Kinh nghiệm chăm sóc để ôtô màu trắng không bị ố vàng
Ôtô màu trắng sau một thời gian sử dụng, nếu không biết cách chăm sóc thì những vết bẩn dễ nhìn thấy hơn, màu xe dễ bị xỉn màu, ố vàng…
Trên thị trường, màu trắng là loại màu sơn ngoại thất ôtô phổ biến, lọt top những màu xe bán chạy nhất. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc ôtô thì sau một thời gian sử dụng, những vết bẩn dễ nhìn thấy hơn, màu xe dễ bị xỉn, ố vàng…
Không nên đỗ xe dưới ánh nắng quá lâu
Dưới tác động trực tiếp của ánh nắng mặt trời và sự thay đổi nhiệt độ sẽ làm tổn hại lớp sơn ngoại thất ôtô, khiến màu sơn xe nhanh bị ố vàng. Vì thế, dù chiếc xe của bạn màu trắng, đen… thì cũng nên hạn chế để dưới trời nắng nóng quá lâu.
Ôtô màu trắng sau một thời gian sử dụng, những vết bẩn dễ nhìn thấy hơn, màu xe dễ bị xỉn, ố vàng…Đồ họa: M.H
Đừng lười rửa xe
Với những xe ôtô có màu sơn trắng, việc để bụi bẩn, bùn đất bám quá lâu sẽ khiến màu sơn dễ bị xỉn màu, gây ố vàng mất thẩm mĩ. Thay vào đó, hãy thường xuyên rửa xe, tối thiểu 1 lần/tuần.
Việc rửa xe sẽ giúp loại bỏ các chất bẩn như: phân chim, bùn đất, vết dầu… bám trên xe, nhờ vậy giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến bề mặt sơn.
Trong quá trình rửa xe không nên sử dụng bàn chải cọ lên thân xe, vì bàn chải có thể để lại các vết trầy xước nhỏ.
Video đang HOT
Làm khô xe sau khi đi ngoài trời mưa
Nước mưa, hơi sương đọng trên bề mặt sơn, trời nồm ẩm… nếu không thường xuyên được lau khô sẽ làm mờ nước sơn, ngả màu ố vàng và thậm chí gây gỉ sét. Vì vậy, nếu sở hữu chiếc ôtô màu trắng nên chú ý thường xuyên lau khô xe, nhất là những ngày đi mưa về.
Bạn dùng khăn lau vải mềm, mịn có tính hút nước cao để lau khô toàn bộ các bề mặt sơn ngoại thất để ngăn ngừa gỉ sét, ố vàng.
Hạn chế dùng bột giặt, nước rửa bát để rửa xe
Theo khuyến cáo của các chuyên gia có kinh nghiệm chăm sóc và bảo dưỡng ôtô, việc sử dụng nước rửa bát, bột giặt để rửa xe thường xuyên có thể khiến màu sơn xe nhanh phai, ố vàng bởi chúng có chứa chất tẩy rửa, tính kiềm cao. Thay vào đó, khi rửa xe màu trắng, bạn nên mua dung dịch chuyên dụng dùng cho ôtô.
Phân biệt bảo hành và bảo dưỡng xe để không mất tiền oan
Bảo hành và bảo dưỡng ôtô, xe máy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Phân biệt bảo hành và bảo dưỡng xe ôtô, xe máy
Theo Khoản 6 và Khoản 7, Nghị định 116/2017/NĐ-CP ban hành 17/10/2017, bảo hành và bảo dưỡng được quy định rõ ràng như sau:
Bảo hành là nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, doanh nghiệp nhập khẩu ôtô trong việc đảm bảo chất lượng ôtô đã bán ra trong điều kiện nhất định.
Bảo hành và bảo dưỡng ôtô, xe máy là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Ảnh: LĐO
Bảo dưỡng là công việc cần thực hiện theo hướng dẫn của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nhằm duy trì trạng thái vận hành bình thường của ôtô.
