Kinh ngạc với hình ảnh MRI cho thấy đầu của em bé đã “biến dạng” như thế nào khi mẹ sinh thường
Mặc dù đã nhận biết điều này từ lâu, nhưng đến bây giờ mọi người mới có thể nhìn thấy cụ thể quá trình biến dạng này diễn ra như thế nào bằng hình ảnh MRI 3D.
Sinh nở vốn là một điều vô cùng bí ẩn đối với mọi người. Bởi trong quá trình sinh nở, có rất nhiều sự thay đổi kỳ lạ diễn ra trong cơ thể của cả mẹ và bé, đặc biệt là đầu của em bé trong quá trình sinh thường. Các bác sĩ gọi quá trình này là quá trình tạo hình đầu của thai nhi.
Mặc dù đã nhận biết điều này từ lâu, nhưng đến bây giờ mọi người mới có thể nhìn thấy cụ thể quá trình tạo hình đầu này diễn ra như thế nào bằng hình ảnh MRI 3D.
Đây là kết quả nghiên cứu một nhóm các nhà khoa học công tác tại Bệnh viện đại học Clermont Auvergne (Pháp) do Tiến sĩ Olivier Ami dẫn đầu. Các nhà khoa học đã thuyết phục được 7 bà mẹ có độ tuổi từ 24 -34 và dự kiến sẽ sinh thường tình nguyện sinh con bên trong máy MRI. Tuy nhiên, sau đó chỉ có 5 bà mẹ sinh thường thành công, và 2 bà mẹ được sinh mổ khẩn cấp.
Có 7 bà mẹ đã đồng ý sinh con bên trong máy MRI.
Các hình ảnh 3D được chụp trước khi sinh cho thấy trong số 7 thai nhi, không có bất kỳ em bé nào có các bộ phận xương sọ nằm chồng lên nhau khi còn ở trong bụng mẹ. Song khi qua giai đoạn thứ hai của quá trình chuyển dạ, tất cả xương sọ của thai nhi đều nằm chồng lên nhau.
Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào giai đoạn 2 của quá trình sinh thường, khuôn đầu và hộp sọ của em bé đã bắt đầu “biến dạng”.
Video đang HOT
Sự thay đổi về hình dạng hộp sọ và khuôn đầu của em bé trước và trong quá trình sinh nở.
Được biết, hộp sọ của thai nhi bao gồm một số phần xương được kết nối với nhau bằng vật liệu dạng sợi được gọi là chỉ khâu, và hộp sọ sẽ hợp nhất lại với nhau sau khi em bé ra khỏi bụng mẹ. Vì thế, đầu của trẻ sơ sinh sẽ vô cùng linh hoạt trong quá trình chuyển dạ.
Cụ thể, theo hình ảnh MRI trước và giữa quá trình chuyển dạ được các nhà khoa học chụp lại, chúng ta thấy sự thay đổi về khuôn đầu của em bé. Tất cả các trẻ sơ sinh đều bị áp lực tác động lên đầu và não trong quá trình sinh thường, khiến cho các phần của hộp sọ nằm chồng lên nhau ở các mức độ khác nhau trong quá trình sinh nở.
Các phần của hộp sọ đã nằm chồng lên nhau ở các mức độ khác nhau trong quá trình sinh nở.
Tác giả Olivier Ami cho biết: “Khi thấy hình dạng thay đổi đầu của thai nhi, chúng tôi phát hiện ra rằng mình đã đánh giá quá thấp áp lực đã chèn ép lên đầu và não của em bé trong khi sinh. Trong quá trình sinh qua ngả âm đạo, hình dạng não của thai nhi bị biến dạng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào mức độ chồng chéo của các xương hộp sọ.
Theo quan sát của chúng tôi, hộp sọ của 5 em bé sinh thường đã nhanh chóng trở lại trạng thái trước khi sinh, nhưng những thay đổi này vẫn tồn tại ở 2 em bé còn lại. Chúng tôi cho rằng nguyên nhân của sự khác biệt này nằm ở độ đàn hồi của xương sọ, chất liệu chỉ khâu hỗ trợ cùng những yếu tố khác.
Hai trong số 3 em bé có khuôn đầu to đã cần được sinh mổ. Điều đó chứng tỏ rằng không phải lúc nào các bà mẹ cũng có thể sinh thường cho dù đã sự thay đổi đáng kể về khuôn đầu của thai nhi. Có bé chấp nhận một hộp sọ biến dạng để cuộc sinh nở diễn ra dễ dàng, nhưng cũng có bé “bướng bỉnh” nhất quyết không cho phép đầu mình thay đổi”.
Tiến sĩ Olivier cũng cho biết thêm rằng hầu hết trẻ sơ sinh có thể chịu đựng được sự biến dạng của hộp sọ, nhưng cũng có một vài trường hợp em bé sau khi chào đời bị xuất huyết võng mạc hoặc não, sau này sẽ bị bại não.
Vì thế, tiến Olivier hy vọng rằng với hình ảnh MRI như thế này, các bác sĩ sẽ có thể xác định được những khó khăn trong quá trình sinh nở và kịp thời can thiệp để trẻ sơ sinh không phải chịu bất kỳ một chấn thương nào.
