Kinh nghiệm check in Tu viện Khánh An Sài Gòn: Giữa lòng Sài thành mà ngỡ như Nhật Bản
Ở TP.HCM không thiếu các địa điểm chụp ảnh đẹp, nào là nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Tháp Bitexco, Dinh Độc Lập hay Bưu điện thành phố…
Đặc biệt hơn, nếu bạn muốn tìm đến một nơi vừa trang nghiêm vừa mang nét cổ kính như ở nước ngoài thì hãy tìm đến Tu viện Khánh An. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn thêm kinh nghiệm check in Tu viện Khánh An Sài Gòn để có được những shoot hình lung linh nhất.
Đôi nét về Tu viện Khánh An Sài Gòn
Tu viện Khánh An Sài Gòn được xây dựng năm 1905, từng là một ngôi chùa nhỏ nằm ở giữa hai làng là An Lộc Đông và Hanh Phú. Nơi này từng tập hợp nhiều chí sĩ yêu nước chống thực dân Pháp. Sau nhiều lần bị phá hủy bởi chiến tranh, thiên tai, dấu tích của chùa chỉ còn lại là những am nhỏ dựng bằng tre nứa hoặc gạch vữa rất sơ sài.
Tu viện Khánh An – điểm check in cực nổi tiếng ở TP.HCM. Ảnh: giathilinh
Đến năm 2006, chùa mới được trùng tu, xây mới và xây lớn, hoàn thiện vào năm 2016. Từ đó, chùa cũng được đổi tên thành tu viện Khánh An với một diện mạo hoàn toàn mới. Nơi này mang đậm phong cách của Phật giáo Bắc Tông.
Check in Tu viện Khánh An Sài Gòn bạn cứ ngỡ như lạc vào chốn khung trời Nhật Bản bởi kiến trúc mang đậm nét Nhật Bản. Rất nhiều khách du lịch TP.HCM tới đây để thăm quan, nghỉ ngơi, thư giãn, cầu khấn và chụp ảnh. Hàng ngày tới đây, chắc chắn bạn sẽ thấy nhiều bạn trẻ tạo đủ mọi kiểu dáng và chia sẻ lên mạng xã hội.
Kiến trúc nổi bật của Tu viện Khánh An. Ảnh: we25
Check in Tu viện Khánh An Sài Gòn ở đâu?
Tu viện Khánh An Sài Gòn nằm ở ngoại ô thành phố, tọa lạc ở góc đường Võ Thị Thừa và An Phú Đông, quận 12, TP.HCM. Với kiến trúc bề thế, bạn sẽ dễ dàng nhận ra ngay và check in Tu viện Khánh An Sài Gòn.
Tiểu Nhật Bản ngay giữa lòng Sài thành. Ảnh: we25
Nơi này không giống bất cứ ngôi chùa nào tại TP.HCM nên do đó, dù ở xa nhưng check in Tu viện Khánh An Sài Gòn vẫn cực được ưa chuộng. Số lượng du khách, đặc biệt là dịp lễ tới đây thăm quan, chụp ảnh đều rất đông.
Khách du lịch TP.HCM có thể tới check in Tu viện Khánh An Sài Gòn bằng nhiều cách như xe máy, xe ô tô… Nếu bạn di chuyển từ ngã 6 Gò Vấp, du khách đi vào đường Nguyễn Oanh, cứ đi hết con đường này sẽ gặp cầu An Lộc, tiếp đến là đường Hà Huy Giáp.
Cứ đi thẳng gặp ngã tư Ga, rẽ phải vào Quốc lộ 1A. Tại ngã tư giữa Quốc lộ 1A và đường Võ Thị Thừa, bạn sẽ nhìn thấy biển chỉ dẫn Tu viện Khánh Anh Sài Gòn rất lớn.
Đường tới tu viện này cũng rất dễ tìm, không lo lạc đường. Ảnh: giathilinh
Video đang HOT
Còn nếu chọn ngã tư An Sương làm mốc, chặng đường sẽ đơn giản hơn. Du khách cứ đi thẳng Quốc lộ 1A qua cả cầu vượt Ngã tư Ga. Từ đây, lộ trình sẽ giống như đi từ ngã tư Gò Vấp. Nhìn chung, việc đi đến Tu viện Khánh An Sài Gòn khá thuận tiện và đơn giản, không lo lạc đường.
Đường tới tu viện này cũng rất dễ tìm, không lo lạc đường. Ảnh: giathilinh
Theo kinh nghiệm du lịch TP.HCM, khi tới check in Tu viện Khánh An Sài Gòn bạn gần như không mất phí gì. Tu viện không thu vé vào cửa, bạn cũng được gửi xe miễn phí. Một lưu ý cho du khách là khi tới chụp ảnh, bạn nên chú trọng giờ giấc để tránh làm phiền đến thời gian nghỉ ngơi của các sư thầy.
