Kinh nghiệm du lịch Kon Tum
Kon Tum là một địa phận thuộc khu vực Tây Nguyên. Nơi đây được mệnh danh là “ngã ba Đông Dương” bởi vị trí địa lí trọng yếu của nó.
Đây cũng là vùng đất gắn liền với những nét đẹp văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của đồng bào dân tộc thiểu số.
1. Nên du lịch Kon Tum vào thời gian nào?
Kon Tum là vùng đất có khí hậu giao thoa giữa nhiệt đới gió mùa và khí hậu của cao nguyên nên nền nhiệt trung bình chỉ khoảng 22-23 độ C, rất thích hợp để du lịch. Tuy nhiên, ở các huyện miền núi phía Bắc Kon Tum nền nhiệt ôn hòa quanh năm mát mẻ thì khu vực miền Nam sẽ khá oi ả vào mùa hè.
Vì vậy, kinh nghiệm du lịch Kon Tum là bạn nên đi vào mùa khô ( khoảng từ tháng 12 – tháng 3 năm sau) sẽ rất thuận tiện để tham quan, trải nghiệm leo núi. Nhất là thời điểm tháng 11 và tháng 12 là “cao điểm” du lịch Kon Tum vì đây là mùa lễ hội và cũng là lúc hoa dã quỳ nở rộ khắp vùng. Nếu bạn đi vào mùa khô đường sẽ trầy trợt khó đi do mưa nhiều nên hãy lưu ý nhé!
2. Lưu trú
Du lịch Kon Tum rất phát triển vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm được các nhà nghỉ, khách sạn lớn ở khu vực phố Duy Tân, Trường Chinh và Phan Đình Phùng. Kinh nghiệm là bạn nên chọn nơi lưu trú gần trung tâm vừa tiện để thăm quan du lịch vừa dễ dàng thuê xe máy hoặc bắt taxi.
Dưới đây là một số gợi ý cho bạn tham khảo:
Khách sạn Window Hotel ở địa chỉ 189 Đoàn Thị Điểm, phường Quyết Thắng, Kon Tum: Ưu điểm nằm ngay trung tâm thành phố, gần chợ và các tuyến xe bus. Phòng ốc có đầy đủ tiện nghi, giá cả rẻ chỉ khoảng 200.000 đồng/ đêm. Ở đây cũng hỗ trợ thuê xe máy nửa ngày hoặc cả ngày với giá bình dân.
Khách sạn Kon Tum ở 36 Bắc Kan, Thắng Lợi, Kon Tum: Đặc điểm phòng ốc lớn, rộng rãi, sạch đẹp, có khuôn viên xanh mát. Mức giá tương đối rẻ khoảng 300.000 đồng/đêm, miễn phí phục vụ ăn sáng.
Còn nếu bạn muốn tìm homestay đừng qua các địa điểm cực đẹp như: Vietnam Phuot Homestay, Vườn Thu Gueshouse Garden, Chino Homestay, Villa Hotel – Homestay hài hòa với thiên nhiên, giá rẻ chỉ khoảng 150.000 đồng/ đêm.
Video đang HOT
3. Địa điểm tham quan hấp dẫn khi đi du lịch Kon Tum
1. Nhà thờ gỗ, toà Giám mục và nhà rông KonKlor
Kinh nghiệm du lịch Kon Tum là bạn nên đi các địa điểm này đầu tiên. Bởi lẽ đây là nhà thờ nổi tiếng nhất nằm ở trung tâm thành phố. Nhà thờ gỗ Kon Tum có kiến trúc độc đáo giao thoa giữa kiến trúc Roman và phong cách nhà sàn gỗ của người Ba Na.
Ngay gần nhà thờ Gỗ là tòa giám mục ở phía bên đường Trần Hưng Đạo. Di chuyển thêm một đoạn nữa là nhà rông Kon K’lor lớn nhất ở khu vực Tây Nguyên.
Ba địa điểm du lịch này đều thể hiện nét văn hóa của người dân tộc Ba Na nên bạn đừng bỏ qua nhé!
2. Cầu treo KonKlor
Nằm sát nhà rông Kon K’lor là cầu treo Kon K’lor – cây cầu dây văng lớn nhất bắc qua dòng sông Đak Blar. Chiều dài của cây cầu là 292m, chiều rộng tới 4,5 m được sơn màu cam nổi bật tạo nên phong cách mới lạ cho bạn tha hồ chụp choẹt.
Đứng trên cầu bạn còn được nhìn ngắm cảnh vật bản làng bình yên. Đi qua cầu bạn sẽ tới với làng dân tộc Bah Nar – Kon Klor. Đừng bỏ lỡ cơ hội được uống rượu cần, sinh hoạt văn hóa với người Ba Na ở đây nhé!