Vì sao mùa đông tỷ lệ trẻ mắc vàng da sơ sinh nhiều hơn?
Trong thời tiết mùa đông, việc quấn ủ trẻ con quá kỹ, không quan sát được toàn thân trẻ là lý do chính khiến tỷ lệ trẻ mắc vàng da sơ sinh tăng cao hơn vào mùa đông nhiều.
BS Trần Thị Lý khám cho trẻ sơ sinh.
BS Trần Thị Lý, khoa Sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện nay việc phát hiện trẻ vàng da sơ sinh tăng cao hơn trước vì các gia đình chú ý tới trẻ hơn, đưa trẻ đến cơ sở y tế khi phát hiện vàng da sớm.
Tỷ lệ trẻ vàng da tại Việt Nam khoảng 30% trẻ sơ sinh nhưng tỷ lệ phải điều trị chỉ dưới 10%.
Theo BS Lý, đa số vàng da sinh lý sẽ khởi phát từ ngày 3-4 sau sinh và trong khoảng hai tuần sẽ hết. Trẻ vàng da sinh lý sẽ vàng da nhẹ từ vùng mặt đến ngực, trẻ ăn bú bình thường.
Tuy nhiên, nếu trẻ xuất hiện vàng da sớm 1-2 ngày sau đẻ, sau đó tình trạng vàng da tăng nhanh quá vùng ngực, trẻ có thể bỏ bú, nhược cơ, sốt, khó thở thì cần phải cho ngay đến cơ sở y tế vì trẻ bị vàng da bệnh lý.
"Nếu trẻ vàng da quá mức, chất độc sẽ ngấm vào não gây biến chứng thần kinh, tăng chương lực cơ, bỏ bú. Lâu dài trẻ có thể tử vong hoặc di chứng bại não, giảm thính lực", BS Lý cho biết.
So với các tuyến khác, trẻ vàng da bệnh lý gặp thường xuyên ở những trẻ ở vùng sâu, xa không có đủ thông tin phát hiện sớm hoặc trẻ có bố mẹ chủ quan không thăm khám sớm.
Cũng theo BS Lý, có một số hiểu biết sai lầm mà các bậc cha mẹ cần lưu ý. Việc tắm nắng không điều trị được vàng da vì khi trẻ vàng da phải cần ánh sáng xanh, còn nắng chỉ có ánh sáng tổng hợp nên không có tác dụng điều trị.
"Bình thường, hầu hết trẻ vàng da nhẹ sẽ hết trong 10 ngày đầu. Một số cháu bú sữa mẹ vàng da kéo dài hơn nhưng vàng nhẹ. Gia đình nên quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên phát hiện vàng da dễ dàng nhất", BS Lý nói.
Nếu trẻ bị vàng da bệnh lý, trẻ sẽ được làm các xét nghiệm chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân. Nếu bilirubin vẫn ở ngưỡng an toàn, trẻ sẽ được chiếu đèn. Tuy nhiên, khi ngưỡng này cao hơn thì trẻ sẽ được chỉ định thay máu.
Hiện tại cơ sở y tế từ tuyến huyện đã có thể điều trị vàng da bằng chiếu đèn. Khi có chỉ định thay máu, trẻ sẽ được chuyển tuyến lên các cơ sở y tế tuyến tỉnh, Trung ương.
Nếu trẻ vàng da bệnh lý nhưng được phát hiện sớm thì sau 1-3 ngày chiếu đèn, trẻ có thể ra viện. Nếu trẻ phải thay máu thì sau khi thay máu, trẻ tiếp tục được chiếu đèn 3-5 ngày và phải tái khám thường xuyên.
BS Lý cũng cho biết, các bà mẹ nên cho con bú nhiều bằng sữa mẹ vì trẻ tiêu hóa tốt, đi tiểu và đại tiện nhiều sẽ thải bớt chất độc bilirubin. Trong thời tiết mùa đông, chúng ta nên dành 1-2 phút ra chỗ ánh sáng tự nhiên để quan sát phát hiện, tránh bỏ sót bệnh vàng da ở trẻ.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình một tuần có 1-2 ca trong tình trạng vàng da nặng phải thay máu. "Chúng tôi khuyến cáo các bà mẹ sau sinh nên tái khám cho trẻ tại cơ sở y tế sinh 3-5 ngày sau đẻ hoặc phát hiện vàng da sớm. Việc không tái khám bỏ lỡ thời gian điều trị phù hợp, phải chiếu đèn tích cưc, thay máu để lại di chứng cho trẻ", BS Lý nói.
Phục hồi chức năng tổn thương não cần sớm và kiên trì Tổn thương não (gồm tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, mổ u não...) không chỉ để lại di chứng rất nặng nề cho chính người bệnh mà còn gây tâm lý bất ổn cho người nhà bệnh nhân. Những tổn thương này tuy ở mức độ khác nhau, nhưng lại dẫn đến tàn tật nhiều nhất. Tổn thương não không...