Kinh nghiệm du lịch bụi Cổ Thạch
Với những bãi đá hình thù kỳ lạ, Cổ Thạch là điểm đến không thể bỏ qua của người thích chụp ảnh và khám phá thiên nhiên hoang sơ của Việt Nam.
Cổ Thạch thuộc huyện Tuy Phong (Bình Thuận), cách Phan Thiết khoảng 100 km, cách TP HCM khoảng 300 km. Cũng như nhiều bãi biển “hẻo lánh” ở Bình Thuận, biển Cổ Thạch vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh.
Bãi biển ở Cổ Thạch là một quần thể đá và cát, có những bãi đá gồm nhiều loại đá nhỏ, tròn, dẹp, nhiều sắc màu, được người dân địa phương gọi là đá bảy màu. Bãi đá này hình thành từ tự nhiên do tác động của thủy triều, hải lưu và nước biển.
Từ những khối đá to chìm sâu trong lòng biển, cát, đá, nước cùng nhau bào mòn và đẩy những đá vụn lên bờ. Qua thời gian hàng trăm năm đã hình thành ra những bãi đá đầy sắc màu như hiện nay. Đá ở bãi đá bảy màu thường có nhiều hình dáng to nhỏ khác nhau, và mỗi ngày lại tiếp tục được bào mòn để lấp lánh muôn màu muôn sắc.
Biển Cổ Thạch còn lưu giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Ảnh: Cao Cát.
Riêng với dân nhiếp ảnh, mùa Cổ Thạch đẹp nhất là vào tháng 3, cũng là mùa “đi săn rêu”. Khi đó, gần như toàn bộ các tảng đá lớn ở Cổ Thạch đều phủ lên mình một bộ áo rêu xanh thẫm, rồi dần ngả vàng dưới ánh nắng chói chang.
Cách đi đến Cổ Thạch
Nếu đi từ Sài Gòn, luôn có xe giường nằm chất lượng cao ở bến xe Miền Đông, bến xe Lê Hồng Phong đi Bình Thuận. Xe chạy thẳng và có xe dừng tại bãi biển Cổ Thạch, có xe dừng ở thị trấn Liên Hương, từ đó đón xe ôm đến Cổ Thạch. Bạn nên tra cứu trên mạng và đặt vé qua điện thoại trước một ngày cho thong thả.
Từ Phan Thiết, bạn có thể đi theo quốc lộ 1A, đi ngược về phía bắc 90 km sẽ gặp ngã ba thị trấn Liên Hương. Tiếp tục rẽ trái, hỏi đường đến bãi biển Cổ Thạch, xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.
Cũng có thể đi từ Mũi Né vòng ra quốc lộ 1 tại Lương Sơn. Độ dài đường đi giữa hai hướng chênh lệch không nhiều, và đều giúp bạn tha hồ ngắm những cung đường biển tuyệt đẹp, cũng như cảnh đồi cát bao la của vùng Bình Thuận.
Cổ Thạch hiện tại đã có khá nhiều nhà nghỉ cho du khách chọn lựa. Nếu muốn an ninh, yên tĩnh, có thể chọn khu du lịch làng Cổ Thạch. Tại khu này có luôn bãi tắm, nhà hàng với nhiều loại phòng: phòng đôi, phòng ba, phòng tập thể cho nhóm và cả dịch vụ cho thuê lều lưu trú. Ít tiền hơn thì thuê phòng ở các nhà nghỉ. Để có chỗ ở tốt và rẻ, trước khi đi bạn nên tra thông tin phòng trên mạng và đặt trước.
Video đang HOT
Bãi đá nhiều màu lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Những bãi biển đẹp ở Cổ Thạch
Bãi biển chính ở Cổ Thạch nằm gần chùa Cổ Thạch, bãi rộng, sóng êm. Tuy nhiên du khách đến Cổ Thạch thường thích ghé bãi đá bảy màu. Đây là một quần thể đá nhiều màu sắc có chiều dài gần 1 km, có thể tắm vì biển sạch hơn bãi biển chính. Nhưng với những người thích chụp ảnh thì bãi này ngắm đá, dạo biển và chụp ảnh sẽ thú vị hơn.
