Kinh nghiệm cải tạo nhà 2 tầng cũ đẹp như mới
Việc cải tạo nhà 2 tầng cũ không quá khó khăn bởi diện tích công trình không lớn, nếu muốn cải tạo nhà 2 tầng cũ bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây.
Vì sao cần cải tạo nhà 2 tầng cũ?
Nhà 2 tầng là loại hình nhà ở rất phổ biến ở nước ta từ nông thôn tới thành thị. Bởi chi phí xây dựng một căn nhà như này không quá lớn, nó phù hợp với đại đa số các gia đình. Tuy nhiên, nếu ở thời điểm hiện tại những căn nhà 2 tầng cũ kỹ này đã bị lỗi thời, xuống cấp và đặc biệt nó không đáp ứng được nhu cầu sử dụng của gia chủ. Lúc này việc cải tạo lại căn nhà 2 tầng đã cũ là vô cùng cần thiết.
Việc cải tạo nhà 2 tầng cũ không quá khó khăn bởi diện tích công trình không lớn
Việc cải tạo nhà 2 tầng cũ không chỉ giúp đem lại sự mới mẻ cho căn nhà của bạn mà còn mang lại rất nhiều lợi ích khác.
Trong đó, việc cải tạo nhà 2 tầng cũ sẽ làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Sau khi cải tạo, ngôi nhà sẽ trở nên đẹp hơn, hiện đại hơn và có giá trị thẩm mỹ cao hơn. Việc thay đổi kiến trúc bên trong và bên ngoài nhà, sơn sửa lại bề mặt, thay đổi cửa, cầu thang sẽ giúp căn nhà trở nên sang trọng và thu hút hơn. Điều này cũng giúp gia chủ tự hào với ngôi nhà của mình và tăng thêm giá trị cho căn nhà khi muốn bán lại trong tương lai.
Ngoài ra, việc cải tạo sẽ giúp ngôi nhà được trang bị thêm các tiện nghi hiện đại, giúp cuộc sống của gia đình trở nên thoải mái và thuận tiện hơn. Các công việc như lắp đặt hệ thống điện nước mới, thiết kế lại phòng tắm, bếp, phòng khách sẽ giúp gia đình có một không gian sống tiện nghi và hiện đại hơn.
Sau khi cải tạo, ngôi nhà có thể được mở rộng thêm không gian sử dụng, giúp gia đình có thêm diện tích để sinh hoạt. Việc thay đổi cấu trúc bên trong nhà, tận dụng khoảng không gian trống, xây dựng thêm tầng lầu hay tạo ra những không gian chức năng mới sẽ giúp gia đình có thêm không gian để sinh hoạt và giải trí.
Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ 2 tầng đẹp như mới
Để đảm bảo ngôi nhà hai tầng cũ của mình có một “diện mạo” hoàn toàn mới, hợp xu thế, tiện nghi các bạn cần lưu ý những kinh nghiệm sửa chữa sau:
Dự trù kinh phí
Sửa chữa nhà một một việc làm lớn tốn kém rất nhiều chi phí. Do đó, để đảm bảo việc sửa chữa diễn ra thuận lợi đúng kế hoạch các bạn cần phải dự trù được kinh phí sửa chữa. Tùy theo mục đích sử dụng, yêu cầu sửa chữa căn nhà mà các bạn dự trù kinh phí sao cho hợp lý. Tuy nhiên các bạn cần nhớ không nên chuẩn bị kinh phí sửa nhà đủ mà cần thừa.
Lên phương án cải tạo
Tùy theo hiện trạng của căn nhà cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình trong tương lai mà các bạn lên phương án cải tạo cho phù hợp. Ví dụ nếu các bạn muốn cải tạo thiết kế, tính thẩm mỹ của ngôi nhà có thể dóc vữa sau đó trát và sơn lại. Hoặc nếu căn nhà cũ chật bạn muốn cải tạo diện tích có thể cơi nới bằng cách xây thêm tầng…
Không nên sửa nhà vào dịp cuối năm
Kinh nghiệm sửa nhà mà bất cứ ai cũng phải lưu ý là lựa chọn thời điểm thích hợp. Thời điểm cuối năm khá gần Tết, là thời điểm ít thợ thi công nhất và cũng là lúc giá vật tư tăng gấp mấy lần so với ngày thường, thậm chí không đủ vật tư cho công trình của bạn. Hãy tránh giai đoạn này nếu muốn cải tạo và sửa chữa ngôi nhà của mình.
Chọn đơn vị thi công uy tín, chuyên nghiệp
Video đang HOT
Dù là xây mới hay sửa chữa nhà thì đơn vị thi công đóng vai trò quyết định đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Một đơn vị sửa chữa nhà chuyên nghiệp, uy tín sẽ giải đáp cho khách hàng phương án cải tạo tối ưu với mức chi phí hợp lý, đảm bảo tiến độ thi công…
Những việc cần làm trước khi cải tạo nhà 2 tầng cũ
Bước 1: Kiểm tra và khảo sát kỹ lưỡng hệ móng, dầm và hiện trạng công trình.
Cần phải đưa ra phương án sao cho không gian bên trong của ngôi nhà hợp lý nhất có thể, có nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể và thông gió tốt nhất. Có thể gia cố vị trí móng, di chuyển thêm cột, tăng kết cấu chịu lực.
