Kinh nghiệm chống ùn tắc giao thông
Đối với bài toán hạn chế ùn tắc giao thông, mỗi quốc gia có một giải pháp khác nhau. Trong đó, việc phát triển hệ thống giao thông công cộng và có sự điều chỉnh những chính sách về thuế trong giao thông là những biện pháp được nhiều quốc gia áp dụng, đạt hiệu quả cao.
Singapore: Phương tiện giao thông công cộng đúng giờ, giá rẻ
Singapore – một đất nước được coi là giàu có bậc nhất thế giới (thu nhập bình quân đầu người 60.000 USD/năm). Xét về các chỉ số, Singapore còn ngột ngạt hơn nhiều so với nhiều thành phố trên thế giới. Với diện tích chưa đầy 700km2 nhưng có tới hơn 5 triệu dân. Tuy nhiên ở Singapore hiếm khi xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Muốn đến sân bay hay bất cứ đâu, người ta đều biết trước được thời gian và chỉ di chuyển trong vòng 20 – 30 phút. Ba chính sách, chủ trương khiến Singapore ít kẹt xe, đó là:
1. Giao thông công cộng phát triển, đúng giờ và giá rẻ: Hai loại phương tiện giao thông công cộng phổ biến tại Singapore là xe buýt và tàu điện ngầm (MRT), phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng. MRT hoạt động từ 5h30′ sáng đến 0h30′ sáng hôm sau, mỗi chuyến tàu cách nhau từ 3 – 8 phút, đều đặn và sạch sẽ. Xe buýt công cộng hoạt động từ 5h30′ đến tận nửa đêm với đủ các loại từ bình thường đến các loại nối dài và 2 tầng. Giá vé xe buýt hoặc MRT từ 0,8 đến 1,8 SGD/lượt (SGD – tiền tệ của Singapore).
Điều khá đặc biệt, xe buýt hay MRT đều không có người soát vé. Người dân có thể đi vé chặng bằng cách mua ở máy bán vé tự động hoặc nạp tiền vào một loại thẻ từ gọi là EZlink. Cứ vào trạm MRT hay lên xe buýt, chỉ việc đưa thẻ lại gần chiếc máy tính tiền ở cửa lên, một tiếng tít vang lên là bạn đã được chấp nhận. Lúc xuống xe, hãy làm lại một lần nữa ở chiếc máy tính tiền ở cửa xuống, bởi camera được đặt ở khắp mọi nơi, và khi phát hiện ra ai đó trốn vé, mức phạt sẽ rất nặng. Trên đường phố, mọi phương tiện nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ và hầu như không xuất hiện tiếng còi.
2. Chính phủ khống chế nghiêm ngặt việc sử dụng xe cá nhân: Để có thể cầm lái một chiếc xe hơi chạy trên đường phố Singapore, người ta buộc phải có chứng nhận xe được phép lưu hành, chứng nhận hạn ngạch lưu hành, thuế đường, phí lưu hành, ngoài ra còn phải đăng ký tại Cục Quản lý giao thông đường bộ… Muốn sở hữu và cầm lái một chiếc Audi A4 ở đảo quốc này phải trả khoảng 140 SGD, một chiếc BMW 328i có chứng nhận được phép lưu hành có giá 180 SGD. Nếu muốn vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm phải tiếp tục đóng thêm tiền phí khoảng 4 SGD.
3. Singapore không ngừng áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật tiên tiến, nâng chất lượng các làn đường: Loại thẻ từ EZlink được chấp nhận ở bất cứ phương tiện nào. Tuy nhiên, nếu đi taxi vào giờ cao điểm, người đi có thể bị đội phí thêm 35% bởi bản thân chiếc xe đó khi lưu thông đã phải đóng phí đi vào thành phố trong khoảng thời gian ấy.
Trung Quốc: Ngày không có xe
Trong ngày không có xe, phương tiện giao thông công cộng đóng vai trò chủ đạo. Các thành phố chỉ cho phép người đi bộ, xe đạp, xe công cộng và taxi lưu thông. Lãnh đạo thành phố dẫn đầu trong việc đi xe công cộng. Cán bộ công nhân viên đi bộ hoặc chạy bộ đến sở làm. Thực hiện một ngày không có xe, cả nước tiết kiệm được 33 triệu lít xăng dầu, giảm 3.000 tấn khí thải, hàng trăm người tránh được sự cố giao thông.
