Kinh nghiệm đi Đồng Lâm và trekking Khe Dầu khi gặp nước lên
Thanh Hiền chia sẻ những lưu ý và lịch trình chi tiết chuyến đi Đồng Lâm và thác Khe Dầu – Hữu Lũng vào mùa mưa.
Bạn Lê Thanh Hiền (hiện sống và làm việc tại Hà Nội) chia sẻ: “Đợt vừa rồi nhóm mình có chuyến đi cắm trại, kết hợp tắm suối và trekking thác Khe Dầu ở Hữu Lũng, Lạng Sơn. Vào mùa hè, mạn này thời tiết rất đẹp, kết hợp với khung cảnh yên bình phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn thì đây là những gợi ý hợp lý cho các bạn mùa này”.
Màu xanh mướt mắt của hành trình này khiến nhiều tín đồ trekking thích thú.
Trekking nhiều nên dưới đây là một số điểm lưu ý của Thanh Hiền dành cho những ai chưa có kinh nghiệm muốn đi tuyến này:
Khi đi bộ ở thác Khe Dầu mùa này mọi người mặc quần dài vì có đoạn cỏ gianh khá rậm rạp.
Nên đi dép đi bộ đường dài (sandal trek), dép tổ ong cũng được, hoặc giày đi bộ
chống nước.
Nên mang theo khăn tắm khi đi chơi suối.
Mang chút đồ ăn nhẹ khi đi đến thác Khe Dầu vì chơi ở đó xong rất đói.
Nếu thung lũng ngập nước du khách cho thể thưởng ngoạn cảnh đẹp Đồng Lâm bằng thuyền bè.
Thanh Hiền cho biết: “Lịch trình của chúng mình là 2 ngày một đêm, nên rất phù hợp cho các bạn dân văn phòng được nghỉ 2 ngày cuối tuần đi trekking”.
Cụ thể hành trình này như sau: Ngày một là chặng Hà Nội – Hữu Lũng Lạng Sơn.
Tập trung xuất phát ở Big C Thăng Long, thuê xe 16 chỗ, sau 3 tiếng di chuyển thì lên đến nơi là gần 10h sáng, thuê xe máy đi ra thảo nguyên Đồng Lâm luôn.
Mùa mưa nước lên bất chợt nhưng không vì vậy mà mỗi chuyến đi trở nên bớt thú vị.
Video đang HOT
Phút thư giãn bên làn nước trong xanh.
“Chúng mình đã chuẩn bị hết đồ cắm trại rồi nhưng ra thấy cả thảo nguyên chìm trong nước nên thôi chuyển luôn phương án chèo bè. 200k/tiếng cho một bè chở được tầm 5-6 người. Bọn mình ăn trưa tại bè luôn, đồ ăn được homestay chuẩn bị rất ngon”, Thanh Hiền kể về kế hoạch bị hỏng và phương phán thay thế hoá ra lại rất hay ho.
Đầu giờ chiều, cả nhóm về nghỉ ngơi một chút rồi đi tắm suối. “Ban đầu ra suối Ngả Hai nhưng nước chảy khá to đành vòng ra đập Bắc Mỏ, đường đi hai bên trông đẹp dã man. Tối về lại homestay ăn uống, nghỉ ngơi, trải nghiệm món làm bánh rất là vui vẻ”, Thanh Hiền kể.
Tối hôm đó, đoàn nghỉ ở homestay Gốc Đa (cách thảo nguyên Đồng Lâm 500m, giá chỉ 100.000 đồng/người). Ngày thứ 2 cả nhóm dậy sớm thảnh thơi chơi quanh làng. Đến 8h, mọi người xuất phát đi bộ vào thác Khe Dầu. “Vì đêm hôm trước đi trời mưa khá to nên đường đi bị xấu, đoàn hôm đó đi hơi đông nên phải mất hơn 30 phút bọn mình mới vào được thác ở đây”, Hiền cho biết.
Nên mang theo khăn tắm khi đi thác vì bạn sẽ bị ướt.
Thú vui khám phá thiên nhiên sẽ giúp bạn xua tan đi mệt mỏi giữa công việc, cuộc sống thường ngày.
Trải nghiệm đi bộ giữa bao la núi đồi, cỏ cây.
Ngắm nhìn những vẻ đẹp mộc mạc đơn sơ của làng xóm.
