Kinh nghiệm du lịch hồ Đại Lải
Nếu thích khám phá thiên nhiên và trải nghiệm cảm giác yên bình khi rời xa phố thị thì hồ Đại Lải là địa điểm bạn không thể bỏ qua.
Hồ Đại Lải nằm ở xã Ngọc Thanh, phường Đồng Xuân, thành phố Phúc Yên, Vĩnh Phúc, là một hồ nhân tạo lớn ở nước ta. Khi mới xây dựng, hồ vừa dùng để sản xuất nông nghiệp, vừa là nơi xả lũ cho toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Sau này, do có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa nên hồ được đưa vào khai thác dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng. Hồ có diện tích 525 ha, được bao quanh bởi một rừng cây rộng lớn.
Hồ Đại Lải có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp.
Đến với Đại Lải, ngoài việc thư giãn, du khách còn có thể tổ chức các hoạt động thể thao như bơi lội, chèo thuyền và các hoạt động bonding khác. Nếu thích mạo hiểm, bạn có thể tổ chức thêm các chuyến phượt khám phá đỉnh Thằn Lằn hoặc vượt đèo Nhe sang phía Thái Nguyên.
Thời điểm đẹp nhất để khám phá hồ Đại Lải
Nếu chỉ quyết định đi Đại Lải Resort, bạn có thể đi bất cứ lúc nào rảnh rỗi, vì khu du lịch này tương đối gần Hà Nội và chỉ xa hơn một chút so với sân bay Nội Bài. Nếu bạn muốn có nhiều trải nghiệm thú vị hơn, hãy xem xét kinh nghiệm du lịch Đại Lải sau:
- Vào mùa Hè, từ tháng 5 đến tháng 9: Khí hậu ở miền Bắc nhìn chung là nóng bức, oi ả. Nếu muốn tránh cái nắng gay gắt ở Thủ đô, bạn có thể đến Đại Lải để nghỉ ngơi dịp cuối tuần.
Nên đến hồ Đại Lải vào các ngày trong tuần.
- Nếu bạn muốn trải nghiệm nghỉ dưỡng tại Flamingo Đại Lải, một khu nghỉ dưỡng cao cấp có giá khá cao thì bạn nên đến đây vào các ngày trong tuần. Bởi giá phòng luôn thấp hơn nhiều so với cuối tuần và không lo bị “cháy” phòng.
Cách di chuyển đến Đại Lải
- Xe buýt
Nếu không có ô tô riêng, hoặc không muốn đi một mình quá xa, bạn lựa chọn tuyến xe buýt từ Hà Nội và xe nội tỉnh Vĩnh Phúc để đến Đại Lải.
- Xe máy
Đại Lải cách trung tâm Hà Nội không quá xa (hơn 40 km, xa hơn một chút so với sân bay Nội Bài), nên bạn hoàn toàn có thể di chuyển bằng xe máy cá nhân. Lộ trình dễ nhất là đi theo cầu Thăng Long hoặc đi theo đường từ cầu Nhật Tân đến ngã ba Nội Bài. Từ đây tiếp tục đi theo hướng TP Phúc Yên đến đường Nguyễn Tất Thành, rẽ vào Tỉnh lộ 301 và đi thẳng đến Đại Lải.
- Ô tô
Tương tự với ô tô, bạn có thể chạy xe dọc cầu Thăng Long hoặc Nhật Tân tùy vị trí xuất phát. Tuy nhiên kinh nghiệm du lịch Đại Lải cho thấy đường bên cầu Nhật Tân rộng và di chuyển nhanh hơn. Đến Phúc Yên, bạn cũng có thể chạy xe theo đường Nguyễn Tất Thành rồi rẽ vào Tỉnh lộ 301.
Lưu trú ở hồ Đại Lải
- Khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải (phía Bắc hồ Đại Lải): Là khu nghỉ dưỡng 5 sao sang trọng nhất ở Đại Lải, Flamingo Đại Lải Resort là sự kết hợp tao nhã giữa tầm nhìn tuyệt đẹp và không khí trong lành.
Khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải 5 sao.
Video đang HOT
Tại đây có đầy đủ các dịch vụ, giúp bạn có thể tận hưởng không gian xanh và mang đến cảm giác thư giãn tuyệt vời nhất. Ngoài bể bơi 4 mùa rộng 1.000m2 sang trọng, bạn còn có thể khám phá khuôn viên Đại Lải Resort. Đặc biệt nhất là rừng thông bạt ngàn và những công trình kiến trúc đáng tự hào khác.
