Kinh nghiệm khám phá hồ Toba – thiên đường bị quên lãng ở Indonesia
Mỗi khi nhắc đến Indoneisa, mọi người thường hay nghĩ đến đảo Bali hay Yogakarta hoặc Bromo. Có một “thiên đường” cực mới ở Indo mà khá ít người Việt biết đến, đó là Lake Toba.
Tôi biết đến hồ Toba khá ngẫu nhiên khi trên ứng dụng của hãng hàng không AirAsia hiện lên sân bay Lake Toba – Silangit. Lúc ấy trong tôi chỉ thắc mắc “hồ gì mà lại phải mở hẳn một cái sân bay để đón du khách vậy nhỉ?” Thế là tôi kì cạch tìm thông tin trên mạng về địa điểm này.
Đúng lúc AirAsia cũng tung ra vé rẻ khoảng 700.000 khứ hồi cho chặng bay Kuala Lumpur – Lake Toba nên tôi quyết định đặt vé để ghé thăm điểm đến hết sức mới mẻ này.
Lake Toba là một hồ nước với diện tích siêu lớn được hình thành từ vụ phun trào núi lửa cách đây 30.000-75.000 năm. Với mục tiêu biến Lake Toba trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với du khách, Indonesia vừa mở cửa sân bay Silangit để du khách có thể dễ dàng đến với Lake Toba hơn thay vì phải đi từ sân bay Medan như ngày xưa. Hiện nay, người dân ở đây cũng đã bắt đầu mở những tuyến xe đưa khách du lịch từ sân bay Silangit đến Lake Toba nên việc di chuyển đã thuận lợi hơn rất nhiều.
Chuyến bay của chúng tôi hạ cánh lúc 1h chiều (giờ Indonesia). Trước khi đi tôi có tìm hiểu thì thông tin còn rất sơ sài về hồ Toba. Và mọi thông tin đều nói rằng chưa có bus đi từ sân bay Silangit đến hồ Toba . Chúng tôi đã dự tính đến phương án “đắt” nhất là đi taxi nhưng may thay sau khi hạ cánh, đi lung tung ở trong sân bay thì đã tìm được xe bus đến Pangururan và từ Pangururan chuyển bus đến hồ Toba. Tuyến xe bus này mới được đưa vào hoạt động nên khung giờ còn bị giới hạn, nhưng điểm cộng là các anh chị nhân viên vô cùng nhiệt tình. Vé xe cho mỗi người là 60.000 Rp (khoảng 90.000). Xe bus 16 chỗ này chạy khoảng 3 tiếng, xe đưa chúng tôi đến Pangururan, dọc đường có được nghỉ khoảng 15 phút.
Tại Pangururan, chúng tôi bắt một chiếc bus kiểu địa phương. Sở dĩ tôi gọi là kiểu địa phương vì xe bus này siêu cũ, nhỏ và không có điều hoà. Chắc vì tại trên núi, khí hậu lạnh se se nên người ta không thiết kế xe bus có điều hoà chăng! Chúng tôi phải trả 20.000 Rp (khoảng 30.000) cho chiếc xe bus này. Đoạn đường đến Lake Toba quả thật gian nan. Tôi dù là đứa có thể lực tốt vậy mà lúc xe lượn đường núi, tôi nhắm mắt ngủ mà vẫn cảm giác nôn nao đến rợn người. Xe thả chúng tôi ở đầu làng Tuk Tuk và thuê xe ôm với giá 20.000 Rp/xe để chở vào khách sạn.
Sau khi đọc một loạt review, chúng tôi quyết định đặt Romlan là nơi ở của mình trong suốt những ngày rong ruổi ở hồ Toba. Lý do duy nhất chỉ vì khách sạn này có Wifi dùng được trong phòng. Đảo vẫn còn khá ít khách du lịch nên thường những khách sạn khác chỉ dùng được Wifi tại sảnh lễ tân. Giá của khách sạn này rơi vào khoảng 250.000/phòng/đêm. Romlan khá sạch sẽ, đồ ăn siêu ngon và nhân viên cũng rất nhiệt tình. Điểm cộng nữa là khách sạn có cảnh đẹp, hướng thẳng ra hồ với một góc sân nhỏ phía dưới được kê ghế nằm khiến cho tôi cảm giác như đang nằm hưởng thụ ở một bãi biển nào đó chứ không phải là hồ nữa. Vì thời tiết ở khu vực này mát mẻ vào ban ngày và lạnh vào ban đêm nên hầu như các khách sạn đều không có quạt/điều hoà.