3. Khu du lịch sinh thái Măng Đen
Kinh nghiệm du lịch Kon Tum không thể nào thiếu được khu du lịch sinh thái Măng Đen. Đây là nơi hứa hẹn sẽ cho bạn ngày trải nghiệm thiên nhiên kì thú, vui chơi thả ga và tận hưởng nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng giá bình dân.
Đến với Măng Đen bạn sẽ được khám phá những rừng thông bát ngát, ngắm hoa lan rừng đua nở quanh năm. Bên trong Măng Đen là khu du lịch hồ Đăk Ke – một hồ nước hoang sơ đến lạ. Ngoài ra, còn có 7 hồ và 3 thác nước tuyệt vời để bạn trải nghiệm như: Đăk Ke, Pa sỹ, Lô Ba, hồ Toong Đam, Toong Zơri, Toong Pô… Khu sinh thái Măng Đen cũng là “ngôi nhà” sinh sống của rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Càng đi vào sâu khu sinh thái, bạn càng có cơ hội được khám phá những nét đẹp sinh hoạt văn hóa của người dân tộc Xê đăng, Mơ Nâm, Ka Dong, Hre…
4. Núi Ngọc Linh
Điểm đến hấp dẫn nữa là núi Ngọc Linh có độ cao trên 2.605 so với mực nước biển. Các bạn trẻ rất ưa thích phượt núi Ngọc Linh bởi cảm giác ma mị, huyền bí rất lạ. Nếu muốn khám phá trọn vẹn núi, bạn phải chuẩn bị đủ lều, chăn, màn và đồ ăn ít nhất trong 2 ngày nhé! Núi Ngọc Linh cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, thảm thực vật phong phú.
5. Vườn quốc gia Chư Mom Ray
Vườn quốc gia Chư Mom Ray được ví von là ” lá phổi xanh” của Tây Nguyên bởi hệ sinh thái vô cùng phong phú. Đât là nơi có 1534 loài thực vật khác nhau, trong đó khoảng 113 loài quý hiếm thuộc họ phong lan, họ dầu, cẩm lai, lớp tuế, kim giao… Vườn quốc gia cũng có khoảng 718 loài động vật, trong đó khoảng 115 loài có vú, 108 loài nước ngọt, 275 loài chim, 179 loài côn trùng… Có rất nhiều động vật quý hiếm cần được bảo tồn như: vượn đen má hung, bò tót, Đông Dương, voi, rắn sài mép trắng, đại bàng đất, beo lửa…
Vườn quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là di sản ASEAN. Bạn đừng bỏ lỡ trải nghiệm thú vị ở đây nhé!
6. Cột biên giới và di tích Đăk Tô
Muốn đến thăm và check – in cột mốc biên giới giáp gianh giữa Việt Nam, Campuchia và Lào bạn phải đăng kí trước với bộ đội biên phòng. Di tích Đăk Tô là di tích lịch sử quan trọng của người Kon Tum. Bạn sẽ được tìm hiểu những câu chuyện kháng chiến trong lịch sử chống Pháp và Mỹ của người dân Tây Nguyên khi ghé thăm di tích này.
7. Sông Đắk Bla – Dòng sông biểu tượng của Kon Tum
Sông Đắk Bla có điểm độc đáo là dòng sông chảy ngược, bắt nguồn từ chân núi Ngọc Linh của Kon Tum hướng về phía dòng sông Sê San của Gia Lai. Sông có chiều dài lên tới 139km và nước có màu đỏ thẫm kì lạ. Đến đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến dòng sông huyền bí và câu chuyện truyền thuyết thú vị về nơi này.
Thắm tình đoàn kết sinh viên Việt Nam - Lào
Xác định mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào là nhân tố quan trọng trong sự phát triển của hai nước, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung luôn chú trọng trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho nước bạn Lào.
Từ đó, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, hợp tác, phát triển bền vững.
Sinh viên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia chào cờ tại "Ngã ba Đông Dương" xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Ảnh: TTXVN phát
Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum hiện có hơn 160 sinh viên Lào theo học, thuộc các chuyên ngành như Luật, Tài chính, Quản trị kinh doanh, Kế toán,... Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên (Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum) Võ Thị Thanh Thảo cho biết, hầu hết các lưu học sinh đang học tại trường đều có học bổng do các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Phân hiệu tài trợ và một số khác là tự túc. Trong đó, học bổng của các tỉnh Kon Tum, Gia Lai hỗ trợ 100% cho các lưu học sinh, kể cả chi phí sinh hoạt; học bổng của Phân hiệu hỗ trợ 50% chi phí, các em chỉ phải đóng một phần tiền ký túc xá để ở.
Em Thongkhamsouk Koungthong (trú tỉnh Champasak, Lào) là sinh viên năm 4, chuyên ngành Công nghệ thông tin của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Thongkhamsouk Koungthong chia sẻ, môi trường học tập tại Việt Nam rất tốt, thầy cô và bạn bè đều thân thiện, tận tình giúp đỡ em trong quá trình học. Nhà trường cũng trang bị cho học sinh nhiều kỹ năng cần thiết để làm việc sau này. Trước mắt, em đặt ra mục tiêu học tập tốt để mai sau trở về cống hiến cho quê hương.
