Kinh nghiệm du lịch Cẩm Phả
1. Giới thiệu về Cẩm Phả
Cẩm Phả là thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm ở vùng Đông Bắc Bộ của nước ta. Cẩm Phả cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 200km, cách thành phố Hạ Long khoảng 20km. Địa hình nơi đây chủ yếu là đồi núi. Bởi vậy Cẩm Phả hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp nên thơ, nguyên sơ mà hùng vĩ của núi rừng. Cùng với đó là rất nhiều điểm du lịch hấp dẫn, những món ăn đặc sản làm say mê bao người.
2. Thời điểm đẹp nhất đi du lịch Cẩm Phả
Theo kinh nghiệm du lịch Cẩm Phả thì thời điểm đẹp nhất để đến đến đây là mùa hè. Mùa hè ở Quảng Ninh kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm. Đến đây bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào các lễ hội đặc sắc và tận hưởng kỳ nghỉ lý tưởng.
3. Cách di chuyển đến Cẩm Phả
Có rất nhiều cách đi đến Cẩm Phả – Quảng Ninh. Bạn có thể di chuyển đến đây bằng 2 phương tiện chính là xe khách và phương tiện cá nhân.
Xe máy, ô tô cá nhân: Từ trung tâm thành phố Hà Nội, bạn đi theo đường 5 sau đó rẽ vào đường quốc lộ 1B. Khi đến Bắc Ninh thì rẽ vào quốc lộ 18 là đến địa phận tỉnh Quảng Ninh. Trên đường đi gần đến thành phố Hạ Long sẽ có biển chỉ dẫn đến thành phố Cẩm Phả.
Xe khách: Nếu không có phương tiện cá nhân hay rành về đường đi bạn có thể du lịch Cẩm Phả bằng xe khách. Ở bến xe Mỹ Đình hay Giáp Bát có rất nhiều chuyến xe khách chạy chuyến Hà Nội – Cẩm Phả cho bạn lựa chọn. Vì đi đường xa khá mệt nên hãy chọn xe giường nằm đi cho thoải mái nhé.
4. Du lịch Cẩm Phả nên đi đâu?
Vịnh Bái Tử Long
Nhắc đến du lịch Cẩm Phả thì không nhắc đến Vịnh Bái Tử Long với vẻ đẹp nên thơ, trữ tình của biển đảo. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết rồng mẹ hạ xuống Vịnh Hạ Long, rồng con hạ xuống Vịnh Bái Tử Long sau khi đánh tan giặc ngoại xâm hàng nghìn năm về trước.
Video đang HOT
Vịnh Bái Tử Long có hàng trăm đảo lớn nhỏ khác nhau, trong đó có nhiều hòn đảo lớn với cư dân sinh sống. Trên vịnh có hàng trăm những núi đá vôi với hình thù sa phiến thạch. Trong đó nổi tiếng nhất đó là hòn Con Rùa, Con Cóc, Hòn Mặt Quỷ, núi Bài Thơ…. Những hòn đảo nhỏ này tựa như những chiến tích chồi trên mặt nước tạo nên một bức tranh kỳ thú. Với địa thế đó, vịnh Bái Tử Long còn có rất nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ như bãi Con Cò, bãi biển Vân Đồn, bãi Quan Lạn, bãi Minh Châu…
Vịnh Bái Tử Long vẫn còn giữ được vẻ đẹp hoang sơ, tinh khôi vẹn nguyên như ban đầu. Đến đây bạn sẽ được hít thở trong bầu không khí trong lành, hòa hợp với thiên nhiên. Đâu đó, ta bắt gặp những hình ảnh thân thiện, chất phác của người dân trên những căn nhà gỗ mộc mạc. Qua đó, tìm hiểu về những nét văn hóa giản dị của con người nơi đây.
Không chỉ có cảnh đẹp, du khách đến với Vịnh Bái Tử Long được tận hưởng với những tiện ích dịch vụ giải trí tuyệt vời. Bạn có thể được vui chơi ở những quầy bar di động, thả mình ở hồ bơi nhân tạo hay thưởng thức hải sản tươi ngon hấp dẫn.