Ngày đầu tiên đến nơi, vì khá mệt do phải di chuyển nhiều nên chúng tôi chỉ đi bộ loanh quanh khu vực khách sạn. Có một điều thú vị là ở đây, khách sạn này có đường đi xuyên qua khách sạn kế bên, nên chúng tôi tha hồ sang các khách sạn “xịn” hơn chụp ảnh. Hồ Toba là nơi thích hợp cho việc nghỉ dưỡng nên chỉ đến khoảng 9h, các hàng quán đã không còn hoạt động. Và xung quanh khách sạn chúng tôi ở không có bar/pub nên cuộc sống trôi qua khá yên bình.
Ở làng Tuk Tuk này, người dân đa phần theo đạo Thiên chúa, nên các bạn sẽ được thoải mái ăn thịt lợn và không lo về vấn đề trang phục như khi đi đến các thành phố khác của Indo-những nơi mà họ theo đạo Hồi.
Ngày thứ hai, chúng tôi quyết định thuê xe máy đi thăm quan những địa danh nổi tiếng ở hồ Toba. Nhưng khi bày tỏ ý định với chú ý thêm là tôi không biết lái xe còn bạn đồng hành lái xe không giỏi, anh nhân viên lễ tân nói với chúng tôi rằng việc này sẽ thật mạo hiểm vì đường núi ở đây khá khó đi với các khúc cua ngoặt nghèo. Tôi liền chủ động hỏi nếu có thể thuê taxi ở đây thì anh cho biết rằng không có taxi nào ở đây cả. Cuối cùng chỉ còn phương án thuê 2 chiếc xe máy cùng 2 người lái với giá 600.000 Rp/ngày tương đương khoảng 700-800.000 tiền Việt. Lúc đầu thấy giá hơi đắt so với kế hoạch của chúng tôi nhưng chẳng còn lựa chọn nào nên chúng tôi cũng đành phải gật đầu đồng ý.
Ramet là nhân viên lễ tân khách sạn chúng tôi ở, vì hôm đó anh ấy rảnh ban ngày nên anh ấy và một người bạn chở chúng tôi đi luôn. Anh Ramet nói tiếng Anh khá ổn. Dù không phải hướng dẫn viên chuyên nghiệp nhưng anh đã chở khách đi theo kiểu này được tầm 2 năm rồi nên khá rõ những nơi đẹp ở hồ Toba để đưa khách đến. Tuy nhiên trên đường đi có một số cảnh khá nên thơ, các bạn phải chủ động nói Ramet dừng thì anh sẽ tìm đường vào và dừng lại cho chụp ảnh nhé.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là khu mộ của vua Sidabutar. Ở đây cho phép khách du lịch vào cổng miễn phí, và có thể quyên góp tuỳ tâm để góp phí duy trì. Khu vực mộ khá bé, được quây trong một khoảnh sân nhỏ. Đường lên mộ có rất nhièu cửa hàng bán quần áo được dệt từ làng Batak, nhưng các bạn nhớ mặc cả xuống 1/2 hoặc 1/3 so với giá mà những người bán đưa ra.
Loanh quanh ở khu mộ và mua 1 số đồ lưu niệm, chúng tôi chuyển sang thăm quan làng Tomok. Ở đây các bạn có thể đeo khăn của người bản địa để chụp hình lưu niệm.
Video đang HOT
Sau khi ghé thăm 3 địa điểm trên, chúng tôi tiếp tục đến với bảo tàng Huta Bolon Simanindo. Khi có kha khá khách du lịch cùng đến đây, vào những khung giờ nhất định, người dân sẽ biểu diễn nhảy truyền thống. Và thật may mắn khi chúng tôi có cơ hội được thưởng thức tiết mục ấy. Màn biểu diễn bao gồm 11 điệu nhảy, thường gắn với các lễ tế như kêu gọi thần linh cho mùa màng tươi tốt, tìm bạn tình … Vào những tiết mục cuối, người dân sẽ mời khách du lịch tham gia nhảy cùng. Tôi khá ấn tượng vì điệu nhảy không quá khó và rất vui. Vé vào cổng để xem nhảy là 50.000 Rp. Ở phía sau bảo tàng này là hướng ra hồ nước, cảnh cũng rất đẹp nên các bạn đừng bỏ qua.