Tóm lại, bảo hành là trách nhiệm của nhà sản xuất với những phụ tùng có vấn đề trong thời gian nhà sản xuất cam kết bảo hành như lỗi lắp ráp, lỗi phụ tùng. Ngược lại, bảo dưỡng xe là nghĩa vụ của chủ xe.
Làm gì để không phát sinh chi phí khi bảo dưỡng xe?
Kiểm tra lịch bảo dưỡng xe
Trước khi đưa ôtô, xe máy đi bảo dưỡng, bạn nên xem lịch bảo dưỡng xe của hãng, đối chiếu số kilomet đã đi qua bảng đồng hồ cũng như các giấy tờ liên quan đến thời hạn bảo hành.
Thông thường, các xe mới sẽ được nhà sản xuất cam kết bảo hành trong vòng 1-2 năm. Thời gian này, nếu đưa xe đi bảo dưỡng, bạn sẽ hưởng được một số quyền lợi quy định về bảo hành, bảo dưỡng xe.
Vệ sinh, kiểm tra xe
Tiếp theo, trước khi đi bảo dưỡng xe, bạn nên vệ sinh, kiểm tra xe... Những bộ phận trên xe như đèn xe, lốp, mâm, dầu nhớt... bạn cũng có thể kiểm tra trước.
Vệ sinh, kiểm tra ôtô trước khi đưa đi bảo dưỡng. Ảnh: LĐO
Ví dụ, hệ thống đèn xe, bạn nên quan sát hệ thống đèn pha, đèn hậu, đèn xi nhan, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ trung tâm... Kiểm tra các bóng đèn có còn hoạt động bình thường hay không? Cụm đèn có bị nứt vỡ hay không?
Hay kiểm tra lốp xe xem có bị mòn, thành lốp bị phù... nên thay thế. Đây là bộ phận mà nhiều người bị "qua mặt" khuyên thay thế khi chưa cần thiết.
Kiểm tra xem bộ mâm (vành), nếu phát hiện chi tiết này bị rỉ sét bạn nên thay thế. Trong trường hợp, mâm xe bị cong, vênh... khi chạy xe sẽ có hiện tượng giật và thiếu sự êm ái. Chi phí thay thế bộ phận này khá đắt. Do đó, nếu độ cong, vênh không quá lớn, bạn nên chọn giải pháp ép lại mâm.
Quan sát thợ sửa xe
Khi đưa xe tới đại lý bảo dưỡng ôtô, xe máy, đừng phó mặc tài sản của mình cho thợ sửa xe. Khi thợ sửa xe đề nghị thay thế một số bộ phận, bạn nên dành chút thời gian để kiểm tra xem bộ phận đó đã đến thời điểm được nhà sản xuất khuyến cáo chưa?
Một số bộ phận thường được thợ sửa xe khuyên nên thay như xích xe hay dây cu roa, bugi, bình ắc quy...
Lưu giữ hóa đơn, giấy bảo hành
Xe sau khi được bảo dưỡng, các chi tiết, phụ tùng thay thế sẽ được đại lý xuất hóa đơn, phiếu bảo hành. Trong trường hợp chẳng may xe gặp sự cố ở các bộ phận vừa thay thế, nếu không có các hóa đơn thanh toán hay giấy bảo hành phụ tùng, rất có thể bạn sẽ phải tốn thêm chi phí để khắc phục.
Chi phí bảo dưỡng ôtô điện rẻ gần nửa xe xăng, dầu So với ôtô động cơ đốt trong, dòng xe thuần điện có chi phí bảo dưỡng thấp hơn 40% trên mỗi 1,6 km. Theo báo cáo của Văn phòng Hiệu suất năng lượng và Năng lượng tái tạo Mỹ (EERE), xe điện đơn giản hơn so với dòng xe dùng nhiên liệu lỏng. Dữ liệu cho thấy, ôtô con dùng động cơ đốt...