Kinh nghiệm của Cảnh sát biển trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền
Mỗi CB,CS Cảnh sát biển phải đề cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, kiên quyết, khôn khéo, linh hoạt, vững vàng trước những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Cán bộ, chiến sĩ tàu CBS 8003 và 8001 thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn, duy trì thực thi pháp luật trên biển; phối hợp với các lực lượng chức năng khác của Nhà nước bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) phải thường xuyên đối mặt với những tình huống phức tạp trên biển, đặt ra cho lực lượng Cảnh sát biển trách nhiệm nặng nề hơn. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo (nhất là trong đấu tranh trực diện trên thực địa) đòi hỏi mỗi CB,CS Cảnh sát biển phải đề cao lòng yêu nước, tự tôn dân tộc, kiên quyết, khôn khéo, linh hoạt, vững vàng trước những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Đồng thời, trong quá trình đấu tranh, phải quán triệt, chấp hành nghiêm chủ trương, quan điểm của Đảng, không để xảy ra xung đột, bất lợi. Trên cơ sở đó, kiên quyết giữ vững chủ quyền lãnh thổ và giải quyết đúng đắn, hài hòa các quan hệ quốc tế, nhất là quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng. Đó cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh và cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lực lượng Cảnh sát biển. Từ thực tiễn hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc, có thể rút ra một số kinh nghiệm chính sau:
1. Không ngừng nâng cao nhận thức cho CB,CS về vai trò của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và cơ quan chính trị các cấp phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi CB,CS nhận thức sâu sắc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) “Về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020″, trọng tâm là phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền, an ninh biển.
Cần thấy rằng, Biển ông là vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn, tranh chấp chủ quyền biển, đảo phức tạp. Biển gắn bó với bao thế hệ nguời Việt, là không gian sinh tồn và phát triển của dân tộc ta, chỗ dựa sinh kế cho hàng triệu nguời dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Trong vùng biển Việt Nam, mỗi hòn đảo không chỉ như những thỏi “vàng xanh”, mà còn là một “cột mốc chủ quyền” tự nhiên của quốc gia. Vì thế, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo là sự nghiệp của toàn ảng, toàn quân và toàn dân ta; trong đó, Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách. Vì vậy, mỗi CB,CS phải hiểu rõ trách nhiệm chính trị khi chủ quyền quốc gia trên biển bị đe dọa và xâm phạm, để sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Mỗi CB,CS phải thực sự là những tuyên truyền viên trên biển cho ngư dân cùng thống nhất nhận thức về vai trò của biển, đảo, về chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Trên cơ sở đó, để nhân dân và các lực lượng hoạt động trên biển tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Video đang HOT
Tàu cảnh sát biển Việt Nam 8001.
2. Phải quán triệt cho mọi CB,CS thấu suốt quan điểm của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; nắm vững Luật Biển Việt Nam và pháp luật quốc tế.
Thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống các hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc là hết sức phức tạp, nhạy cảm bởi nhiều yếu tố. Vì thế, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, lực lượng Cảnh sát biển phải nắm chắc Luật Biển Việt Nam; nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật của ảng và Nhà nuớc ta; cơ sở pháp lý, lịch sử của quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; các quy định của luật pháp quốc tế về biển, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã ký kết giữa ASEAN với Trung Quốc,… Đồng thời, phải có kiến thức về tài nguyên và môi truờng biển; về không gian biển, đảo của đất nuớc; về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, đảo, v.v.
Trong tổ chức quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, các đơn vị phải làm cho mọi CB,CS nhận thức rõ quan điểm của Đảng ta là kiên trì giải quyết các bất đồng, tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế; kiên quyết phản đối sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề.
Đồng thời, quán triệt cho CB,CS nhận thức rõ đối tượng, đối tác theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; về tình hình Biển Đông, tham vọng của nước ngoài đối với Biển Đông; về chủ trương, đối sách, phương châm, tư tưởng chỉ đạo của ta. Qua đó, xây dựng tinh thần cảnh giác, tỉnh táo, khôn khéo trong xử lý các tình huống; xây dựng bản lĩnh, ý chí, niềm tin cho CB,CS trong thực thi pháp luật trên biển cũng như đề cao ý chí, quyết tâm sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Từ đấy, làm cho mọi CB,CS hiểu sâu sắc, vận dụng linh hoạt tư tưởng, phương châm chỉ đạo của cấp trên sát thực tiễn, sát đối tượng; nhanh nhạy về nhãn quan chính trị trong xử lý các tình huống trên biển. Cùng với đó, cấp ủy, chính ủy, chính trị viên và người chỉ huy các đơn vị phải giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, trình độ tổ chức chỉ huy cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên thực địa.
