Kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk
Khi đặt chân đến vùng đất Đắk Lắk này bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, núi đồi hùng vĩ và check in với các địa điểm cực kỳ lung linh.
1. Giới thiệu về Đắk Lắk
Đắk Lắk còn được gọi là Darlac, Dak Lak hay Đăk Lăk, là tỉnh có diện tích lớn thứ tư và nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, cách Hà Nội khoảng 1,410 km và cách Sài Gòn khoảng 250 km. Tên gọi của vùng đất này bắt nguồn từ tên gọi của hồ Lắk. nổi tiếng tại đây. Đắk có nghĩa là nước, Lắk là tên hồ. Sở dĩ lấy tên này vì người Tây Nguyên xưa thường lấy tên của sông suối, của người đứng đầu buôn làng, hay người có danh tiếng để đặt tên cho nơi mình ở.
Nơi đây có nhiều dân tộc thiểu số anh em sinh sống như Kinh, Ê Đê, Nùng, Tày, M’nông, Mông, Thái, Mường… cùng góp sức tạo nên văn hóa Đắk Lắk với các giá trị vô cùng đặc sắc, và ý nghĩa.
Đắk Lắk có nhiều cảnh quan thiên nhiên nổi bật với núi rừng hoang sơ tĩnh lặng, với cao nguyên bạt ngàn hùng vĩ, những cánh rừng cà phê xanh bát ngát, những rẫy cao su trải rộng ngút ngàn, với phố núi nhộn nhịp và giàu sức sống, với những điểm đến thú vị, với các nét văn hóa và lễ hội độc đáo… Tất cả đã làm nên một Đắk Lắk thật đặc biệt, theo kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk thì vùng đất này sẽ gây thương nhớ cho du khách khi rời khỏi nơi đây.
2. Kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk chi tiết
Nên đi du lịch Đắk Lắk vào thời gian nào?
Thuộc khu vực khí hậu cao nguyên, nên ở Đắk Lắk một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 10 và mùa khô kéo dài từ tháng 11 tới tháng 4 năm sau. Thường thì thời gian du lịch Đắk Lắk lý tưởng nhất sẽ là mùa khô, nhất là những tháng đầu năm, lúc này thời tiết mát mẻ, nắng dịu nhẹ, cực kỳ thoải mái, dễ chịu cho các chuyến vi vu khám phá.
Theo kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk thì một số thời điểm đặc biệt như tháng 10 có hoa muồng hoàng yến vàng tươi, tháng 12 có hoa dã quỳ nở rộ khắp mọi cung đường, tháng 2, tháng 3 có hoa cà phê nở rộ khắp núi đồi và đây cũng là dịp diễn ra nhiều lễ hội truyền thống của Đắk Lắk, đặc sắc nhất là lễ hội đua voi. Đây cũng là khoảng thời gian thích hợp để có một chuyến vi vu ngắn ngày đến vùng đất này.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Đắk Lắk
Để di chuyển tới Đắk Lắk, bạn có thể lựa chọn đi bằng máy bay hoặc đường bộ.
- Máy bay: Đáp chuyến bay xuống sân bay Buôn Mê Thuột, sau đó bắt taxi về lại trung tâm thành phố. Bạn yên tâm rằng các hãng hàng không ở Việt Nam đều có chuyến bay tới Đắk Lắk. Với kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk, nên có kế hoạch từ trước và tranh thủ săn vé máy sớm để được mức giá tốt nhất.
- Đường bộ: Là thành phố trung tâm của Tây Nguyên nên hệ thống đường bộ ở Đắk Lắk khá phát triển, có một số tuyến đường nối liền với các tỉnh thành khác như: quốc lộ 14 nối với Đà Nẵng (đi qua Gia Lai, Kon Tum), nối với Hồ Chí Minh (đi qua Bình Phước, Bình Dương), quốc lộ 27 nối Buôn Mê Thuột với Lâm Đồng, quốc lộ 26 nối Đắk Lắk với Khánh Hòa, quốc lộ 29 nối Buôn Hồ với Phú Yên.