Chúng tôi tiếp tục di chuyển đến 1 địa điểm xa hơn, cách khu vực này khoảng một tiếng rưỡi chạy bằng xe máy. Trên đường đi, vì là người bản địa nên anh Ramet dẫn chúng tôi vào ăn thịt lợn rừng nướng – một đặc sản ở khu vực hồ Toba này với tên gọi Babi Pangang. Món thịt này quả thực xuất sắc, mềm, thơm với bì giòn, ăn cùng với thứ nước sốt đặc trưng của người Indo. Tất cả những quán ở dưới khu vực khách sạn, chúng tôi đều đã ăn thử nhưng không thể so bì được với món thịt lợn nướng của người dân bản địa nằm giữa lưng chừng núi này.
Địa điểm tiếp theo chúng tôi đi qua là suối nước nóng. Tuy nhiên vì không mang theo đồ và không muốn bị ướt người nên chúng tôi chỉ ghé qua chứ không vào tắm. Giá vé vào tắm ở đây là 10.000 Rp. Ở đây đã được người dân xây thành bể bơi và cho nước nóng từ suối chạy vào chứ không phải tắm tự nhiên nữa.
Tiếp theo suối nước nóng là thác nước Air Terjun Nai Sogop. Phí vào cổng cho thác nước này là 7.000 Rp. Thác nước này không quá khó đi, và cảnh cũng đẹp rụng tim. Bao quanh là núi đồi, mây trắng, trời xanh. Bạn nào thích cũng có thể xuống nhúng tay nhúng chân để hưởng trọn làn nước mát lạnh chảy từ suối nhé.
Phải nói rằng con đường dẫn đến thác nước quá đẹp với cảnh mây, núi, sông hùng vĩ. Vì hồ Toba rất rộng nên từ trên cao nhìn xuống, nó chẳng khác gì một cửa biển cả. Chúng tôi đã phải dừng xe để chụp lại những khoảnh khắc trên đường đi ấy. Con đường ấy như một khu rừng toàn hoa, cứ hết cảnh đẹp này ập tới lại đến cảnh đẹp khác mà không làm con người ta hoài chán. Không biết bao nhiêu clip, không biết bao nhiêu tấm ảnh đã được ghi lại suốt con đường này.
Sau thác nước, chúng tôi hỏi Ramet liệu còn có chỗ nào đẹp nữa không, Ramet liền đưa chúng tôi lên trên đỉnh núi Pusuk Buhit, nơi đang xây dựng khu vực làm việc của chính phủ. Ở đây có cả một vườn hoa dã quỳ mọc hoang, và phóng tầm mắt nhìn được xuống khung cảnh phía dưới. Thơ mộng đến không thốt nên lời!
Vì nghe nói bạn tôi muốn mua ba lô thổ cẩm, Ramet dẫn chúng tôi tới thăm nơi mô phỏng các án hành quyết ngày xưa. Khu này có tên gọi Sumbangan Kebersihan Dan Perawatan. Nghe Ramet kể chuyện cũng rất li kì. Các tội phạm ngày xưa, sẽ bị nhà vua xử tử theo hình thức rất tàn nhẫn.
Chúng tôi trở về khách sạn khi trời đã bắt đầu xẩm tối, ngồi xe máy cả một ngày dài khiến ai nấy đều ê ẩm người.
Hôm sau, chúng tôi thuê 2 xe đạp với giá 25.000 Rp/xe để chạy lòng vòng quanh hồ Toba. Nhưng các bạn biết sao không, đường núi quá khó để đạp xe, chúng tôi đạp được tầm 5 phút thì đành phải nghỉ vì quá mệt. Đang đi tự dưng bắt gặp quán cafe có view siêu đẹp nên chúng tôi ghé vào ngồi chơi. Ngồi cafe ở đây siêu đã, cảnh đẹp, gió hiu hiu thôi, đồ uống ngon. Ngồi cafe tầm 2 tiếng, chúng tôi tiếp tục đạp xe đi. Nhưng cũng chỉ được 10 phút, chúng tôi đầu hàng quãng đường vì quá dốc và trời nắng to nên đành quay về khách sạn.
Cô bạn tôi rủ xuống hồ phía trước khách sạn cho cá ăn. Hồ Toba nước rất trong và nhiều cá. Ở đây khách sạn có bỏ vài chiếc ghế nằm, chúng tôi cứ thế nằm chơi, ca hát và thưởng thức từng đợt gió hiu hiu thổi. Tôi bảo với bạn tôi rằng, cứ cho tôi nằm thế này cả ngày cũng không chán. Một cảm giác thật nhẹ nhàng, sảng khoái sau chuỗi ngày làm việc mệt mỏi. Tối hôm đó, chúng tôi đi bộ ra nhà hàng gần khách sạn để ăn tối. Đã thử mấy món xung quanh khách sạn nhưng quả thật đồ ăn ở khách sạn chúng tôi vẫn tuyệt vời nhất dù thời gian chờ hơi lâu.