Nước thác chảy xiết, nhưng mọi người rất thích, vì được cả dòng suối tạt vào. Sau đó, đoàn di chuyển ra hồ Noong Dùng chơi, nhưng trưa nắng mà mọi người cũng đi trek trước đó mệt rồi nên tụi mình không đi kayak nữa, chỉ ngồi uống cà phê thư giãn rồi về lại homestay ăn trưa. Tổng chi phí ăn trưa cả chuyến rất thoải mái mà chỉ hết 1.500.000 đồng/người. Chiều 3h xuất phát về lại Hà Nội và kết thúc hành trình. Cộng thêm tiền thuê xe bè (120.000 đồng/người), xe (400.000 đồng/người) và các khoản lặt vặt khác, tính ra cả chuyến đi chỉ hết 1.500.000 đồng/người.
Ngoài ra Thanh Hiền cũng chia sẻ thêm rằng, quanh khu vực này, nếu không mưa điểm cắm trại bạn có thể chọn Mỏ Mạ, Ao Cả, Nà Lùng. Suối, thác thì chọn thác Khe Dầu, hồ Nong Dùng, hồ Mỏ Áng, hoặc hồ trái tim … Một vài địa điểm khác để check-in rất ấn tượng vào mùa này như đồng lúa Yên Thịnh, đỉnh Nà Lay, thung lũng Lân Ty.
Kinh nghiệm trekking suối Cửa Tử cho người đi lần đầu
Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km, suối Cửa Tử là điểm trekking mới, gần gũi với thiên nhiên, được nhiều du khách khám phá trong thời gian gần đây.
Thời gian gần đây, du lịch kết hợp với các hoạt động thể lực như trekking, đạp xe... trở thành xu hướng mới, thu hút những du khách đam mê khám phá và trải nghiệm núi rừng, thiên nhiên hoang dã.
Blogger Trần Lê Ngọc Thắng, sinh sống tại Hà Nội, đã từng khám phá suối Cửa Tử trong hai ngày. Dưới đây là kinh nghiệm trekking và khám phá suối Cửa Tử của nam blogger.
Suối Cửa Tử có khung cảnh hoang sơ. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng
Suối Cửa Tử ở đâu?
Suối Cửa Tử nằm vắt mình qua sườn Đông của dãy Tam Đảo, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Dòng suối này gồm 7 con thác chảy len lỏi qua những vách đá và hợp thành hồ nước mát lạnh ở một số thác.
Suối Cửa Tử nhìn từ trên cao. Ảnh: Đinh Huỳnh
Anh Ngọc Thắng chia sẻ tên dòng suối bắt nguồn từ một truyền thuyết địa phương. "Các vị bô lão kể lại rằng nơi đây ngày xưa gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi nam nữ. Vì bị gia đình ngăn cản, hai người rủ nhau đi ngược dòng suối và lập lời thề nguyện sống chết có nhau", nam blogger nói.
Suối Cửa Tử nằm vắt mình qua sườn Đông của dãy Tam Đảo, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Đinh Huỳnh
Bao quanh suối Cửa Tử là những tán cổ thụ rộng lớn. Để khám phá con suối, du khách phải trekking qua các tảng đá lớn bám đầy rêu và bơi qua hồ nước.
Lần đầu trekking suối Cửa Tử
Từng khám phá nhiều nơi ở Việt Nam, nhưng đây là lần đầu Ngọc Thắng trekking tại suối Cửa Tử. Nam blogger cho biết "Suối Cửa Tử có 7 cửa thác, nếu chưa đi trekking bao giờ, du khách chỉ cần đi đến cửa thác 1. Quãng đường đi bộ dài khoảng 2km, trong đó có 700m lội suối".
Nếu chưa đi trekking bao giờ, du khách chỉ cần đi đến cửa thác 1. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng
Chặng trekking đến cửa thác 1 thường mất khoảng một ngày để hoàn thành vì địa hình dốc, nhiều chướng ngại vật. Với những du khách có sức khỏe tốt, thường xuyên luyện tập thể thao có thể khám phá thêm cửa thác 2 và 3 trong ngày tiếp theo.
Du khách có thể chèo thuyền, ngắm cảnh hoặc bơi lội. Ảnh: Đinh Huỳnh
Điểm xuất phát chặng trekking là thôn Đồng Khuân, xã Hoàng Nông. Đi bộ khoảng 2km, du khách sẽ thấy suối Cửa Tử chảy giữa 2 vách đá dựng đứng. Từ đây, du khách có thể chèo thuyền, ngắm cảnh hoặc bơi lội. Nằm cuối dòng suối là một hang đá lớn, đi sâu vào trong sẽ đến cửa thác 1.