Dựa trên các tuyến đường trên, và điểm xuất phát, bạn có thể xây dựng cho mình một lộ trình đi thích hợp, một chuyến phượt Đắk Lắk bằng xe máy, ô tô sẽ mang tới những trải nghiệm tuyệt vời.
Ngoài ra cũng có thể đi xe khách để tới được Đắk Lắk, nhưng chỉ nên lựa chọn đi xe khách khi cung đường di chuyển không quá gần, tính sơ sơ đi từ Sài Gòn vào Đắk Lắk đã mất 7 tiếng di chuyển, từ Đà Nẵng thì 12 tiếng, còn từ Hà Nội thì hơn 1 ngày, khá là mất thời gian cho việc đi lại.
Video đang HOT
Phương tiện đi lại ở Đắk Lắk
Theo kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk, trong những ngày ở đây, để tiện vi vu khám phá các địa điểm, bạn có thể lựa chọn thuê xe máy làm phương tiện di chuyển chính, giá thuê cũng khá rẻ, khoảng 100 – 150.000 đồng/ngày, có thể thuê luôn ở khách sạn, homestay đang ở. Phượt Đắk Lắk bằng xe máy, xe bon bon trên con đường cao nguyên giữ núi rừng hùng vĩ sẽ mang đến những trải nghiệm vô cùng đáng nhớ mà bạn khó có thể bỏ lỡ trong đời.
Ngoài xe máy thì xe buýt ở Đắk Lắk cũng khá phát triển, các tuyến buýt đa dạng với độ phủ toàn tỉnh khá lớn, bạn có thể tra lộ trình để xác định tuyến xe phù hợp với điểm đến. Bên cạnh đó có thể lựa chọn đi taxi cho tiện, nếu đi theo nhóm đông, tiền taxi chia đều thì cũng khá rẻ, một số hãng taxi hoạt động tại Đắk Lắk như Mai linh, VinaSun, Sun taxi, taxi Tây Nguyên…
Lưu trú tại Đắk Lắk
Nhà nghỉ, khách sạn tại Đắk Lắk khá phát triển trong thời gian gần dây, trong đó loại hình homestay được khá nhiều bạn trẻ yêu thích vì mới mẻ và độc đáo. Đa số các khách sạn nhà nghỉ tập trung nhiều tại thành phố Buôn Mê Thuột vì đây là trung tâm văn hóa, vui chơi giải trí của Đắk Lắk, và cũng tiện di chuyển qua lại với sân bay và các điểm đến khác.
Theo kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk được tổng hợp Halo Travel sẽ gợi ý đến bạn một vài địa chỉ lưu trú khá “ổn áp” tại Buôn Mê Thuột để bạn tham khảo: Lee’s house (thôn 8, xã cư Êbur), The Highlan House (79 Văn Tiến Dũng), Beezone Hostel (Xô Viết Nghệ Tĩnh), Lys Hostel (49 Nguyễn Thượng Hiền)…
3. Các địa điểm du lịch Đắk Lắk hấp dẫn
Với kinh nghiệm du lịch Đắk Lắk Halo Travel sẽ gợi ý đến bạn một số điểm đến tham quan cực hấp dẫn tại Đắk Lắk để bạn thêm vào lịch trình chuyến thăm thú vùng đất hùng vĩ của mình nhé.
Bảo tàng Đắk Lắk
Địa chỉ: 02 Y Ngông, Tự An, Thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
Là nơi trưng bày về lịch sử, văn hóa dân tộc và đa dạng sinh học. Bảo tàng được thiết kế mô phỏng theo kiến trúc nhà dài truyền thống của người Ê đê, kết hợp với kiến trúc hiện đại khá lạ mắt. Bảo tàng Đắk Lắk nằm ở số 67, đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Mê Thuộc.
Hồ Lắk
Địa chỉ: Huyện Lắk, Đắk Lắk
Còn gì tuyệt vời hơn khi được đi dạo quanh hồ Lắk cùng bạn bè hay người thương, khung cảnh nên thơ với mặt hồ xanh biếc, vẻ đẹp khiến người người phải thổn thức khi ngắm nhìn. Ngồi trên con thuyền lướt nhẹ nhàng và chậm rãi trên mặt hồ cũng là một trải nghiệm rất khó tả, và đặc biệt hơn là bạn sẽ cảm thấy thật bình yên khi nắm hoàng hôn dần buông xuống trong lúc du ngoạn. Ngoài ra các buôn làng sinh sống quanh hồ Lắk vẫn giữ nguyên được bản sặc truyền thống của đồng bào, du khách có thể tham quan và khám phá khi đặt chân đến đây.