Bạn cũng có thể tắm và chụp ảnh tại một bãi cát vàng nằm trong bãi đá – có tên Bãi Tiên. Nơi đây còn có một hang động thông lên phía sau Lầu Trống của chùa Hang
Những điểm tham quan chính
Chùa Cổ Thạch: nằm gần bờ biển, xây ẩn mình trong hang động tự nhiên của vùng núi đá Bình Thuận. Xưa kia chùa được gọi là chùa Hang, và cho đến nay, người địa phương vẫn gọi ngôi chùa trên trăm tuổi này là chùa Hang. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, điểm tham quan không thể bỏ qua khi ghé Cổ Thạch.
Đồi cát xã Bình Thạnh: các trò chơi trượt cát như ở đồi cát Mũi Né, Phan Thiết. Chụp ảnh cũng đẹp tương tự Mũi Né.
Lăng ông Nam Hải (Lăng cá ông): lăng ông và đồi cát xã Bình Thạnh nằm khá gần nhau. Nếu có sức khỏe bạn có thể thử đi bộ từ biển Cổ Thạch để tới cả hai điểm tham quan này (nên đi vào buổi sáng cho mát mẻ). Cũng có thể đi xe ôm, nhưng phải thỏa thuận giá cả trước khi đi.
Thưởng thức hải sản nướng tại biển luôn là trải nghiệm ẩm thực thú vị.
Dạo chợ: Chợ bán các loại hải sản, đồ lưu niệm, nằm gần khu vực cụm khách sạn. Còn chợ của người dân địa phương thì nằm ngay trên đường đi vào đồi cát ( nhưng giá cũng không rẻ khi bạn là khách du lịch).
Thưởng thức hải sản: nếu nghỉ đêm tại Cổ Thạch bằng cách thuê lều và đốt lửa trại, bạn có thể đặt hàng món nướng hải sản mực một nắng, sò, cá Bình Thuận với giá cả thỏa thuận. Còn muốn ăn hải sản ngon, rẻ, bạn nên chịu khó đi xa, ghé các nhà hàng ở khu vực Đồi Dương, cách Cổ Thạch khoảng 4 km. Hoặc sau khi đã tham quan Cổ Thạch, muốn đến Cà Ná thì đi thêm 15 km. Biển nơi đây tuyệt đẹp, hải sản cũng rất tươi ngon.
Theo Zing
13 biển đá kỳ vĩ của du lịch Việt
Những khối đá khổng lồ, những viên đá nhiều màu sắc hay các hòn sỏi tròn trịa tại các bãi biển như Hồ Cốc, Cổ Thạch, Ông Địa... luôn có sức hút với du khách.
Tuy không có nhiều đến mức tạo thành một bãi biển đá, những hòn đá nhiều kích thước, hình dáng rải rác dọc biển Hồ Cốc (thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) luôn khiến du khách, nhất là những ai lần đầu đến đây bất ngờ và mê hoặc. Ảnh: resortvungtau.
Bãi biển Hoàng Hậu (Bình Định) nổi bật với những viên đá khổng lồ trơn mịn nhiều kích thước tạo nên nét đẹp vừa tinh tế vừa sang trọng. Đây là một trong những bãi tắm được nhiều vua chúa sử dụng ngày trước. Ảnh: wikimedia.
Toạ lạc trong vùng vịnh Vĩnh Hy, bãi Cóc tuyệt đẹp với nước trong, những tảng đá lớn nhỏ rải rác và cát vàng. Tuy nhiên, khi đến Vĩnh Hy, du khách thường tranh thủ thưởng thức hải sản hơn là tắm hay ngắm biển. Ảnh: Panoramio.
