Kinh ngạc với tiên tri của Nostradamus cách đây 500 năm: Ứng nghiệm hiện tại – Báo động tương lai
Không ai có thể ngờ, những lời tiên tri cách đây hàng trăm năm của Nostradamus lại đúng với những nghiên cứu có bằng chứng khoa học ngày nay.
TỪ TIÊN TRI 500 NĂM CỦA NOSTRADAMUS
Tờ Independent (Anh) trích dẫn một nghiên cứu mới cho thấy, sự nóng lên toàn cầu có thể buộc dòng tia (Jet stream) Bắc Đại Tây Dương phá vỡ tuyến đường bình thường của nó trong vòng 4 thập kỷ tới, hệ quả là gây ra thời tiết khắc nghiệt khắp châu Âu và Mỹ với “những tác động xã hội nghiêm trọng”. Hay nói cách khác, thời tiết cực đoan có thể trở nên phổ biến hơn trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 2060 khi biến đổi khí hậu làm biến đổi dòng tia Bắc Đại Tây Dương.
Bởi dòng tia Bắc Đại Tây Dương có ảnh hưởng sâu sắc đến thời tiết Bắc bán cầu.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences là kết quả của các nhà khoa học Mỹ – Tác giả chính là Matthew Osman thuộc Đại học Arizona.
Hình ảnh trực quan về dòng tia Bắc Đại Tây Dương. Nguồn: NASA.
Điều đáng chú ý là, những cảnh báo với cơ sở khoa học này lại trùng với những lời dự đoán ’sấm truyền’ cách đây 500 năm của nhà tiên tri người Pháp Nostradamus (tên đầy đủ là Michel de Notredame; sinh năm 1503 – mất năm 1566).
Theo đó, nhà tiên tri Nostradamus dự báo rằng, nước Pháp (thuộc châu Âu) sẽ phải hứng chịu một loạt thảm họa liên quan đến môi trường như hạn hán, lũ lụt và cháy rừng. Không những thế, nhiều nơi trên thế giới sẽ phải hứng chịu nạn đói lớn, gây mất an ninh lương thực và xung đột.
Thực tế, không phải chờ đến tương lai để thấy tiên tri của Nostradamus có đúng hay không. Bởi, chỉ riêng trong năm 2021 này, nhiều châu lục khắp thế giới đã phải hứng chịu những thảm họa tự nhiên – mà khởi nguồn của nó là do biến đổi khí hậu nhân tạo – như cháy rừng, nước biển dâng, hạn hán, bão mạnh, lũ lụt…
Đây là minh chứng: Nửa cuối tháng 7/2021, Tây Âu hứng chịu trận lũ lụt thảm khốc hơn bất kỳ trận lụt nào xảy ra trong nhiều thập kỷ tại đây, khiến ít nhất 200 người thương vong. Trong khi đó, Tây Bắc châu Âu hứng chịu đợt nắng nóng kéo dài và khắc nghiệt, nhiệt độ liên tục đạt đỉnh. Cũng trong tháng 7, Bắc Mỹ hứng chịu các trận cháy rừng cực kỳ nghiêm trọng, khiến hàng chục nghìn km vuông đất rừng bị thiêu rụi, hàng nghìn người phải sơ tán. Riêng Siberia, Nga, cháy rừng đã thiêu rụi 1,5 triệu ha đất, phát thải rất nhiều CO2 vào khí quyển…
ĐẾN HIỆN THỰC/TƯƠNG LAI BÁO ĐỘNG
Iflscience cho biết, dòng tia Bắc Đại Tây Dương là một dải băng gồm các dòng khí chảy nhanh băng qua Đại Tây Dương giữa Bắc Mỹ và Tây Âu. Đó là sự tạo ra các dải áp suất từ luồng không khí ấm ở phía nam đến từ vùng nhiệt đới và một luồng không khí lạnh khác từ vùng cực. Dải gió này không chỉ ảnh hưởng đến thời gian máy bay bay qua mà còn ảnh hưởng đến thời tiết ở Tây Âu.