Sáng sớm hôm sau, 6h45 sáng chúng tôi có mặt ở sảnh khách sạn để trả phòng và bắt tàu đi Parapat. Ở đây, gần 7h trời vẫn chưa thèm sáng. Nhưng cũng nhờ thế mà chúng tôi được đón bình minh hết sức lãng mạn trên biển. Tàu đi 45 phút thì ra đến bến cảng ở Parapat, nơi đây chú tài xế đã chờ sẵn và chở chúng tôi về sân bay Silangit. Chúng tôi mất đến 2,5 giờ để có thể đến nơi.
Sân bay Singlagit mới mở nên sau khi check-in sẽ không có hàng quán nào để bạn ăn uống. Xung quanh các quán đồ ăn cũng hết sức bình thường. Vì hành trình di chuyển khá xa nên chúng tôi gọi 2 cốc chocolate nóng chờ đến giờ bay. Thủ tục làm hết sức nhanh chóng vì sân bay này mới có 2 đường bay từ Jakarta và Kuala Lumpur đến.
Chúng tôi hoàn toàn mãn nguyện với chuyến đi đến hồ Toba lần này. Trước khi đi, cả tôi và bạn đồng hành đều không kì vọng quá nhiều vì chúng tôi có quá ít thông tin về điểm đến mới mẻ này. Nhưng những ấn tượng mà hồ Toba mang lại quả thực đã vượt qua kì vọng của chúng tôi. Hy vọng trong thời gian tới, hồ Toba sẽ được nhiều người biết tới hơn và trở thành một điểm đến đáng chú ý trong “MUST GO LIST” của các bạn trẻ nhé!
Theo emdep.vn
Ngất ngây ngắm những địa danh đẹp mê hồn tại đất nước nơi U23 Việt Nam đang thăng hoa
Đây sẽ là những địa điểm tuyệt vời dành cho những cổ động viên sang Indonesia cổ vũ các cầu thủ U23 Việt Nam trong trận bán kết gặp U23 Hàn Quốc.
1. Quần đảo Gili, Lombok
Biệt thự trên mặt nước rất lãng mạn này nằm trong danh sách những nơi đẹp nhất ở Indonesia. Nó được bao quanh bởi những bãi biển cát trắng trải dài, nước trong xanh, khu phức hợp gồm ba đảo nhỏ và biệt lập là Gili Trawangan, Gili Meno, Gili Air mang lại những trải nghiệm rất độc đáo.
2. Quần đảo Raja Ampat, Tây Papua
Raja Ampat có nghĩa là 4 vị vua, là một quần đảo bao gồm các đảo Waigeo, Misool, Salawati và Batanta, bên cạnh còn có 1500 đảo nhỏ. Có rất nhiều đảo san hô nhỏ tại đây, màu nước ngọc lam rực rỡ càng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lặn biển ngắm những loài san hô quý hiếm, cùng nhiều động vật dưới biển kỳ lạ.
3. Bãi biển Maluk, đảo Sumbawa
Đây là một trong những bãi biển tuyệt đẹp của Indonesia nằm dọc theo bờ biển phía tây của đảo Sumbawa. Với màu sắc thay đổi theo tia nắng mặt trời, sóng rực rỡ và huyền diệu. Ngoài ra đảo Sumbawa là một điểm đến để trải nghiệm phong cảnh làng quê yên bình, cùng các hoạt động ra ruộng làm nông dân rất thú vị.
4. Hồ Kelimutu, Nusa Tenggara Timur
Trong tất cả các địa điểm du lịch ở Indonesia, hồ Kelimutu là một nơi dường như bị tách biệt, và chắc chắn là một trong những địa điểm đẹp nhất ở Indonesia. Kelimutu là tên gọi chung cho ba hồ hình thành từ miệng núi lửa cùng tên. Do nằm trên cùng của miệng núi lửa nên nó hiển thị 3 màu nước khác nhau là đỏ, xanh dương và trắng.
5. Hồ Toba, Bắc Sumatra
Hồ Toba nằm trên miệng núi lửa lớn nhất Trái đất, được hình thành cách đây khoảng 70.000 năm. Nó có vẻ giống như một hồ nước nhưng thật sự là nó đang nằm trên miệng núi lửa. Cảnh quan nơi đây không còn từ nào có thể diễn tả được, thật sự rất yên bình nên phù hợp cho du khách đến đây nghỉ dưỡng. Thời tiết ở đây lúc nào cũng se lạnh nên nếu đến đây, du khách cần chuẩn bị thêm một ít áo ấm.