Bãi đá Bảy Màu là một địa danh độc đáo nằm trên một phần bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Bãi đá Bảy Màu có chiều dài gần 1 km với hình dạng và có nhiều màu sắc khác nhau. Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của bãi đá, sự quyến rũ của biển tạo nên ấn tượng khó phai trong lòng mỗi du khách. Ảnh: dulichvietnam
Tên gọi của bãi Đá Nhảy (Quảng Bình) xuất phát từ việc dưới những đợt sóng, các tảng đá muôn hình vạn trạng nằm rải rác trên bờ biển như đang nhấp nhô trong làn nước biển. Đến đây, ngoài tắm biển, chinh phục các tảng đá, bạn còn có cơ hội thưởng thức những giọt nước trong veo giếng Cóc, một trong những giếng nước ngọt hiếm hoi cạnh biển của Việt Nam. Ảnh: atadi.
Bên cạnh việc được biết đến như một bãi biển mang vẻ đẹp của một nàng sơn nữ đang say ngủ, Cà Ná cũng trứ danh với vẻ đẹp kỳ lạ của những tảng đá lớn nhỏ dọc bờ. Nhiều người nói rằng, vẻ gai góc đó trông như cá tính của một người con gái đẹp. Ảnh: savacotourist.
Biển đảo Lý Sơn (Quãng Ngãi) tuyệt đẹp với những tảng đá núi lửa nhiều hình dáng màu sắc đen tuyền đối lập với những vụn san hô trắng kết hợp với biển xanh, cát vàng tạo nên những bãi biển vừa hoang sơ, vừa thơ mộng. Ảnh: Chikito Hoàng.
Mỏm Đá Chim gồm hai tảng đá cỡ trung gần bờ. Theo lời giải thích của dân địa phương, tên gọi này xuất phát từ việc ngày trước, cứ chiều đến, hàng trăm con chim lại kéo về đây nghỉ qua đêm khiến khu vực này trở nên ồn ào và nhộn nhịp. Ảnh: Huỳnh Hằng.
Bãi đá Ông Địa là một mỏm đá nhô ra bờ biển giữa núi Cố và núi Rạng thuôc địa phận huyên Ham Tiên (tỉnh Binh Thuân). Không ai biết tên gọi được gọi từ lúc nào, chỉ biết nó bắt nguồi từ hình dáng của một tảng đá trông giống hình ông Địa đang ngồi nhìn vào đất liền. Ảnh: nvphoto.
Ghềnh Đá Đĩa là một trong những danh thắng nổi tiếng của Phú Yên. Tên gọi này xuất phát từ việc nhìn tự xa, ghềnh như nhựng chồng đĩa trong một lò gốm. Ghềnh Đá Đĩa mê hoặc du khách với vẻ đẹp kỳ vĩ của những khối đá đen tròn bên cạnh màu xanh của biển, của bầu trời. Ảnh: kieuvan.
Mũi đá Bàn Than hay ghềnh đá Bàn Than nằm tại tỉnh Quảng Nam là một vách đá đen dựng đứng sát mép biển của bãi Bắc và bãi Nồm. Nhìn từ ngoài khơi xa, những khối đá bàn khổng lồ như một bàn tay màu đen tuyền như than đi đôi với màu xanh của nước biển tạo ra một không gian mênh mông lãng mạn cho du khách. Ảnh: Suckhoedoisong.
Nhìn từ xa, bãi biển Lộ Diêu với những khối đa nhiều hình dạng kết đôi với biển xanh, cát vàng tạo nên một bức tranh sơn thủy vừa thơ mộng vừa hùng vĩ. Ảnh: blogspot.
Đồi đá Dinh Cậu cách trung tâm thị trấn Dương Đông chừng vài trăm mét và được xem như biểu tượng của Phú Quốc. Trên ghềnh đá nổi là ngôi đền linh thiêng mà các ngư dân thường khấn vái trước khi đưa tàu ra khơi. Ảnh: dulich4phuong.
Theo Zing
Người lưu giữ nét văn hóa Chăm qua ảnh Mỗi khi có lễ hội Chăm, Inra Jaya khăn gói lên đường và ghi lại nhiều góc nhìn độc đáo để giới thiệu đến bạn bè văn hóa truyền thống quê hương mình. Lễ hội Chăm là đề tài thu hút không chỉ các nhà nghiên cứu mà còn nhiều nhiếp ảnh gia, trong đó có Phú Tuệ Tri, một người con của...