Kinh nghiệm đổ đèo bằng xe ga
Không thể phủ nhận sự thuận tiện và dễ sử dụng của chiếc xe tay ga trong các đô thị lớn cũng trên các cung đường dài – tư thế thoải mái, hộc chứa đồ lớn… Tuy nhiên, khi điều khiển loại xe này ở vùng đồi núi, cần đặc biệt cẩn trọng, nhất là khi xuống dốc.
Hiện trường một vụ tai nạn xe ga khi xuống dốc tại Tam Đảo – Ảnh: bạn đọc Văn Hải (Vĩnh Phúc)
Với xe tay ga, khi sử dụng trên các đường đồi núi phải đặc biệt cẩn thận, vì rất khó sử dụng kỹ thuật phanh động cơ để ghìm bớt tốc độ khi xuống dốc. Điều này lý giải vì sao có rất nhiều tai nạn liên quan đến xe ga khi xuống dốc, dù người lái là nam giới hay phái yếu.
Vậy không thể và không nên sử dụng xe ga ở những vùng nhiều đồi núi?
Hoàn toàn có thể, nếu như bạn luôn biết cách làm chủ chiếc xe để luôn vận hành trong điều kiện an toàn, bao gồm cả về tốc độ và hoạt động của hệ thống phanh.
Không những thế, với những cô gái muốn duyên dáng hơn với một chiếc xe ga, lẽ nào lại không được đi xe ga chỉ vì khó đi khi xuống dốc?
Dùng phanh thế nào cho đúng?
Với thiết kế đặc trưng động cơ nằm ở phía sau, các mẫu xe ga tại Việt Nam có trọng tâm nằm lùi ra phía sau khiến phần đầu xe nhẹ, dễ mất hướng lái.
Ngoài ra, cùng với việc được trang bị phanh đĩa trước (phía sau đa số là phanh tang trống, trừ những mẫu xe ga cao cấp như Honda Sh mới có phanh đĩa sau) bạn càng hạn chế chỉ sử dụng một phanh, nhất là chỉ phanh trước.
Khi xuống dốc bạn phải thật cẩn thận khi phanh và luôn phải phanh bằng cả HAI PHANH để tăng cường sự ổn định cho xe.
Có thể áp dụng kỹ thuật phanh động cơ trên xe ga?
Có, nhưng rất khó và phải kết hợp thật đúng cách với hệ thống phanh. Nếu như ở xe số (và cả ở ôtô với tất các loại hộp số) đều có thể vận dụng các cấp số nhỏ, lợi dung tỷ số truyền của hộp số để phanh xe (điều này khiến động cơ hoạt động ở vòng tua cao, đi kèm tiếng ồn nhưng sẽ an toàn hơn).
Còn với xe ga sử dụng hộp số vô cấp truyền động bằng dây đai, điều này có thể thực hiện được nhưng khó ở chỗ bạn phải luôn duy trì tay ga ở một mức nhất định sao cho tốc độ xuống dốc luôn ở khoảng 10-15 km/h và luôn sử dụng phanh để đảm bảo duy trì ở tốc độ đó.
Sở dĩ luôn phải có một mức ga nhất định đó là để giúp hệ thống ly hợp hoạt động, duy trì lực hãm từ động cơ ra bánh xe, hỗ trợ giảm tốc độ xe.
Việc sử dụng kỹ thuật này đòi hỏi bạn phải cảm nhận được việc động cơ ghì xe lại, nếu thấy xe lao đi với quán tính, bạn sẽ phải phanh chậm hẳn lại, mớm ga để hệ thống ly hợp hoạt động (côn bám) rồi lại tiếp tục đổ dốc.
Video đang HOT
Tuy nhiên như đã nói ở trên việc này rất khó vì khi xuống dốc tốc độ của xe luôn có xu hướng tăng lên, việc duy trì được mức ga và phanh cùng lúc không phải là điều dễ dàng gì.
Có nên tắt máy để tiết kiệm nhiên liệu?
Hoàn toàn không nên! Bạn có thể tiết kiệm được khoảng 10.000 đồng (hơn 0,5 lít, tương đương việc đi thêm được một quãng đường khoảng 20 km), nhưng con số đó liệu có đáng để bạn mạo hiểm? Vì khi đó, chiếc xe lao với quán tính mà không được hỗ trợ của hệ thống phanh động cơ. Thêm nữa, việc di chuyển không có tiếng động cơ sẽ rất nguy hiểm khi bạn vượt người khác; việc đột ngột có người đi bên cạnh sẽ xảy ra những tình huống không lường trước được.
Việc không tắt máy sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc đảm bảo tốc độ và xử lí tình huống.
Bóp phanh liên tục (rà phanh) sẽ là phương án an toàn nhất?