Đây hứa hẹn cho bạn hàng nghìn bức ảnh sống ảo siêu chất, siêu độc. Ảnh: 123didulich
Tu viện Khánh An Sài Gòn mang nhiều nét kiến trúc cổ điển như một ngôi chùa của Nhật Bản. Điển hình là khu nhà tăng và khách đường có kết cấu gỗ hoặc sơn giả gỗ, mái ngói in rồng phượng. Tòa tháp màu đỏ, chóp tháp lại màu vàng cao vút mang đậm nét đặc trưng kiến trúc của xứ sở mặt trời mọc.
Ngôi chùa đẹp nức tiếng Sài thành. Ảnh: rydodoan
Ngay khi đặt chân tới check in Tu viện Khánh An Sài Gòn, bạn cũng sẽ phải ngỡ ngàng bởi sự bề thế, uy nghiêm như một tuyệt tác giữa trời đất. Lối lên chánh điện là những bậc thang đá được điêu khắc tỉ mỉ, những hoa văn chạm trổ cầu kỳ.
Khuôn viên tu viện cũng rộng lớn với nhiều cây cối, trang trí bằng những chiếc đèn làm bằng gỗ, dán giấy hình lục giác, hồ sen cùng hệ thống hòn non bộ, con đường lát đá … Với những đặc điểm ấy đã thu hút rất nhiều người tới check in Tu viện Khánh An Sài Gòn. Không ngoa khi nói rằng nơi này là “Nhật Bản thu nhỏ” giữa Sài Gòn đô thị.
Nhớ chuẩn bị một chiếc máy ảnh, hoặc smartphone đầy pin để chụp ảnh nhé. Ảnh: clickgo
Check in Tu Viện Khánh An Sài Gòn có ba màu chủ đạo là nâu gỗ, trắng vôi và vàng của hoa văn. Tu viện gồm các công trình là cổng Tam Quan, khu Pháp Đường Chánh Niệm, Phật Đường Tỉnh Thức, Khách Đường Thảnh Thơi, khu Tăng Đường Vững Chãi, Thất Vô Sự, Lầu Ngắm Phật, Vườn Quan Âm, Dấu Xưa, Ngồi Giữa Gió, Cõi Đi Về.
Nhiều tiểu cảnh tại đây cũng mang đậm nét Nhật Bản. Ảnh: clickgo
Nếu đã từng đến Nhật Bản, bạn sẽ nhận thấy lối kiến trúc của Tu viện Khánh An có nhiều nét tương đồng với các công trình Phật giáo ở đấy.
Không chỉ là nơi chụp ảnh đẹp, Tu viện Khánh An Sài Gòn còn có nhiều khóa tu ngắn hạn. Bạn có thể tham giao để hiểu thêm về Phật giáo. Ngoài ra, đây cũng là nơi giúp bạn tĩnh tâm, tìm về với bình yên sau chuỗi ngày mệt nhoài.
Nếu đã đi mòn các địa danh nổi tiếng trong nội thành khi du lịch TP.HCM, hãy thử ghé qua Tu viện Khánh An Sài Gòn để có những trải nghiệm thú vị và hàng nghìn bức ảnh đẹp mang về.
Khung cảnh bình yên trong khuôn viên Tu viện Khánh An. Ảnh: traveloka
Còn chần chờ gì nữa mà không ghé ngay Tu viện Khánh An Sài Gòn trong chuyến du lịch này.
Một số lưu ý nhỏ cho du khách khi tới Tu Viện Khánh An Sài Gòn là bạn nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo vì đây là nơi trang nghiệm, tránh cười đùa lớn tiếng. Ngoài ra, có một số khu vực được treo biển “không được vào”, mọi người cần chú ý.
Nhớ một vài lưu ý khi tới tu viện. Ảnh: emmi.hoang
Khi tới check in Tu viện Khánh An Sài Gòn, bạn có thể thăm quan thêm nhiều địa danh khác ở gần đó như Khu du lịch Bến Xưa, Hồ câu cá Trí Râu, Vườn dừa 2 màu, Vườn Cau đỏ…. Quanh khu vực gần Tu viện Khánh An có khá nhiều nhà nghỉ và khách sạn bình dân với mức giá 200.000 đồng – 350.000 đồng để cho bạn và người thân nghỉ ngơi.
Bất ngờ những bức ảnh 5 chợ lâu đời tại Sài Gòn TP.HCM
Những bức ảnh chụp cách đây mấy chục năm, so với bây giờ mang đến cho người xem nhiều bất ngờ.
Theo Sở Du lịch TP.HCM, không chỉ nổi tiếng là thành phố với những công trình kiến trúc độc đáo hay những con phố sầm uất, những tòa nhà chọc trời, TP.HCM còn là nơi tập trung các khu chợ đông đúc, nhộn nhịp bậc nhất cả nước, được xem như nét riêng biệt, đặc sắc của thành phố này. Ngoài các giá trị về mặt lịch sử, kiến trúc những ngôi chợ dưới đây còn là nơi mua bán sầm uất của Sài Gòn, thu hút đông đảo du khách ghé tham quan và mua sắm.
Chợ là nơi mọi vẻ đẹp văn hóa ẩm thực thể hiện rõ nét nhất, là cái nôi gìn giữ bao nhiêu năm những giá trị lịch sử theo thời gian. Hãy khám phá ngay top 10 chợ nổi tiếng không thể bỏ qua. Theo Sở Du lịch TP.HCM, đây là những nơi đã tồn tại bao nhiêu thập kỉ gắn liền với đời sống người dân Thành phố từ thuở mới hình thành.