6. Công viên hải dương Bunaken, Bắc Sulawesi
Bunaken Sea Park nằm ở phía bắc của Sulawesi là nơi có hệ thực vật và động vật biển rất phong phú. Sự xuất hiện của nhiều loài cá kỳ lạ đang có nguy cơ tuyệt chủng là điểm nhấn khiến du khách tò mò kéo đến rất đông. Bên cạnh đó, thời điểm tháng 8 là lúc thời tiết rất lý tưởng để có được một chuyến du lịch đến nơi này.
7. Vườn quốc gia Komodo, Nusa Tenggara Timur
Một trong những địa điểm du lịch được tìm kiếm nhiều nhất ở Indonesia, hòn đảo nằm giữa Sumbawa và Flores, dọc theo miền tây Nusa Tenggara Timur, nổi tiếng với sự xuất hiện của những bọ sát khổng lồ được gọi là Komodo Dragon. Hòn đảo này rất khô cằn, ghồ ghề nhưng điểm ấn tượng nhất là nơi này có một hồ nước rất đẹp, là nơi sinh sống của nhiều động vật quý hiếm.
8. Mount Bromo, Đông Java
Núi Bromo hay còn gọi là Gunung Bromo là một ngọn núi lửa vần còn đang hoạt động. Ngọn núi này quanh năm phát ra khói trắng, tạo nên khung cảnh rất mờ ảo nhưng rất nguy hiểm. Là một phần của vườn quốc gia Bromo Tengger Semeru, núi lửa này được bao bọc bởi biển cát núi lửa. Đây là một trong những địa điểm du lịch được ghé thăm nhiều nhất ở Indonesia.
9. Núi Rinjani, Nusa Tenggara Barat
Đây là ngọn núi lửa đang hoạt động cao thứ hai của Indonesia sau núi Kerinci ở Sumatra. Cảnh quan đồi núi bị chi phối bởi hồ Crater có tên là Segara Anak, nơi có suối nước nóng tự nhiên tuyệt vời dành cho du khách muốn thư giãn hoàn toàn cùng với thiên nhiên. Bên cạnh đó, du khách không nên đi bộ đường dài để đến nơi này vì sẽ rất là nguy hiểm.
10. Ijen, Đông Java
Ijen nằm ở phía đông Java, nằm ở phía tây của Gunung Merapi. Đây là ngọn núi lửa cao nhất, nguy hiểm nhất đồng thời cũng đẹp nhất ở Indonesia. Khu vực này có nhiều lưu huỳnh cùng các hoạt động khai thác mỏ diễn ra quanh năm. Du khách có thể sẽ ngửi thấy mùi hôi thối trong không khí vì lượng lưu huỳnh cao, do đó hãy mang mặt nạ từ lúc bước vào khu vực. Ngoài ra, hãy mặc quần áo ấm và mang giày thoải mái để đến nơi này.
11. Cao nguyên Dieng, Trung Java
Hình thành sau đợt kiến tạo của vụ phun trào núi lửa, cao nguyên này nằm gần miệng núi lửa cao 2000 mét so với mực nước biển. Vì các nhà nghỉ trong khu vực Java này rất thưa thớt, nên muốn đến nơi này du khách phải chuẩn bị thật kỹ càng. Cao nguyên đầm lầy này, được gọi là Dieng có nghĩa là nơi ở của Thiên Chúa.
12. Torajaland, Nam Sulawesi
Nơi này là quê hương của bộ lạc Toraja, một bộ lạc nổi tiếng với văn hóa rất kỳ quái và khác lạ đặc biệt là trong nghi thức đám tang. Tuy nhiên, du khách không nên hoảng sợ vì người Toraja cũng rất thân thiện. Đó là một trong nhiều lý do khiến Torajaland trở thành một nơi độc đáo nhất Indonesia.
Theo 24h.com.vn
Bốn điểm đến ở Đông Nam Á vắng du khách dịp 2/9 Khao Yai yên bình, trekking núi lửa Pinatubo hay hồ Toba trong veo trên đỉnh núi lửa là sự lựa chọn hợp lý dành cho bạn nếu ngại đám đông vào dịp lễ. Gợi ý điểm đến châu Á thích hợp đi du lịch vào 5 tháng cuối nămĐường ven biển Nha Trang - Quy Nhơn là một trong 5 con đường đẹp...