Với những du khách có sức khỏe tốt, thường xuyên luyện tập thể thao có thể khám phá thêm cửa thác 2 và 3. Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng
Trong hành trình trekking, Ngọc Thắng đã dừng chân tại bốn điểm chính có tên khá độc đáo là thác nhảy (nhảy xuống hồ nước từ độ cao 8m), thác trượt (máng trượt đá thiên nhiên), thác "massage" (tên gọi của người địa phương) và thác thiên đường.
Riêng thác trượt, du khách có thể tham gia trượt trên máng được gọt đẽo từ khối đá thiên nhiên. Để đảm bảo an toàn, du khách cần mặc áo phao và tuân thủ theo sự chỉ dẫn của hướng dẫn viên địa phương.
Bữa ăn khi khám phá suối Cửa Tử. Ảnh: Ảnh: Trần Lê Ngọc Thắng
Nên đi một mình hay theo tour?
Khu vực suối có nhiều đường mòn trong rừng. Để tránh bị lạc, du khách có thể đặt tour trekking tại nơi lưu trú. Nếu chỉ trekking cửa thác 1, du khách có thể tự đi nhưng nên có hướng dẫn viên hỗ trợ vì các hồ nước tương đối sâu.
Để tránh bị lạc, du khách có thể đặt tour trekking tại nơi lưu trú. Ảnh: Đinh Huỳnh
Nếu trekking cửa thác 2 và 3, bắt buộc phải đi theo tour hoặc người hướng dẫn đi vì đường đi khá quanh co.
"Để đặt tour trekking, du khách nên liên hệ trực tiếp với nơi lưu trú. Tôi chọn Hoàng Nông homestay, cách điểm trekking khoảng 3km để thuận tiện cho việc đi lại. Tổng chi phí dao động 2 - 2,2 triệu đồng/người, bao gồm tiền tour, chi phí ăn uống, đi lại khứ hồi Hà Nội - Thái Nguyên", anh Ngọc Thắng nói.
Vẻ đẹp còn hoang sơ của suối Cửa Tử. Ảnh: Đinh Huỳnh
Lịch trình trekking chi tiết
Ngày 1
9:00: Di chuyển từ Hà Nội đến Hoàng Nông homestay. Có xe đón tận nơi và đến thẳng homestay.11:30: Nhận phòng, vệ sinh cá nhân và ăn trưa.14:00: Bắt đầu chặng trekking đến cửa thác 1.17:00: Quay lại homestay ăn tối, nghỉ ngơi để lấy sức cho chặng trekking đến cửa thác 2 và 3.
Vẻ đẹp suối Cửa Tử thu hút nhiều du khách khám phá. Ảnh: Đinh Huỳnh
Ngày 2
8:00: Bắt đầu lên đường trekking đến cửa thác 2 và 3.10:00: Nghỉ ngơi và ăn trưa.14:00: Quay lại homestay và ngâm chân thư giãn bằng nước lá.16:30: Lên xe di chuyển về Hà Nội.
Không khí mát mẻ tại suối Cửa Tử thích hợp đến vào mùa Hè. Ảnh: Đinh Huỳnh
Lưu ý khi trekking
Du khách nên mang giày cao su có độ bám tốt hoặc giày chống trơn trượt vì rêu bám nhiều trên các tảng đá; khách trekking cần mặc quần áo dài, bôi kem chống nắng và thuốc chống côn trùng. Bên cạnh đó, du khách cũng nên mang theo thức ăn nhẹ khi trekking để tránh mất sức, hạ đường huyết.
Không gian xanh mát tại suối. Ảnh: Đinh Huỳnh
Thời điểm đẹp để trekking suối Cửa Tử là từ tháng 6 đến tháng 11. Lúc này, trời không mưa và có nắng đẹp.
Kinh nghiệm trekking đỉnh Bidoup Bidoup Núi Bà được mệnh danh là "Nóc nhà Tây Nguyên" với những con dốc thẳng đứng. Mới đây, du khách người Singapore và bạn đã bị lạc một ngày trong rừng khi đi trekking. Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà thuộc địa bàn Huyện Lạc Dương và Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Thành phố Đà Lạt 50km. Bidoup và...