1. Chợ Bến Thành
Được xem là biểu tượng của TP.HCM, chợ Bến Thành là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất nơi đây.
Được khánh thành từ năm 1914, ngôi chợ như một nhân chứng cho quá trình phát triển đầy thăng trầm của Thành phố. Tới tận ngày hôm nay, chợ Bến Thành vẫn là trung tâm mua bán lớn với hơn 3.000 hộ kinh doanh, hàng hóa rất phong phú, không chỉ bao gồm các sản vật trong nước, đặc biệt là sản vật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn bày bán đa dạng mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Địa chỉ: Công trường Quách Thị Trang, Q.1, TP.HCM.
2. Chợ Bình Tây:
Với tuổi đời đã gần 100 năm, Chợ Bình Tây đại diện cho lịch sử lâu đời và nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM. Chợ chia làm 5 khu rõ rệt, có tới 2300 quầy hàng với hơn 30 mặt hàng khác nhau, chủ yếu là gia vị, bánh mứt, quần áo, giày dép,...
Tới đây, bạn không chỉ đắm mình trong không khí nhộn nhịp đậm chất địa phương, mà còn được chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Viễn Đông pha trộn giữ kỹ thuật hiện tại từ Pháp và phong cách cổ kính Trung Hoa, với mái ngói uốn lượn nhẹ nhàng cùng khoảng sân trời thoáng mát chính giữa chợ.
Địa chỉ: 57A Tháp Mười, Phường 2, Q.6, TP.HCM.
3. Chợ Bà Chiểu
Chợ Bà Chiểu cũng là một trong những cái tên được nhắc nhiều nhất khi nói về TP.HCM. Nằm ở con đường Bạch Đằng trung tâm của Quận Bình Thạnh, ngôi chợ luôn tấp nập kẻ bán người mua. Nơi đây không chỉ là điểm mua sắm của cư dân mà còn là một điểm tham quan thú vị cho du khách.
Chợ được xây dựng từ năm 1942 với tổng diện tích 8.465 m2, mãi cho đến năm 1987 thì được nâng cấp sửa chữa. Chợ Bà Chiểu được chia làm 8 khu chính, bố trí cho gần 800 hộ kinh doanh 40 ngành hàng. Những mặt hàng chủ yếu ở đây là quần áo, giày dép, trái cây và ẩm thực. Khu chợ này bán đồ với giá cả cho người bình dân .
Hàng hóa ở đây phong phú, nhiều chủng loại và chất lượng khác nhau tùy vào giá tiền. Khu ẩm thực ở chợ có nhiều món ăn đa dạng. Với vị trí trung tâm của Quận Bình Thạnh, việc di chuyển đến chợ khá dễ dàng bằng cả xe máy và xe buýt. Một điểm chú ý khi đi chợ Bà Chiểu được truyền tai nhau là tiểu thương thường nói thách, người mua phải biết cách mặc cả.
Địa chỉ: Đường Bạch Đằng, Phường 1, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
4. Chợ Tân Định
Chợ Tân Định được xây dựng năm 1926, là một trong những ngôi chợ mang đậm dấu tích lịch sử của Thành phố. Nằm trên đường Hai Bà Trưng, chợ có bốn cửa chính, thêm thuận lợi cho du khách khi đi mua sắm.
Mặt hàng kinh doanh tại chợ rất đa dạng, từ vải vóc, quần áo, thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống, trái cây đến giày dép, phụ kiện... Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với khu ẩm thực phong phú món ngon đậm chất Việt như: bún mắm, súp cua, bánh canh, các món chè, trái cây dĩa, ...
Địa chỉ: Đường Hai Bà Trưng, phường Tân Định, Q.1, TP.HCM.
5. Chợ Anh Đông
Thành lập từ năm 1954, Chợ An Đông là một trong những chợ trung tâm của Thành phố với các mặt hàng chính là vải, quần áo may sẵn, giày dép, ... Từ tầng trệt đến tầng 3 là khu vực kinh doanh ăn uống, bánh kẹo, trái cây, hoa tươi, hàng thủ công mỹ nghệ ...
Chợ An Đông được xây dựng rộng rãi, khang trang, sạch sẽ và hiện đại, rất an toàn và thuận tiện. Ngày nay, bên cạnh chợ là cao ốc An Đông Plaza với thiết kế tối giản và tinh tế.
Địa chỉ: Số 18 An Dương Vương, Phường 9, Q.5, TP.HCM.
Ăn gì khi Sài Gòn vào mùa mưa? TP.HCM đang bước vào mùa mưa với những cơn mưa rả rích, bất chợt. Đây cũng là thời điểm mà ăn gì cũng thấy ngon ở Sài thành. Ăn kem, thưởng thức tàu hũ nóng... là những món nhất định phải có trong danh sách ăn gì khi Sài Gòn vào mùa mưa bạn nhé. Đứng đầu trong danh sách ăn gì khi...