Đền Cửa Ông
Đền Cửa Ông là một trong những điểm du lịch tâm linh tại Cẩm Phả có nguồn gốc lâu đời với hơn 700 năm lịch sử. Đền nằm trên một ngọn đồi cao phía Đông Bắc Cẩm Phả, tiếp giáp vịnh Bái Tử Long. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính vượt thời gian của ngôi đền giữa cảnh sắc tuyệt đẹp của thiên nhiên biển cả.
Đền Cửa Ông là nơi thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng. Người có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Quần thể di tích đền Cửa Ông gồm: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ. Gây ấn tượng với du khách là Tượng đài Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng uy nghiêm đứng trên ngọn đồi cao hướng mắt về phía biển Đông.
Du lịch Cẩm Phả đầu năm bạn sẽ có cơ hội tham gia vào Lễ hội đền Cửa Ông nổi tiếng. Mặc dù lễ hội diễn ra từ ngày 03 và 04/2 (âm lịch) nhưng du khách đến tham quan, lễ viếng từ đêm giao thừa đến hết tháng 2 âm lịch. Có rất nhiều hoạt động diễn ra với hình thức và nội dung phong phú. Trong đó phần lễ sẽ gồm tế lễ, rước kiệu linh đình; phần hội là hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian… rất thú vị.
Khu tham quan Vũng Đục
Chuyến du lịch Cẩm Phả của bạn sẽ là thiếu sót nếu như không đến với Vũng Đục. Đây là một địa danh khá mới mẻ, nằm bên dưới chân núi Bàn Cờ, bên vịnh Bái Tử Long. Đến Vũng Đục , du khách có cơ hội trải nghiệm leo núi (hoặc đi cáp treo) khám phá 5 hang động kỳ vĩ. Đó là động Thiên Đăng – Long Vân – Ngỡ Ngàng – Hang Kim Quy – Hang Dơi.
Hang Dơi là hang đặc biệt nhất bởi đây là nơi sinh sống của rất nhiều loài dơi khác nhau. Ở đây bạn sẽ nghe thấy âm thanh râm ran của những chú dơi hòa vào nhau như một bản giao hưởng của thiên nhiên vậy. Đến các động khác, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những khối đá và nhũ đá tự nhiên với nhiều hình dạng phong phú. Thật dễ dàng nhìn ra chúng như những chú thiên nga, quả chuông, đài sen… vô cùng kỳ thú. Nơi đây còn ẩn chứa những câu chuyện cổ tích dân gian, nổi bật là truyện cây tre trăm đốt với hình ảnh rừng tre nhiều đốt xen kẽ là các pho tượng.
Đảo Thẻ Vàng
Đảo Thẻ Vàng thuộc những điểm đến vẫn còn mới lạ ở Cẩm Phả mới được nhiều người biết đến gần đây. Trên đảo có những nét hoang sơ, rừng rậm xanh đượm như thuở sơ khai ban đầu. Đến đây bạn sẽ được đắm chìm vào cảnh đẹp trong thế giới cổ xưa, bình yên với chim chóc và rừng cây xanh mát.
Đảo nằm cách vịnh Bái Tử Long chỉ khoảng 10km nên nếu đã du lịch Cẩm Phả rồi thì tội gì mà không tới. Bãi tắm trên đảo Thẻ Vàng tuy nhỏ nhưng rất sạch và đẹp. Với những lợi thế đó, nơi đây đang được đầu tư và xây dựng trở thành khu du lịch sinh thái. Hiện nay có rất nhiều dịch vụ nghỉ dưỡng trên đảo mà bạn có thể đến đây để nghỉ mát và thư giãn cuối tuần.
Đảo Rều Hạ Long
Khác với sự thay đổi từng ngày của Cẩm Phả, đảo Rều là vùng đất của cuộc sống hoang dã của hơn ngàn con khỉ. Nơi đây chẳng khác gì một vương quốc của loài khỉ cả với nhiều giống khỉ vàng quý hiếm.
Đảo Rều có không khí trong lành, chim muông cây cối còn nguyên sinh, chịu ít tác động của con người. Ghé thăm Đảo Rều bạn đừng quên chuẩn bị một ít khoai tây để dành tặng lũ khỉ nhé. Được tự tay cho đàn khỉ ăn, nhìn chúng chơi đùa sẽ khiến tâm hồn ta trở nên thoải mái, thư giãn hơn bao giờ hết.
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...