3. Tích cực chuẩn bị mọi mặt, xây dựng các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ; trong đó, phải dự báo được các tình huống có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa và đấu tranh hiệu quả. Tình hình Biển Đông đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ, lực lượng Cảnh sát biển cần phải tuân thủ những vấn đề có tính nguyên tắc: chuẩn bị chu đáo, đầy đủ mọi mặt về lực lượng, phương tiện, ý chí, quyết tâm, sẵn sàng phương án đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra, tránh để bị động, bất ngờ.
Việc sử dụng lực lượng, phương tiện trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải phù hợp và thuận tiện cho thực hiện nhiệm vụ. Đồng thời, phải tích cực nắm tình hình, triển khai lực lượng sớm tại hiện trường để chủ động đối phó kịp thời với các tình huống trên thực địa; thực hiện tốt chủ trương, chính sách, phương châm, đối sách của Đảng và Nhà nước ta trong hoạt động đối ngoại, quốc phòng, an ninh là kiên trì, kiên quyết, bình tĩnh, khôn khéo, không khiêu khích, không mắc mưu khiêu khích, không để xảy ra xung đột, thu hẹp không gian đấu tranh.
Đặc biệt là, quán triệt và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 806-NQ/QUTW, ngày 31-12-2013 của Thường vụ Quân ủy Trung ương về “Hội nhập Quốc tế và đối ngoại Quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo”. Bởi thế, mọi CB,CS, trước hết là chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy các cấp phải thể hiện rõ sự kiên quyết, kiên trì trong đấu tranh, nhưng lại tỉnh táo và mềm dẻo, uyển chuyển về biện pháp; kết hợp các hình thức đấu tranh với phương châm phù hợp, đạt hiệu quả cao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Các tàu cảnh sát biển VN phối hợp hiệp đồng thực thi pháp luật trên biển.
4. Chỉ đạo, quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của CB,CS; kiên quyết không để xảy ra sai sót, sơ hở gây bất lợi cho ta trong đấu tranh trên thực địa. Đây vừa là kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn, vừa là giải pháp trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Do đó, phải phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ trực tiếp chỉ huy tại thực địa để quản lý chặt mọi hoạt động của CB,CS thuộc quyền, không để xảy ra sai sót, sơ hở trong quá trình xử lý các tình huống, thực thi pháp luật trên biển. Muốn vậy, mọi hoạt động của CB,CS đều phải thực hiện nghiêm nguyên tắc có lệnh của người chỉ huy và người chỉ huy phải chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp mình và người chỉ huy cấp trên về quyết định của mình.
Đồng thời, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy và đội ngũ cán bộ các cấp phải nắm diễn biến tình hình, giải quyết bình tĩnh, đúng đắn và kịp thời định hướng tư tưởng và hành động cho CB,CS thuộc quyền (nhất là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên thực địa).
Cán bộ các cấp tuyệt đối không được nôn nóng, thiếu bình tĩnh dẫn tới hành động bột phát không đúng tư tưởng và phương châm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, vô hình chung tạo cho đối phương có cớ hành động gây bất lợi cho ta. Mặt khác, trong quá trình thực hiện phải đề phòng và có biện pháp ngăn ngừa không để CB,CS nảy sinh tư tưởng thỏa mãn, chủ quan, thiếu khiêm tốn, góp phần tô thắm thêm hình ảnh “Bộ đội Việt Nam” – “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân và bạn bè quốc tế.
5. Cung cấp thông tin trên thực địa thường xuyên, kịp thời và chân thực cho các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước phục vụ hiệu quả cho công tác đấu tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao của ta. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên thực địa bằng các biện pháp linh hoạt, kết hợp với tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng có ý nghĩa quan trọng.
Khi cung cấp thông tin phải bảo đảm tính trung thực, khách quan, kịp thời với tinh thần xây dựng vì lợi ích quốc gia, dân tộc để tạo nên môi trường thuận lợi, góp phần giải quyết mâu thuẫn và tranh chấp một cách hòa bình. Nếu điều kiện cho phép, có thể đưa phóng viên trong và ngoài nước ra thực địa để họ trực tiếp chứng kiến sự việc, tuyên truyền khách quan trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với báo chí trong nước cần có định hướng, không nên dùng những lời lẽ kích động gây hận thù dân tộc làm cho tình hình thêm phức tạp, căng thẳng, hoặc gây áp lực cho lãnh đạo, chỉ đạo trong quá trình xem xét đưa ra quyết định giải quyết các vấn đề tranh chấp.