- Khu nghỉ dưỡng Paradise Đại Lải: Như một tuyệt tác đầy cảm xúc, Paradise Resort có hàng loạt tiện ích sang trọng và tinh tế như khách sạn cao cấp, biệt thự ven hồ, nhà vườn, căn hộ nghỉ dưỡng.
Xung quanh hồ Đại Lải có rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn, bạn có thể lựa chọn theo yêu cầu cá nhân của mình. Bạn có thể tìm kiếm khách sạn gần hồ Đại Lải hoặc phía trong khuôn viên resort.
Chơi gì ở Đại Lải?
- Bơi lội: Một số khu vực gần hồ Đại Lải có những bãi tắm nhỏ, nơi bạn có thể ngâm mình trong làn nước hồ mát lạnh. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn quên đi mọi khó chịu, nóng nực của ngày Hè oi bức. Ngoài ra, nếu ở trong khu Flamingo Đại Lải Resort, bạn có thể thử nghiệm bể bơi 4 mùa sang trọng.
Khu vui chơi Wonder Park với nhiều trải nghiệm cho các bạn trẻ.
- Thể thao ngoài trời: Trong không gian thiên nhiên rộng lớn, bạn sẽ thoải mái tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời như đạp vịt, bơi xuồng hay chèo thuyền quanh hồ. Các hoạt động khác như đạp xe, câu cá cũng được những người có kinh nghiệm du lịch Đại Lải yêu thích.
- Du thuyền trên hồ: Những bạn thích cảnh đẹp của hồ có thể thuê thuyền đi một vòng quanh hồ, ngắm cảnh và lướt trên những con sóng. Ngay tại khu vực lòng hồ cũng có một số dịch vụ khác cho các bạn tham khảo.
- Khám phá Đảo Ngọc thơ mộng: Đảo Ngọc hay còn gọi là Đảo Chim chắc chắn là một điểm đến thú vị không thể bỏ qua khi đến hồ Đại Lải. Nằm giữa hồ Đại Lải, đảo có hệ sinh thái đa dạng và là nơi cư trú của nhiều loài chim đẹp. Trải nghiệm này sẽ giúp bạn gần gũi hơn với thiên nhiên và có những bức ảnh check-in tuyệt đẹp.
Sân golf Đại Lải.
- Sân golf Đại Lải: Bán đảo golf trong quần thể nghỉ dưỡng Đại Lải là điểm nhấn trong chuỗi dịch vụ cao cấp của Flamingo. Sân golf này mang đến trải nghiệm thể thao chuyên nghiệp với kiến trúc độc đáo và trang thiết bị hiện đại.
Ăn gì ở Đại Lải?
Đến với khu du lịch này, du khách sẽ có cơ hội nếm thử nhiều món đặc sản thơm ngon, hấp dẫn của Vĩnh Phúc. Đặc biệt, món được nhiều người yêu thích nhất khi đi du lịch Đại Lải là món thịt trâu gác bếp. Bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn từ cá chép hoặc chả trai được đánh bắt từ hồ.
Tiệc nướng BBQ ngoài trời tại khu resort Flamingo.
Bên cạnh đó còn có món rau rừng đặc sản là ngọn su su, ăn kèm món cơm lam, nộm ngó cần, gà nướng,… Ngoài ra, bạn có thể chuẩn bị đồ trước ở nhà và tổ chức tiệc nướng BBQ ngoài trời tại khu resort Flamingo.
Bạn muộn phiền nơi phố thị xô bồ: Hãy bỏ hết thử một lần đến đây nhé
Nếu bạn muốn tìm một nơi để tận hưởng mùa hè yên ả đầy chất thơ, để thong thả dạo chơi, để ngủ quên trong không khí tĩnh lặng, và thậm chí, để ... không làm gì cả, hãy đến Luang Prabang.
Cố đô của nước Lào cách thủ đô Vientiane cả chục giờ đồng hồ trên xe khách giường nằm, sân bay thì cả ngày có vài chuyến đi và đến. Nhìn thế nào cũng không giống một điểm du lịch lý tưởng. Vậy mà người ta vẫn cứ mê, cứ say Luang Prabang.