Bước 2: Kiểm tra kết cấu hiện trạng để tìm ra phương án cải tạo thích hợp nhất cho ngôi nhà của mình.
Những ngôi nhà 2 tầng cũ thường được xây dựng theo kiểu cũ, chỉ dựa vào kinh nghiệm của những người thợ xây và không có bản vẽ đặc biệt nên kiểu dáng và thẩm mỹ đã lạc hậu. Nếu bạn muốn cập nhật phong cách và thẩm mỹ của ngôi nhà một cách hiện đại và mới mẻ, bạn có thể áp dụng một số giải pháp như dóc tường vữa, trát sơn lại; làm lại sàn, trần nhà; sơn tường, lát gạch mới,…
Những ngôi nhà 2 tầng chật hẹp hoàn toàn có thể cải tạo bằng cách xây thêm tầng để tăng diện tích và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình.
Bước 3: Xử lý những chỗ hư hỏng, đã xuống cấp của nhà cũ như: võng sàn, nứt tường, ẩm mốc, thấm dột,…
Trong quá trình sử dụng, gia chủ thường tự ý thay đổi công năng hoặc phân chia không gian và xây trực tiếp trên sàn nơi không có dầm nên theo thời gian các sàn nhà bị võng xuống do lực tập trung trực tiếp vào sàn giữa, gây ra hiện tượng này. Vì vậy, bạn nên phá bỏ những bức tường xây trái quy định. Muốn xây tường mới thì phải cấy dầm lên sàn cũ.
Do sử dụng lâu ngày hoặc trong quá trình thi công tường ban công, tường chắn mái… thợ thi công đã không xử lý đúng cách bằng vữa xi măng chống thấm ngược làm nước đọng lại ở chân tường giao nhau với sàn và trần nhà. Vì thế, khi trời mưa nước sẽ thấm vào tường và đọng nước. Khi trời nắng, nó sẽ làm cho cổ trần căng ra và nứt nẻ.
Vì vậy, để xử lý hiện tượng này cần sửa chữa các mối nối của vữa nền bằng cách đục bỏ phần phía bên ngoài rồi trát bằng xi măng chất lượng cao và xây vát các góc để tránh đọng nước.
Biệt thự sân vườn với chi phí 11 tỉ đồng ở quận 12, TP.HCM
Trong căn biệt thự được thiết kế, xây dựng với chi phí 11 tỉ đồng ở quận 12, kiến trúc sư dành khá nhiều diện tích cho không gian sân vườn.
HT Villa được xây dựng trên khu đất trống có diện tích 400 m2, đây là nơi an hưởng tuổi già của ông bà, cũng là nơi tập trung của các anh em trong gia đình mỗi khi có tiệc.
Diện tích xây dựng biệt thự là 96 m2 còn lại là gara, sân sau, hồ cá, chòi thư giãn, nơi trồng rau...
Trước hết, kiến trúc sư Phạm Như Khoan (Kaa Architects) đã chừa lại sân vườn để chủ nhà làm hồ cá, trồng rau sạch.
Ngôi biệt thự có sân vườn rộng rãi, có nhiều chỗ để thư giãn, nghỉ ngơi và ăn uống.
Tầng trệt gồm phòng khách, phòng ăn, bếp chính, bếp phụ, hồ cá, nhà chòi, sân vườn.
Không gian tầng trệt sử dụng gỗ óc chó với màu nâu trầm tự nhiên, sàn màu đậm nên không gian sẽ hơi tối. Do đó, kiến trúc sư kết hợp với màu sáng của sơn tường, đá vân mây.
Giữa phòng khách và phòng ăn được ngăn cách bằng một vách ngăn, vừa là trang trí vừa là để ngăn tầm nhìn cho phòng ăn.
Khi ngồi tiếp chuyện ở phòng khách xong mọi người có thể đến khu nhà chòi để ngắm cá, ngắm sân vườn.
Bếp dưới sử dụng gỗ óc có màu tự nhiên kết hợp với đá vân trắng để bếp luôn sạch sẽ, bền chắc theo năm tháng.
Biệt thự thiết kế theo phong cách hiện đại, sạch sẽ.
Phòng ngủ master bao gồm một phòng làm việc, phòng ngủ, phòng thay đồ và nhà vệ sinh. Các không gian với diện tích vừa đủ và bố trí hợp lý.
Các phòng ngủ dùng màu trung tính và màu sáng để tạo cảm giác trẻ trung.
Tất cả các phòng vệ sinh đều được tận dụng không khí tự nhiên nhờ vào giếng trời.
Trong biệt thự có những ô thông tầng tạo sự đối lưu không khí nên nhà rất mát.
Phòng thờ trang nghiêm được thiết kế riêng.
Chi phí xây nhà 1 trệt 1 lầu đúc giả bao nhiêu tiền? Hãy cùng chúng tôi khám phá về các yếu tố ảnh hưởng và cách tính toán chi phí xây dựng nhà 1 trệt 1 lầu đúc giả. Khi quyết định xây dựng một ngôi nhà, việc hiểu và đánh giá chi phí là một phần quan trọng của quá trình lập kế hoạch. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng một căn nhà...