Trên cơ sở cung cấp thông tin trung thực, khách quan, làm cho nhân dân ta và bạn bè thế giới hiểu đúng tình hình đang diễn ra, tạo dư luận đồng tình, ủng hộ của nhân dân và bạn bè quốc tế đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta. Cùng với đó, kiên quyết đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái lợi dụng lòng yêu nước để kích động chống Đảng, chế độ, phục vụ mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch.
6. Thực hiện tốt công tác thi đua – khen thưởng và các mặt bảo đảm. Hoạt động thực thi pháp luật trên biển nói chung và hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc của lực lượng Cảnh sát biển và các lực lượng rất phức tạp, căng thẳng.
Thực tiễn vừa qua cho thấy, trong quá trình hoạt động đã xuất hiện rất nhiều tấm gương anh dũng, quả cảm của CB,CS Cảnh sát biển. Những tấm gương đó đã kịp thời được biểu dương, khen thưởng, nhờ đó tạo được động lực lớn đối với các lực lượng trong các hoạt động đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Trong thời gian tới, công tác này cần được chú trọng hơn nữa gắn với thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội để CB,CS Cảnh sát biển yên tâm khi làm nhiệm vụ.
Cùng với đó, phải thực hiện tốt công tác bảo đảm; trong đó, chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng các thiết bị phương tiện phục vụ cho việc đấu tranh thực thi pháp luật trên biển. Đồng thời, thường xuyên quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho CB,CS Cảnh sát biển (nhất là lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ trên thực địa) đảm bảo để anh em có đủ sức khỏe và tinh thần hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thực hiện tốt các nội dung trên, sẽ là cơ sở quan trọng để xây dựng tổ chức, con người vững mạnh, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đảm bảo cho Lực lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, góp phần quan trọng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong mọi tình huống.
Thiếu tướng, PGS, TS. HOÀNG VĂN ĐỒNG, Phó Chính ủy BTL Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo Infonet
Philippines tuyên bố ngừng các hoạt động cải tạo ở Trường Sa
Reuters ngày 3/10 đưa tin, Philippines hôm qua đã tuyên bố ngừng tất cả các hoạt động xây dựng, cải tạo trên một số đảo, bãi đá rặng san hô trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) mà Manila chiếm đóng do lo ngại nó có thể tác động đến vụ khởi kiện chống lại đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino là người ra lệnh dừng lại mọi hoạt động cải tạo tại Trường Sa.
Manila đồng thời kêu gọi tất cả các bên ngăn chặn các hoạt động xây dựng công trình trên các đảo nhỏ và rặng san hô đang chốt giữ ở Trường Sa, trong khi Trung Quốc yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) với gần như toàn bộ BIển Đông.
Trong phiên điều trần ngân sách tại Thượng viện, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin nói rằng Tổng thống Benigno Aquino đã ra lệnh ngưng tất cả các kế hoạch phát triển, cải tạo các đảo, bãi đá rặng san hô ở Trường Sa, bao gồm nâng cấp 1 đường băng trên đảo Thị Tứ.
"Chúng tôi không có kinh phí để cải thiện, ví dụ sân bay trên đảo Thị Tứ cần nâng cấp cũng đã dừng lại vì vấn đề chúng ta đã nộp đơn (khởi kiện Trung Quốc)", ông Voltaire Gazmin tuyên bố trước Thượng Viện.
Gazmin cho biết Philippines đã ngừng mọi hoạt động xây dựng tại Trường Sa vì Manila muốn duy trì một nên tảng đạo đức cao trong các vấn đề lãnh thổ. Trong khi đó Philippines tố cáo Trung Quốc đã khai hoang mở rộng trái phép các bãi đá thành đảo nhân tạo (mà họ chiếm đoạt, chiếm đóng bất hợp pháp từ Việt Nam năm 1988).
Trước đó quân đội Philippines đã đề xuất nhiều hạng mục khác nhau, bao gồm xây dựng đường băng, cầu cảng, hải đăng, trạm radar và nhà ở trên đảo Thị Tứ. Nước này cũng cho rằng các bên liên quan khác như Đài Loan, Malaysia và Việt Nam cũng đều tìm cách củng cố lực lượng của mình đóng quân ở Trường Sa.
Theo Giáo Dục