Chân trần trên phố
Luang Prabang là Di sản thế giới về văn hóa, kiến trúc và tôn giáo. Thế nhưng, sức quyến rũ của nó lại không đến từ "nền xưa dấu cũ" của vương quốc Lan Xang thuở trước. Nép mình dưới chân những rặng núi non bạt ngàn miền Thượng Lào, kề bên dòng Mekong cuộn sóng cùng phụ lưu của nó là Nam Khan, Luang Prabang thấm đẫm một sự hoang sơ thuần khiết.
Phố nhỏ, đậm đặc màu thời gian. Đi trên con đường chính trải dài từ Sisavangvong tới Sakkaline là một chuyến du hành từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu. Chưa hết trầm trồ vì những mái nhà gỗ nâu cong vút, trầm mặc sau tán hoa champa thì đã phải dừng bước trước những ngôi biệt thự kiểu Pháp cổ kính với hàng rào trắng, hoa phủ đầy bệ cửa xanh. Nhà hàng, quán ăn, các gallery, cửa hàng đồ lưu niệm đều decor hoa văn kiểu Lào, vừa giản dị chất phác, vừa tinh tế lãng mạn. Đường phố không vắng, nhưng yên tĩnh đến độ khiến chúng tôi chỉ dám trò chuyện nhỏ nhẹ, bước chân tự nhiên thong dong hơn.
Khu phố cổ bao quanh bởi hai dòng Mekong và Nam Khan, tựa mình vào núi non hùng vĩ của miền Thượng Lào |
Wat Xieng Thong - "chùa của thành phố vàng" là một trong những ngôi chùa cổ nhất, đẹp nhất và quân trọng bậc nhất ở Luang, được xây dựng dưới triều vua Setthathirat ở thế kỷ 16 |
Đến Luang, đừng cố công lên lịch trình, kế hoạch. Cứ để ngày trôi qua chầm chậm với những điểm đến ngẫu hứng. Viếng thăm Bảo tàng, cũng là Cung điện Hoàng gia lộng lẫy dát vàng. Chiêm bái những ngôi chùa thiêng, Wat Xieng Thong kỳ vĩ, Wat Wisunarat rêu phong, Wat Sene tinh xảo,... Dạo bộ dọc con đường di sản, nơi có những tán hoa giấy rủ rỉ nghe câu chuyện của khách lãng du. Lên đỉnh Phousi với hơn 300 bậc đá, nhìn hoàng hôn trải xuống dòng Mekong sắc màu hoang hoải.
Chiều tan, chợ đêm lên đèn, gieo vào lòng phố không khí ồn ã hiếm có. Chúng tôi tìm thấy những chiếc khăn dệt tay nhuộm bằng thảo mộc, những bức tượng Phật nhỏ xíu chạm khắc tỉ mỉ bằng bạc, bằng đồng hay cả đồ lưu niệm từ vỏ đạn, xác máy bay. Giấc ngủ đêm ở Luang nhẹ, nhưng rất sâu, thoảng mùi cây cỏ tắm gội dưới cơn mưa từ vườn đưa vào.
Và điều đặc biệt nhất không thể bỏ lỡ. Đó là lễ khất thực truyền thống tak bat. 5 giờ sáng, từ cổng chùa, các nhà sư vai khoác giỏ, chân trần bước trên phố, đi khất thực nhận đồ cúng dường của người dân. Dẫn đầu là vị sư trụ trì, theo vai vế đến các nhà sư mới tu, cuối cùng là những chú tiểu, và song hành luôn có những chú chó tinh khôn. Như một dải lụa màu vàng cam dài bất tận, hàng dài các nhà sư cứ lặng lẽ lướt qua hàng người đang quỳ trên hè phố, tay dâng lên xôi nếp, bánh kẹo, trái cây.
|
Sự trang trọng và thành kính toát lên từ gương mặt họ khiến tôi không dám đến gần mà chỉ đứng từ xa, nín thở chụp vài tấm ảnh rồi lánh vào một con đường nhỏ, vắng bóng khách du lịch tò mò. Ở đó không bán những gói xôi nhỏ để du khách "thử tham gia cúng dường", chỉ có những đứa trẻ được cha mẹ cầm tay dâng lễ, có cô gái Lào mặc váy Sinh duyên dáng, có những cụ ông cụ bà chống gậy ra hỏi thăm các nhà sư như con cháu trong nhà. Phải chăng đó là chàng trai đang tu tập trong chùa trước khi trở về đời thường, theo truyền thống lâu đời của người Lào? Và có phải, chính thời gian rèn luyện đó khiến họ luôn mang tinh thần nhẹ nhàng, bình thản hay không?