Các nhà khoa học từ lâu đã lo ngại về câu hỏi làm thế nào nhiệt độ không khí tăng lên có thể tác động đến dòng tia – một dải gió mạnh gây ra bởi sự chênh lệch nhiệt độ giữa không khí từ Bắc Cực và các vùng nhiệt đới, ảnh hưởng nặng nề đến các kiểu thời tiết ở Bắc bán cầu.
Nhưng với dòng tia có xu hướng thường xuyên hướng về phía Bắc và Nam, rất khó để phỏng đoán liệu những biến động gần đây có nằm trong ranh giới bình thường của nó hay phản ánh điều gì đó nguy hiểm hơn.
1. Nghiên cứu quá khứ
Để hiểu được tương lai của dòng máy bay phản lực, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Hệ thống Khí hậu Đại học Arizona đã nhìn về quá khứ. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các lõi băng cổ đại từ Greenland để lập bản đồ quỹ đạo của dòng tia trong 1.250 năm qua và sử dụng các mô hình khí hậu để mô phỏng mức độ ảnh hưởng liên tục của sự nóng lên toàn cầu đến lộ trình trong tương lai.
Tiến sĩ Osman và các đồng nghiệp đã phân tích các lõi băng được thu thập từ gần 50 địa điểm trên dải băng Greenland. Ảnh: NASA.
Kết quả, các nhà nghiên cứu Mỹ dự báo: Trong trường hợp lượng phát thải khí nhà kính tiếp tục không suy giảm – dòng tia có thể đi chệch hướng vào đầu năm 2060, dịch chuyển về phía Bắc Cực và gây ra hệ quả khôn lường tới khí hậu Trái Đất.
Phân tích cho thấy, dòng tia Bắc Đại Tây Dương là một dải gió Tây thịnh hành bao quanh Bắc Cực và được biết đến là nguyên nhân thúc đẩy các máy bay bay từ Mỹ đến châu Âu. Trong khi dòng tia xảy ra mạnh nhất ở độ cao bay của máy bay (khoảng hơn 10.000 mét), nó cũng chạm xuống mặt đất và đóng một vai trò quan trọng trong điều kiện thời tiết địa phương.
Trên thực tế, từ 10-50% sự thay đổi về lượng mưa và nhiệt độ hàng năm ở Đông Bắc Mỹ và Tây Âu đến từ dòng tia.
2. Nhìn vào hiện tại
Đợt nắng nóng vào mùa hè này ở Tây Bắc Thái Bình Dương và những trận lũ lụt xảy ra ở châu Âu chỉ là một vài ví dụ cho thấy các ‘biến thể’ của dòng tia có thể tác động đến thời tiết như thế nào.
Tác giả chính Matthew Osman – Nhà khoa học khí hậu của Đại học Arizona (Mỹ) cho biết: “Đối với hầu hết các nơi trên Trái đất, các quan sát khí hậu trực tiếp thường không kéo dài hơn một vài thập kỷ. Vì vậy, chúng tôi chưa hiểu rõ về cách thức hoặc lý do tại sao dòng tia thay đổi trong thời gian dài hơn. Những gì chúng tôi biết là những ‘biến thể’ bất thường trong dòng tia có thể có những tác động nghiêm trọng đến xã hội (trong đó có sức khỏe/sinh mệnh con người) chẳng hạn như lũ lụt và hạn hán”.
Nghiên cứu cho thấy rằng, trong khi trước đây dòng tia vẫn nằm trong phạm vi bình thường của nó, thì sự nóng lên toàn cầu có thể đã khiến nó bắt đầu đi chệch lên phía bắc. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng dòng tia trước đây đã dao động tới 10 độ trong không gian trong vài năm.
Trong ảnh: Hậu quả của trận mưa lớn ở Verviers, Bỉ, đầu năm nay. Sự thay đổi dòng tia có thể làm cho các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như thế này trở thành hiện tượng phổ biến hơn. Ảnh: Reuters
Trong công trình của mình, Tiến sĩ Osman và các đồng nghiệp đã phân tích các lõi băng được thu thập từ gần 50 địa điểm trên dải băng Greenland. Từ những ghi chép tự nhiên này, nhóm nghiên cứu đã có thể tái tạo lại những thay đổi về gió trên khắp Bắc Đại Tây Dương theo từng năm, kể từ thế kỷ thứ 8. Họ đã làm điều này bằng cách xem xét lượng tuyết rơi mỗi năm cũng như cấu tạo hóa học của các phân tử nước tạo nên mỗi lớp tuyết.