Thái Lan: Giấy phép lái xe chỉ cấp có thời hạn 1-3 năm
Để giải quyết nạn tắc đường, Chính phủ Thái Lan đã sớm quyết định tập trung phát triển hệ thống đường cao tốc trên cao, đường hầm, cầu vượt, đường sắt 2 ray trên cao, xe điện ngầm… ở Thủ đô Bangkok. Riêng người dùng hệ thống đường cao tốc trên cao phải trả phí tùy theo kích thước xe. Hệ thống đường cao tốc trên cao kết nối với hầu hết đường xá ở nội thành và một số vùng ngoại ô, kể cả sân bay quốc tế Suvarnabhumi.
Video đang HOT
Bangkok cũng tập trung phát triển mạng lưới xe buýt công cộng được trợ giá. Một số tuyến hoạt động suốt ngày đêm. Với 7 baht tiền vé, hành khách có thể đi tới hầu hết điểm đến ở Thủ đô. Xe buýt có điều hòa nhiệt độ có giá sàn và giá trần là 11 baht và 24 baht. Xe buýt mini có điều hòa nhiệt độ áp dụng mức vé đồng hạng 25 baht cho mọi tuyến đường.
Gần đây, các nhà chức trách Thái Lan lại tiến hành lắp đặt gần 400 hệ thống camera hiện đại truyền dẫn tín hiệu qua wifi trực tuyến tại các giao lộ để hỗ trợ lực lượng Cảnh sát Giao thông Bangkok điều khiển và kiểm soát giao thông đạt hiệu quả cao nhất.
Luật ATGT của Thái Lan cấm tuyệt đối uống rượu bia khi lái xe. Người vi phạm có thể bị phạt hành chính lao động công ích 1 tháng. Quy định bắt buộc thắt dây an toàn khi đi ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ở Thái Lan được áp dụng từ năm 1995. Những người không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ở Bangkok bị phạt đến 500 baht (khoảng 17 USD) và bị đánh dấu giấy phép lái xe. Riêng giấy phép lái xe ở Thái Lan chỉ cấp có thời hạn từ 1-3 năm. Ô tô chỉ được sử dụng trong niên hạn 10 năm phải thay mới để bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường.
Thái Lan cũng là một trong những quốc gia tích cực hưởng ứng chủ đề Ngày không ô tô. Theo báo The Bangkok Post, những phương tiện mà người dân được sử dụng gồm: tàu điện ngầm, xe chở khách trong thành phố, xe buýt tốc hành, du thuyền trên sông Chao Phraya, xe đạp công cộng, xe buýt đưa đón tham quan thành phố tại đảo Rattanakosin. Cơ quan hữu quan, trong đó có các nhà khai thác hệ thống giao thông công cộng, chấp nhận mất một phần doanh thu để tham gia sự kiện, trong khi Ngân hàng Krungthai lo mọi chi phí làm huy hiệu.
Australia: Đánh thuế xe chạy giờ cao điểm
Chính quyền TP Sydney đã áp dụng biện pháp đánh thuế xe lưu thông qua cầu Sydney Harbour. Cước phí qua cầu được điều chỉnh tùy theo thời gian thấp điểm hay cao điểm. Ngay ngày đầu tiên tính cước qua cầu, tỷ lệ xe lưu thông giảm đến 9%. Giá cước như sau:
Từ thứ hai đến thứ sáu: (6h30′ – 9h30′ sáng và 4h-7h tối): 4 đôla Australia; 9h30′- 4h chiều: 3 đôla Austrlia; 7h tối – 6h sáng hôm sau: 2,5 đôla Australia.
Ngày lễ và ngày cuối tuần: Từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối: 3 đôla Australia; từ 8 giờ tối đến 8 giờ sáng hôm sau: 2,5 đôla Australia.
Mỹ: Thu phí đường bộ khá cao
Một số bang như Arizona, California, Georgia, New York hay Washington, chính quyền sử dụng các đoạn đường nối để điều tiết lượng xe vào đường cao tốc trong giờ cao điểm.
Tại một số thành phố của Mỹ, giờ cao điểm được tính từ 4h đến 9h sáng. Người dân New York bắt đầu đi làm từ 5h hoặc 6h sáng vì đường xá sẽ trở nên đông đúc từ sau đó cho đến 9h30 sáng. Khách đi tàu điện ngầm cũng phải đi sớm để giành được chỗ ngồi tốt. Tại Los Angeles và California, giờ cao điểm lại là nửa đêm vì đây là lúc các công nhân đi làm ca đêm.