Hoàn toàn không phải vậy, bởi việc rà phanh liên tục sẽ khiến má phanh nóng lên do lực ma sát và sẽ mất tác dụng (trơ phanh) hoặc nặng hơn sẽ là bong má phanh. Điều này thường có dấu hiệu nhận biết trước khi có mùi khét trong không khí bốc ra từ hệ thống phanh khi bạn sử dụng quá nhiều.
Vậy đâu là cách xuống dốc an toàn với xe tay ga?
Có nhiều cách để xuống dốc an toàn, tuy nhiên cách sử dụng sau đây được coi là có được tỷ lệ an toàn cao nhất:
- Trước khi xuống dốc nên kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh, phanh có ăn hay không? Khi bóp phanh có phát ra tiếng kêu bất thường hay không? Nếu có, hãy đến một cửa hàng sửa xe để điều chỉnh lại cho đúng.
- Các vật dụng gây vướng víu đến quá trình lái xe cần sắp xếp lại; túi đồ, áo mưa… tránh sử dụng một tay khi lái xe.
- Khi xuống dốc, luôn giảm tốc độ khi chuẩn bị vào cua và nên bấm còi báo hiệu ở những góc cua khuất và không có vạch phân định làn đường.
Khi đánh lái vào cua, nên căn theo vạch lề đường bên phải, nếu không có vạch kẻ thì cố gắng bám sát lề phải với phần đường an toàn nhất.
Nếu phải tránh chướng ngại vật hay các tình huống giao thông, luôn phải bóp cả hai phanh với lực đều tay.
Ngoài ra, hãy nhìn xa hơn theo thói quen của bạn đặc biệt ở đồi núi quanh co, tránh nhìn vào đoạn đường ngay phía trước mặt (trong kỹ thuật lái xe gọi là bị khóa mục tiêu), vì khi đó bạn sẽ có xu hướng đi đúng vào điểm đó mà không kịp xử lí các tình huống hoặc góc cua tiếp theo.
- Cách đổ dốc an toàn: Tùy theo độ dốc, chiều dài con dốc và khả năng lái xe của mình, hay chọn duy trì một tốc độ an toàn tối đa (30 – 40km/h hoặc cao hơn, tùy khả năng), sử dụng hệ thống phanh để duy trì tốc độ đó là tốc độ tối đa (phanh để hạn chế tốc độ, chờ khi xe đến ngưỡng tốc độ tối đa đó lại phanh tiếp để làm chậm xe), việc phanh/nhả ngắt quãng sẽ tránh được việc làm nóng hay làm mất tác dụng của hệ thống phanh.
Theo Dân Trí
Những hư hại dễ gặp phải khi xe máy tay ga "lội nước"
Vào mùa mưa bão, tình trạng xe máy bị "sặc" nước luôn khiến nhiều chủ phương tiện đau đầu, nhất là người sử dụng xe tay ga.
1. Rủi ro khi để xe tay ga dưới trời mưa
Nguy hại tới động cơ
Cấu tạo chung của dây cu-roa ở xe tay ga là được làm mát bằng gió nên khả năng chống thấm của hệ thống truyền động này rất thấp. Do vậy, khi bạn chạy qua các đoạn đường ngập nước, lượng nước bắn lên hoàn toàn có thể thâm nhập vào bên trong bộ phận truyền động này.
Khi "lội nước", nhiều chiếc xe tay ga còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu
Hơn nữa, do đặc tính sử dụng hộp số vô cấp nên các xe tay ga hiện nay đều có vòng tua máy hoạt động khá lớn. Lượng nhiệt tích tụ quanh động cơ rất cao. Khi đó, chỉ một lượng nước bắn vào, làm giảm nhiệt đột ngột sẽ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ ron máy, hay nghiêm trọng hơn là làm rạn nứt vỏ máy.
Khi "lội nước", nhiều chiếc xe tay ga còn đối mặt với tình trạng nước thâm nhập vào hộp chứa dầu, khiến khả năng bôi trơn của dầu giảm đáng kể, dễ gây hỏng hóc các bộ phận bên trong động cơ.
Phanh mất độ bám
Việc đi xe dưới trời mưa là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên, bạn vẫn có thể điều chỉnh kế hoạch của mình để hạn chế thấp nhất thời gian cùng chiếc xe của mình "tắm" mưa.
Khi xe vận hành trong mưa khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể. Do thiết kế của xe ga có trọng lượng tập trung chủ yếu ở phần thân sau, do đó, nếu chẳng may phanh bị ướt, khó bám, rõ ràng khả năng phanh sẽ giảm. Mà dù khả năng phanh không bị ảnh hưởng, bạn vẫn phải đối mặt với rủi ro khả năng bám đường của bánh xe giảm, khiến xe dễ bị trượt khi bạn cố gắng phanh quá gấp.