Tiến sĩ Osman cho biết: “Những biến thể như vậy có tác động rất lớn đến các kiểu thời tiết mà mọi người có thể trải qua tại một địa điểm nhất định. Ví dụ, khi dòng tia nằm ở về phía nam, bán đảo Iberia nếu khô hạn sẽ có xu hướng trải qua các điều kiện ôn hòa, ẩm ướt hơn. Tuy nhiên, khi dòng tia di chuyển lên phía bắc, phần lớn độ ẩm đó cũng di chuyển khỏi bán đảo Iberia tới các vùng vốn đã ẩm ướt của Scandinavia”.
Hai sự kiện đói kém ở Anh và Ireland vào năm 1728 và 1740, khiến gần 500.000 người thiệt mạng, trùng với những năm gió thổi với cường độ gần một nửa cường độ bình thường, làm hạ nhiệt độ và giảm lượng mưa một cách đáng kể.
3. Cảnh báo tương lai
Đó là lý do vì sao Tiến sĩ Osman kết luận: “Kết quả của chúng tôi đóng vai trò như một lời cảnh báo”.
Hãy hình dung bức tranh: Nếu con người không dừng phát thải khí nhà kính – Bầu khí quyển cứ thế nóng lên – chỉ riêng dòng tia đã bị tác động (khiến nó đi chệch lên phía Bắc) – Khi ấy: Ít nhất các khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ phải hứng chịu nhiều thiên tai.
Để quy trình này thay đổi, cần thay đổi chính hành động của con người: Giảm thải khí nhà kính (CO2, CH4…). Đây có lẽ là điều mà hàng trăm nhà khoa học khắp thế giới mong mỏi các chính phủ quyết liệt thực hiện.
Tương lai (sáng sủa hay ảm đạm, đau thương) nằm trong tay chính chúng ta!
'Tiên tri song trùng' từ bà Vanga và nhà khoa học: Nhân loại bị 'giày vò' bởi thảm họa còn đáng sợ hơn bệnh tật
Trong khi thế giới đang chìm trong một đại dịch chết người - đại dịch COVID-19, thì các nhà khoa học liên tiếp gióng lên hồi chuông cảnh báo đinh tai rằng biến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe con người trong lịch sử nhân loại.
Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science đã đưa ra cảnh báo rằng trẻ em sinh năm 2021 sẽ phải chịu đựng những đợt nắng nóng nhiều gấp 7 lần - cháy rừng nhiều gấp 2 lần - và hạn hán nhiều gấp 3 lần so với ông bà của chúng trong suốt cuộc đời.
Nghiên cứu chứng minh tác động của các thảm họa tự nhiên từ biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng lên nhóm tuổi khác nhau trên thế giới trong suốt cuộc đời của họ.
THIÊN TAI TỪ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU "ĐÁNH THẲNG" VÀO THẾ HỆ TƯƠNG LAI
Các nhà nghiên cứu nhận thấy thanh niên và trẻ em của năm 2021, trong tương lai sẽ phải đối mặt với nhiều thiên tai hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Ở châu Phi cận Sahara, 172 triệu trẻ em có thể phải hứng chịu những đợt nắng nóng nhiều gấp 50 lần; và tăng gấp 6 lần các sự kiện khắc nghiệt trong đời so với trẻ em cùng lứa tuổi ở châu Âu và Trung Á.
Trên toàn thế giới, trung bình trẻ sơ sinh sẽ sống qua nhiều lần hạn hán gấp 2,6 lần, lũ sông gấp 2,8 lần, mất mùa gấp 3 lần và số vụ cháy rừng gấp đôi so với những người sinh ra cách đây 60 năm.