Khu du lịch AKoea
Địa chỉ: Buôn A Ko Dhong-Buôn Mê Thuột.Mình ăn 1 bún bò và cà phê giá tầm 100.000 đồng/ 1 người.
Đây là nơi khá tuyệt vời khi bạn được ngồi xung quanh hồ thưởng thức ly cà phê Ban Mê và được thưởng thức nghe nhạc đặc trưng riêng của ban mê.Ngoài ra thì phía trước có nhà sàn và 1 số theo kiểu người địa phương bạn có thể check in! Rất ư là xịn xò luôn.
Dray Nur-Dray Sap
Là cụm thác nối liền 2 tỉnh Daknong và Daklak, thác Draynur và Dray Sáp được nối bởi 1 cây cầu treo nên đi từ bên nào cũng khám phá được 2 thác. Khung cảnh cụm thác hiện ra như một bức tranh huyền bí, và vô cùng hùng vĩ vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ nguyên vẹn không bị khai phá bởi bàn tay con người. Khi đến đây bạn sẽ chiêm ngưỡng được trọn vẹn vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng cho nơi đây.
Giá vé : 40.000 đồng/ 1 người.
Địa chỉ: Tân Lợi, Thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
Là một bảo bảo tàng của tương lai sống động trong cách trưng bày. Là nơi thẩm thấu các giá trị đương đại, không gian mang tính mở. Bảo tàng thế giới cà phê nằm ngay trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột nên dễ dàng tìm đến, tham quan và chụp ảnh.
Vé vào cổng : 150.000 đồng/ 1 người.
Núi Đá Voi Yang Tao
Địa chỉ: Xã Yang Tao, Huyện Lăk – tỉnh Đăk Lăk.
Gồm một cặp hòn đá Voi Cha và hòn đá Voi Mẹ, gắn liền với câu cuyện thần đá Voi bắt vợ bảo vệ người dân có cuộc sống ấm no, yên lành. Để đến được núi đá voi Yang Tao bạn đi theo quốc lộ 27 hướng Buôn Mê Thuột – Đà Lạt 40km là sẽ đến. Bạn sẽ không mất bất kì phí vé vào cổng nào khi tham quan nơi đây. Đây là điểm đến không thể thiếu trong chuyến hành trình đến với Daklak của bạn đâu nhé. Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô thì sẽ tốn 5k gửi xe máy và 20k cho ô tô nha.
Địa chỉ: 117 Phan Bội Châu, Thống Nhất, Thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk
Với lối kiến trúc cổ đẹp,ngôi chùa cổ lớn nhất tại thành phố Buôn Mê Thuột. Đây không chỉ là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo tại Đắk Lắk.
Hồ EA Kao
Địa chỉ: xã Ea Kao, tỉnh Đắk Lắk
Là hồ nước nhân tạo, nơi này có rất nhiều bạn đến tổ chức picnic hóng gió ở đây! Bạn có thể ngắm hoàng hôn, bình minh từ nơi đây khung cảnh rất tuyệt vời. Nếu bạn đến đây picnic hoặc tham quan thì hãy giữ gìn vệ sinh chung đừng vứt rác bừa bãi nhé.
Đường sách Buôn Mê Thuột
Địa chỉ: Hẻm 02 Phan Châu Trinh, TP Buôn Mê thuột
Nơi đây không có quá nhiều cửa hàng sách nhưng quán ăn uống thì khá nhiều như khu phố để đi bộ vậy. Tuy nhiên cuối con đường lại có 1 bức tường tranh vẽ cực xịn luôn. Có vị trí tại hẻm 02 Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Đường sách với không gian trải nghiệm hiện đại mang đậm văn hóa Tây Nguyên. Đây là điểm đến góp phần nâng cao văn hóa đọc, địa điểm vui chơi giải trí cho du khách và người dân địa phương.
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...