Khi xe vận hành trong mưa khả năng phanh của xe có thể giảm đáng kể
Bên cạnh đó, đa số xe tay ga đều sử dụng khá nhiều thiết bị điện tử. Việc sử dụng thường xuyên trong môi trường nước sẽ dễ gây ẩm mốc các thiết bị này, làm giảm tuổi thọ hay nặng hơn là tê liệt toàn bộ hệ thống, khiến xe bạn không vận hành được.
Điều kiện môi trường ẩm
Hầu hết các xe tay ga hiện nay đều sử dụng dây cu-roa để truyền động. Thiết kế này tỏ ra khá ưu việt bởi việc thay đổi tỷ số truyền rất mượt, lại khá an toàn và dễ sửa chữa, thay thế khi có vấn đề phát sinh. Tuy nhiên, do phụ thuộc rất nhiều vào lực ma sát giữa dây cu-roa nên điều kiện môi trường ẩm chính là kẻ thù của hệ thống truyền động này.
Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể
Khi quá ẩm hay bị thấm nước, khả năng bám dính của dây cu-roa sẽ giảm đáng kể, cộng với mô-men xoắn quá cao của máy, khiến hệ thống truyền động không thể vận hành bình thường. Biểu hiện thường thấy của hiện tượng này là việc dù tăng ga nhưng chiếc xe của bạn vẫn trơ ra, không hề chạy, thường hay gặp vào mùa mưa.
Do vậy, điều đáng lưu ý là bạn không nên để chiếc xe của mình phơi mưa trong nhiều tiếng đồng hồ. Hãy đưa chiếc xe vào nơi khô ráo trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Lưu ý khi đi xe tay ga dưới mưa và qua vùng ngập nước
Không phóng nhanh khi qua chỗ ngập nước
Khi đi vào những chỗ bị ngập nước, đa số chủ xe đều chọn giải pháp phóng nhanh qua đoạn đường này. Tuy nhiên đây là lựa chọn sai lầm, vì bô xe tay ga thường nằm ở vị trí thấp, nên khi rồ mạnh ga thì nước càng nhanh vào, dẫn đến hiện tượng thuỷ kích, gây chết máy giữa đường.
Không phóng nhanh khi qua chỗ ngập nước
Xe tay ga bị ngập nước dẫn đến chết máy giữa đường là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Thay vào đó, bạn nên chạy xe ở vận tốc thấp, tăng ga nhẹ nhàng để duy trì độ ma sát cần thiết ở dây cu-roa. Như vậy, nước sẽ khó đi vào động cơ và ống xả, hạn chế rủi ro xe bị "sặc" nước.
Không cố nổ máy
Một quan niệm sai lầm khi xe bị vào nước là cần nổ máy và rồ ga thật nhiều để nước nhanh bay hơi. Trên thực tế khi gặp tình huống này, bạn nên tắt máy và dẫn bộ qua vùng ngập. Sau khi để khoảng 5 - 10 phút cho nước bốc hơi, bạn hãy khởi động lại xe.
Không cố nổ máy khi đi vào chỗ ngập
Khi lái xe vào đường ngập nước và đột ngột chết máy, người sử dụng phải bình tĩnh xác định nguyên nhân chết máy để tìm hướng giải quyết.
Cách làm này cũng có thể áp dụng cho cho các dòng xe tay ga hoạt động bằng điện. Bạn không nên cố nổ máy vì sẽ gây cháy nổ, dẫn đến việc phải thay mới toàn bộ hệ thống điện.
Sử dụng lốp xe chuyên dụng
Dù dùng loại xe gì, trong điều kiện trời mưa và đường ướt, bạn cũng nên bạn chọn một bộ lốp có độ bám đường thật tốt. Theo nhiều chuyên gia, độ bám đường kém của lốp xe là một trong những nguyên nhân làm xe dễ trượt ngã gây nguy hiểm.
Lốp xe cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho chủ xe vào mùa mưa
Lốp xe cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn cho chủ xe vào mùa mưa.
Hiện nay, các dòng lốp Ninja và Samurai của Yokohama có khả năng đi mưa tốt. Hai dòng lốp này được chế tạo từ cao su có thiết kế đặc biệt theo tiêu chuẩn lốp xe thể thao, giúp khắc phục nhược điểm bám đường ướt kém, và ổn định tay lái và định hướng tốt hơn.
Theo Cartimes
Khi nào cần thay dầu láp cho xe tay ga? Không biết điều này rất có hại cho xe Dầu láp giúp bôi trơn truyền động bánh sau của xe tay ga, vì thế, chúng ta nên thay dầu láp định kỳ để đảm bảo xe hoạt động tốt nhất. 1. Dầu láp là gì? Dầu láp còn có tên gọi khác là dầu cầu, dầu hộp số, nhớt hộp số... Loại dầu này có tác dụng bôi trơn bộ bánh răng...