Sóng nhiệt - Hạn hán - Mùa màng thất thu - Lũ lụt - Cháy rừng... là những thảm họa tự nhiên từ Biến đổi khí hậu có thể khiến thế hệ tương lai khốn đốn hơn nhiều so với thời nay.
Wim Thiery, một nhà khoa học khí hậu tại Vrije Universiteit Brussel ở Bỉ, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Những người dưới 40 tuổi ngày nay sẽ sống một cuộc sống khốn đốn vì thiên tai chưa từng có ngay cả trong những kịch bản giảm thiểu biến đổi khí hậu nghiêm ngặt nhất".
"Kết quả của chúng tôi cho thấy mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự an toàn của các thế hệ trẻ và kêu gọi các quốc gia giảm phát thải khí nhà kính (gây biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu) mạnh mẽ để bảo vệ tương lai của chính con cháu chúng ta".
Bà tiên tri mù Baba Vanga (1911-1996).
Điều kỳ lạ đặc biệt là, những dự báo hoàn toàn khoa học của các nhà nghiên cứu trùng với những tiên tri 'sấm truyền' của nhà tiên tri mù Baba Vanga. Nhà tiên tri người Bulgaria lên tiếng cảnh báo rằng, nhân loại sẽ phải hứng chịu rất nhiều thảm họa, thiên tai như bão lũ triền miên, bệnh tật giày vò, hỏa hoạn chết người... Trong tương lai, thế giới sẽ đầy biến động.
Khi qua được cơn biến động đó, "Trái đất sẽ được nghỉ ngơi". Bà nói rằng, trong tương lai, việc sản xuất xăng sẽ ngừng hoạt động, con người sẽ sử dụng các đoàn tàu với nhiên liệu là ánh sáng Mặt trời. Khi đó "Trái đất sẽ được nghỉ ngơi"!
Nói thêm về công trình nghiên cứu, đồng tác giả, Tiến sĩ Joeri Rogelj, thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh), cho biết: "Với nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự bất công cơ bản của biến đổi khí hậu qua các thế hệ, cũng như trách nhiệm của những người lớn và những người nắm quyền ngày nay. Hậu quả của việc trẻ em sau này phải hứng chịu những đợt khí hậu khắc nghiệt chưa từng có trong suốt cuộc đời của chúng giờ đây có thể là do sự không hành động của những người lớn ngày nay".
Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên lập mô hình các hiện tượng cực đoan và các kịch bản khí hậu trong tương lai và áp dụng các dự báo cho các nhóm nhân khẩu học để định lượng các nhóm tuổi khác nhau sẽ trải qua thảm họa khí hậu như thế nào.
Các chuyên gia đã định lượng mức độ ảnh hưởng suốt đời đối với hạn hán, sóng nhiệt, mất mùa, lũ sông, lốc xoáy nhiệt đới (bão) và cháy rừng.
Các nhà khoa học đã tính toán kết quả này cho các thế hệ sinh từ năm 1960 đến năm 2020, ở mọi quốc gia trên thế giới và cho mọi kịch bản ấm lên toàn cầu trong khoảng từ 1 độ C ngày nay đến 3,5 độ C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp.
Kết quả cho thấy trong trường hợp Trái Đất nóng lên 3 độ C, một đứa trẻ 6 tuổi vào năm 2020 sẽ hứng chịu số vụ cháy rừng và lốc xoáy nhiệt đới nhiều hơn gấp 2, lũ sông gấp 3 lần, mất mùa gấp 4 lần, hạn hán gấp 5, và sóng nhiệt nhiều hơn 36 lần.
Trong kịch bản Trái Đất ấm lên 3,5 độ C, trẻ em sinh ra vào năm 2020 sẽ trải qua lượng sóng nhiệt nhiều hơn 44 lần.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ngay cả ở nhiệt độ toàn cầu là 1,5 độ C, thì việc tiếp xúc với sóng nhiệt, mất mùa, hạn hán và lũ lụt đối với những người sinh sau năm 1980 đã vượt quá điều kiện khí hậu tiền công nghiệp.