Không khó để bắt gặp những nhà sư thiếu niên ngồi học bên hiên chùa. Họ thường trải qua một thời gian ngắn học tập, tu thiền trong chùa theo truyền thống của người Lào |
Phố nhỏ Luang Prabang nhiều xe máy không kém Việt Nam, nhưng không hiểu sao vẫn rất yên tĩnh. Các quán cafe đầy khách Tây ngồi trò chuyện sau tán hoa giấy buông rủ |
Đạp xe đi bar
Để khám phá Luang Prabang nhiều hơn, hãy thuê một chiếc xe đạp. Vòng bánh xe dẫn chúng tôi dọc sông Nam Khan, đến với những ngôi làng làm giấy saa, dệt lụa truyền thống khuất dưới tán cây mát rượi.
Những bức tranh, tấm bưu thiếp, cuốn sổ nhỏ, chiếc đèn lồng, thật thú vị khi được chứng kiến một tác phẩm nghệ thuật dần hiện lên dưới bàn tay khéo léo của người thợ thủ công. Ở đây cũng có những quầy trưng bày đẹp mê mẩn, có ban công gỗ để khách vừa ngắm sông, vừa tận tay, tận mắt cảm nhận những tấm lụa dệt tay mềm mại như nước, đủ mọi sắc màu.
Đừng quên dừng xe tại một bến sông, mua vé lên thuyền ngược dòng Mekong để đến hang Pak Ou, nơi có hơn 4000 tượng Phật cổ niên đại hơn 300 năm với đủ mọi kích thước và hình dạng. Mùa này, nước sông đục ngầu cuộn màu lũ, trái ngược với vẻ nên thơ của núi rừng ngút ngàn xanh mướt và những áng mây trắng lờ lững hai bên bờ.
Hôm đó, dưới cơn mưa, chúng tôi cứ thế đạp xe vòng vèo qua những ngõ nhỏ, đến một quán bar cuối đường nhìn thẳng ra sông. Ở đó, cả lũ nằm dài ra những chiếc nệm sặc sỡ, nhấp một hơi vị bia Lào ngon nổi tiếng, tận hưởng cảm giác thư giãn trong từng hơi thở.
Và tôi vẫn luôn nhớ một mùa hè như thế, mùa hè "thật chill" (thú vị) khi nhìn từng giọt nắng đổ trên mái chùa cong vút, khi tắm trong cơn mưa trút xuống dòng Mekong hay ngồi lặng yên nghe tiếng chân trần dạo bước xuống phố.
Chợ đêm của Luang đủ mọi món hàng lưu niệm bắt mắt, độc đáo và ẩm thực đường phố hấp dẫn |
Khung cảnh ấn tượng mà mỗi ngày ở Luang tôi đều chờ đợi: lễ khất thực |
Đồ lễ được người dân cúng dường chính là đồ ăn hàng ngày của các vị sư, họ thường chia lại cho những người nghèo trên phố |
Các cô gái Lào dậy từ rất sớm để chuẩn bị cho lễ cúng dường, nở nụ cười thật tươi với du khách ghé qua |
Từ giấy saa làm hoàn toàn bằng tay, người thợ khéo léo tạo nên những tác phẩm nghệ thuật đầy tính thẩm mỹ |
Những bức tường của Wat Xieng Thong lấp lánh bởi những mảng màu rực rỡ của gốm sứ khảm tinh tế, mang những ý nghĩa sâu sắc của đạo Phật |
Khoảnh khắc thật choáng ngợp khi tác giả đứng bên dòng Mekong đục ngầu mùa lũ |
Khách du lịch lười biếng nằm dài bên bờ sông, uống bia Lào và "chill" |
Trải nghiệm thú vị về ẩm thực Lào với tôi không phải những những giỏ xôi béo ngậy, món Lạp cay nhức lưỡi hay súp cá thơm nức mũi, mà chính là những món ăn bán ở chợ, hương vị lạ lùng và rất Lào |
Về miền Tây thăm cồn Hưng Phong ngắm cảnh miệt vườn thật đã Tạm biệt những ngày ồn ào nơi phố thị, chúng tôi trở về thăm xứ miệt vườn tại Bến Tre. Cồn Ốc (còn gọi là cồn Hưng Phong) là điểm dừng chân trong chuyến hành trình mang lại cho lữ khách sự hân hoan vô tận. Cồn Ốc (còn gọi là cồn Hưng Phong) nằm cách thành phố Bến Tre khoảng 15 cây...