị té ngã. Tâm trọng lượng nằm xa tâm hình học của xe làm mất cân bằng, thiếu ổn định khi vận hành. So với xe số khi cùng trọng lượng thì cảm giác dắt, vận hành xe tay ga nặng nề hơn nhiều.
Hệ thống phanh kết hợp (Combi Brake) cải tiến hoạt động hiệu quả khi bố phanh còn mới. Tuy nhiên, khi đã dùng một thời gian thì nó là cải lùi vì tốc độ mòn của bố phanh đĩa thường chậm hơn bố của phanh tang trống sau. Bánh trước hãm trước trong khi tang trống bánh sau chưa kịp áp má phanh thì đã xòe ra đường (sai quy tắc thắng an toàn "phanh bánh sau trước và bánh trước sau").
Theo Cartimes
Có nên mua xe máy cũ ở hiệu cầm đồ không? Nhiều người có thói quen mua xe cũ tại những hiệu cầm đồ vì cho rằng sẽ có mức giá rẻ. Tuy nhiên, xe tại đây tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không cẩn thận người dùng sẽ gặp phải rắc rối. Nhiều người khi có nhu cầu mua xe máy cũ thay vì đến các cửa hàng xe máy chính hãng hoặc...