Tồi tệ hơn, tác giả chính của nghiên cứu Wim Thiery cho biết có khả năng mọi người sẽ bị ảnh hưởng bởi các sự kiện thời tiết cực đoan nhiều hơn so với ước tính của nghiên cứu, bởi vì các chuyên gia chỉ tập trung vào tần suất của các sự kiện thời tiết cực đoan, mà chưa tính đến cường độ và thời gian của chúng.
Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu không chỉ làm tăng khả năng xảy ra cháy rừng, hạn hán và sóng nhiệt mà còn làm tăng mức độ nghiêm trọng của chúng.
Wim Thiery cho biết thêm: "Chúng tôi không tính đến thực tế rằng một đợt nắng nóng tồi tệ có thể kéo dài thời gian gấp đôi trong tương lai so với hiện nay. Nghiên cứu cũng chỉ xem xét các thảm họa một cách cô lập, mà không xem xét cách chúng có thể khuếch đại nếu chúng xảy ra cùng với một thảm họa khác (gọi là thảm họa kép)."
Điều này có nghĩa là, trong tương lai, con người sẽ đối mặt với thảm họa thời tiết cực kỳ đáng sợ. Tuy nhiên, bức tranh này không đen xám quá mức NẾU NHƯ các quốc gia cam kết cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đúng như hơn 190 quốc gia đã cam kết thực hiện theo Thỏa thuận Paris, thì một số kịch bản đáng báo động nhất của nghiên cứu có thể tránh được.
PHÁ VỠ GIỚI HẠN NGUY HIỂM
Được ký kết lần đầu tiên vào năm 2015, Thỏa thuận khí hậu toàn cầu hy vọng sẽ giữ mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2 độ C và theo đuổi nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ lên 1,5 độ C.
Tuy nhiên, chỉ hai tuần trước, một báo cáo đã cảnh báo rằng 'giới hạn nguy hiểm' của sự nóng lên toàn cầu của Trái Đất là 1,5 độ C có thể bị phá vỡ chỉ trong 5 năm.
Liên Hợp Quốc cảnh báo, tốc độ biến đổi khí hậu không chậm lại do đại dịch COVID-19 toàn cầu và thế giới vẫn bị tụt hậu trong cuộc chiến cắt giảm lượng khí thải carbon.
Báo cáo được công bố trước thềm Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021, còn được gọi là COP26, dự kiến được tổ chức tại thành phố Glasgow (Scotland) từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021. Cuộc họp quan trọng dự kiến sẽ thiết lập lộ trình hành động vì khí hậu trong thập kỷ tới.
COP26 dự kiến được tổ chức tại thành phố Glasgow (Scotland) từ ngày 31 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2021.
Một đồng tác giả khác của nghiên cứu mới nhất, Giáo sư Simon Gosling của Đại học Nottingham (Anh), cho biết: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rất rõ ràng trách nhiệm của thế hệ hiện tại đối với thế hệ tương lai về biến đổi khí hậu. Chúng ta đã chứng kiến những sự kiện cực đoan có nguyên nhân từ sự biến đổi khí hậu nhân tạo trên khắp thế giới, như sóng nhiệt, lũ lụt và cháy rừng. Chúng tôi cho thấy rằng trẻ em sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn bởi những sự kiện như vậy trong suốt cuộc đời của chúng so với những người lớn hơn bây giờ".
Đứng trước tình hình đó, các chính phủ phải hành động thực sự kiên quyết nếu muốn hạn chế tác động giữa các thế hệ của biến đổi khí hậu.
Về mặt này, việc thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đầy tham vọng hơn tại hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc ở Glasgow vào tháng 11 năm nay sẽ là rất quan trọng.
Nghiên cứu mới đã được công bố trên tạp chí Science.
Người tiền sử biết đeo đồ trang sức từ khi nào? Các nhà khoa học đã tìm ra các vỏ ốc có niên đại từ 142.000 đến 150.000 năm trước trong hang động Bizmoune ở Morocco. Chúng được xem là món trang sức cổ xưa nhất từng được phát hiện của con người. Các vỏ ốc đục lỗ này được cho là món trang sức cổ xưc nhất thế giới INSAP Theo tạp chí...