Đối với hầu hết lưu học sinh Lào tại Việt Nam, rào cản lớn nhất đối với các em chính là ngôn ngữ. Việc vừa phải làm quen môi trường sống mới và học ngôn ngữ mới như khó khăn gấp bội. Để giải quyết vấn đề này, nhà trường đã bố trí các em ở cùng ký túc xá với các bạn Việt Nam để thuận tiện trong việc giao tiếp, học tập.
Em Phimthisan Soukkasan (trú tỉnh Saravane, Lào), sinh viên năm 3 chuyên ngành Luật Kinh tế chia sẻ, việc ở chung ký túc xá đã giúp các em có môi trường để giao lưu, học hỏi với các bạn Việt Nam, sớm nắm bắt, làm quen những nét văn hóa và con người nơi đây. Nhà trường còn dành riêng một năm để lưu học sinh học tập tiếng Việt, từ đó, tạo tiền đề để các em dễ dàng tiếp cận được những giáo trình và bài giảng sau này, hướng tới đạt kết quả tốt trong học tập.
Theo Trưởng phòng Công tác học sinh, sinh viên Võ Thị Thanh Thảo, đội ngũ giáo viên luôn tạo mọi điều kiện để các lưu học sinh Lào cảm thấy thoải mái trong quá trình học tập. Các em cũng mạnh dạn đặt câu hỏi, trao đổi thẳng thắn với giáo viên về nội dung bài học. Bên cạnh đó, nhà trường sử dụng mạng xã hội để thành lập một nhóm, kết nối các lưu học sinh cũ và mới để các em chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, trao đổi kinh nghiệm học tập. Kết quả cho thấy, thành tích học tập của các em lưu học sinh Lào đa phần ở mức khá, giỏi; nhiều em thể hiện được tố chất đặc biệt bằng cách đạt điểm cao ở các môn chuyên ngành.
Do dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ trong 2 năm qua, nhiều lưu học sinh Lào đã không thể về thăm nhà. Đội ngũ giáo viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum như trở thành người cha, người mẹ để lắng nghe, động viên các em. Đặc biệt, nhà trường thường tổ chức lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Tết Chol Chnam Thmay (Campuchia) để các em lưu học sinh có dịp giới thiệu nét văn hóa Tết cổ truyền tới sinh viên đang học tập tại trường nói riêng và người dân tỉnh Kon Tum nói chung; đồng thời, giúp các em vơi đi nỗi nhớ nhà.
Sinh viên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia thực hiện nghi lễ buộc chỉ tay trong lễ đón Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) được tổ chức ở Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại tỉnh Kon Tum. Ảnh: TTXVN phát
Những hoạt động này đã tạo môi trường giao lưu giữa lưu học sinh Lào, Campuchia với sinh viên Việt Nam; qua đó, vun đắp tình cảm hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Nữ sinh viên Vongkhamlar Thipphada (trú tỉnh Saravane, Lào) cho biết, học tập ở một nơi xa nhưng không có người thân, bạn bè là việc rất khó khăn đối với một học sinh nữ như em. Tuy nhiên, các thầy cô và bạn bè tại Việt Nam đều rất thân thiện, hòa đồng như cách mọi người quây quần bên nhau thực hiện nghi lễ cúng Giao thừa, buộc chỉ tay và cùng múa Lăm Vông. Việc này mang lại cho em cảm giác ấm cúng như đang được sống chung trong một gia đình.
Hằng năm, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, Tỉnh Đoàn Kon Tum thường xuyên tổ chức chương trình "Ngày hội đoàn kết giữa sinh viên ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia" nhằm kết nối, gặp gỡ hữu nghị thanh niên ba nước; tạo môi trường cho đoàn viên, sinh viên ba nước đang học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Kon Tum được giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm trong học tập.
Qua đó, tiếp thêm động lực để các sinh viên các sinh viên Việt Nam, Lào, Campuchia trở thành cầu nối, tiếp tục vun đắp cho mối quan hệ giữa ba quốc gia ngày càng tốt đẹp, hướng tới mục tiêu xây dựng cộng đồng ASEAN hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Dương Lâm có phát hiện đặc biệt tại 'Ngã ba Đông Dương' Với chủ đề Chúng ta là anh em, chuyến đi gắn kết tình cảm trên mảnh đất hùng vĩ Kon Tum của dàn cast 2 ngày 1 đêm sắp bắt đầu. Chiếc xe chở dàn cast 2 ngày 1 đêm đến với vùng đất đại ngàn Kon Tum được di chuyển từ sáng sớm tinh mơ. Băng qua núi non hùng vĩ, chiếc...