Nhật bản: Phân rõ làn đường
Nhật Bản là nước thuộc loại “đất chật, người đông” với dân số khoảng 127,7 triệu người với mật độ dân số 323 người/km2, cao thứ 4 trên thế giới. Diện tích tự nhiên là 378.000 km2 nhưng có tới 73% là đồi núi. Tuy nhiên, hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển khá sớm, xe điện ngầm có từ năm 1927, đường cao tốc bắt đầu từ năm 1963.
Nhật Bản rất chú trọng ưu tiên việc đủ làn đường và vỉa hè. Trừ những đường nhỏ, hầu hết các đường đều chia theo làn, trong đó xe buýt có làn đường ưu tiên khá tốt. Xe máy được đi chung với ô tô, còn xe đạp đi chung với người đi bộ. Ý thức chấp hành Luật Giao thông của người tham gia giao thông rất nền nếp, nguyên tắc người tham gia giao thông không vượt sang làn khác, và luôn nhường nhịn nhau.
Bên cạnh đó, Nhật Bản còn xác định, giáo dục ATGT là trách nhiệm của toàn xã hội. Để thuyết phục người dân chấp hành tốt việc đi theo luồng đã phân chia, bao giờ việc tuyên truyền cũng gắn liền với hiệu quả của việc cải tạo hạ tầng, phân lại luồng. Đơn cử như khi quyết định cho xe chạy từ 2 chiều thành 1 chiều ở phố Hicawa (quận Omiya, tỉnh Saitama), quận này phải lập một hội đồng gồm đại diện 4 nơi là: trường đại học, chính quyền, cảnh sát và đại diện người dân để khảo sát các tuyến đường xung quanh để xem lượng xe tăng thêm có gây ùn tắc ở đó hay không.
Đồng thời, hội đồng này cũng khảo sát xem các hộ dân buộc phải đi ngược đường thì phải mất bao nhiêu thời gian để đến ga Omyia. Chỉ khi thấy việc điều chỉnh này không gây tắc đường và thời gian chỉ mất 2 phút thì quận mới đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền để vận động người dân hy sinh 2 phút vì cộng đồng và triển khai thử nghiệm. Sau khi triển khai thử nghiệm lại lấy thăm dò trong nhân dân, với tỷ lệ 93% ủng hộ và chấp nhận, phương án này mới chính thức được triển khai.
Thúy Hằng
Theo ANTD
Làm thế nào để hấp dẫn hơn trong mắt chàng?
Bạn luôn tự hỏi không biết làm thế nào để hấp dẫn hơn trong mắt chàng? Hãy áp dụng một số mẹo sau:
1. Những hành động quyến rũ để hấp dẫn hơn trong mắt chàng
Để hấp dẫn hơn trong mắt chàng, cần nhiều những hành động quyến rũ như lùa tay vào mái tóc, nhìn xuống và khẽ liếc mắt
2. Thì thầm lời yêu thương với chàng để trở nên hấp dẫn hơn
Đừng quên kèm theo lời yêu thương là ánh mắt quyến rũ hướng đến chàng, đảm bảo chàng sẽ bị bạn hấp dẫn.
3. Hôn chàng thường xuyên
Ít hôn sẽ khiến hai người phai nhạt đi những cảm xúc ngọt ngào khi yêu. Còn nếu luôn hôn nhau dù chỉ là phớt nhẹ qua má hay hôn môi nồng ấm, tình yêu hai bạn sẽ luôn ngất ngây trong men say hạnh phúc. Nhưng nếu hôn quá nhiều, nụ hôn sẽ mất đi giá trị, sức hấp dẫn sẽ không còn nữa.
4. Biết cách chăm chút hình thức để luôn hấp dẫn trong mắt chàng
Kiểu tóc, trang phục, make up... không cần quá cầu kỳ nhưng tuyệt đối luôn phải gọn gàng, nổi bật trong mắt chàng.
5. Cho anh ấy thấy chàng quan trọng như thế nào đối với bạn, nhất là trước mặt mọi người
Một nụ hôn, một cái ôm, một cái nhìn ây yếm, một lời ngọt ngào,... Hãy để cho chàng thấy trong mắt bạn, chàng thật quan trọng đến thế nào. Điều này ngược lại sẽ giúp bạn trở nên thật hấp dẫn trong mắt chàng.
Theo VNE
Vụ lương "khủng": Có thể xử lý hình sự? Lần giở hồ sơ vi phạm của 4 doanh nghiệp (DN) công ích có sếp lãnh lương "khủng", có thể xác định rất nhiều vi phạm do lãnh đạo DN cố ý làm trái các quy định quản lý nhà nước nhằm thu lợi cá nhân. Cố ý làm trái luật lao động, chèn ép công nhân Trong các kết luận thanh tra...