Kinh ngạc với cách lấy ý kiến của lãnh đạo Hà Nội
Những tiết lộ bất ngờ từ người trong cuộc về cách lấy ý kiến chuyên gia trong việc xây cầu đường sắt vượt sông Hồng của UBND TP Hà Nội có thể sẽ gây sốc.
Hội thảo về phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng.
Ngày 28/10 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cùng UBND thành phố Hà Nội đã phối hợp tổ chức hội thảo về phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng. Được biết, có đến 9/15 ý kiến đồng ý với phương án xây cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 mét.
Thế nhưng, những tiết lộ bất ngờ từ chính người trong cuộc – TS Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu – Đường Việt Nam – người được mời tham dự hội thảo này về cách lãnh đạo Hà Nội lấy ý kiến chuyên gia có thể sẽ khiến không ít người kinh ngạc.
Tại hội thảo về phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cùng UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức ngày 28/10 vừa qua, có 9/15 ý kiến đồng ý với phương án xây cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên 75 mét. Theo ông điều này có ý nghĩa gì?
Hôm đó tham dự cuộc hội thảo chủ yếu là các nhà sử học, các nhà di sản văn hóa, rất ít giới chuyên môn. Hà Nội đã tổ chức hội thảo để các vị đó chọn phương án xây dựng cầu và các vị đó đã “bỏ phiếu” cho phương án 75 mét.
Theo như tuyên bố của ông Nguyễn Thế Thảo – Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, có 5 vị không ủng hộ phương án đó và họ là các nhà quy hoạch, chuyên gia giao thông. Cá nhân tôi cũng là một người tham dự hội thảo trên, tôi không hiểu chủ trương bỏ phiếu như vậy sẽ nói lên điều gì?
Chưa kể, khi chúng tôi đến họp không thấy ai nói đến chuyện bỏ phiếu. Trên thực tế trong suốt hội thảo cũng không có ai đưa phiếu để bỏ cả. Vậy nên việc báo chí đưa có 9/15 phiếu ủng hộ, còn lại không ủng hộ theo tôi là không khách quan.
Theo ông tại sao người ta bác phương án 30 mét trước đây từng được Bộ Giao thông vận tải phê chuẩn?
Vì nó quá gần cầu Long Biên. Cầu Long Biên hiện dài hơn 1.000 mét. Khi làm cầu mới quá gần cầu Long Biên như vậy việc phục chế nó không đơn giản mà có khi lại tốn rất nhiều tiền của.
Phương án xây cầu mới cách cầu cũ 75 mét có khả thi hơn phương án trên không thưa ông?
Video đang HOT
Cả hai phương án trên đều không có gì khác nhau, thậm chí 75 mét còn tệ hơn 30 mét. Lý do là bởi phía các nhà tư vấn TEDI đã lập ra một bảng biểu xem qua thì rất thuyết phục ở chỗ tiết kiệm được chi phí giải phóng mặt bằng với phương án 75 mét, nhưng thực tế không phải vậy.
Để đổi lấy chút tiền tiết kiệm được từ việc giải phóng mặt bằng, phương án 75 mét lấy đi toàn phố hàng Đậu và một phần phố Phùng Hưng của người Hà Nội. Cần phải hiểu phố cổ bao gồm nhà, phố, các vật kiến trúc và tất cả những gì liên quan trong khu vực được bảo tồn.
Nói cách khác, phố là một nội dung hết sức quan trọng. Phố hàng Đậu trong kí ức của rất nhiều người Hà Nội là con đường của lịch sử. Nay mai, phố hàng Đậu lại là phố chính để dẫn lên cầu Long Biên. Nếu Hà Nội định phục chế cầu Long Biên trong khi phố hàng Đậu chỉ còn nhỏ hẹp với 2 làn xe chưa đầy 3 mét/bên do nhường diện tích đất xây dựng cầu đường sắt mới thì chúng ta sẽ đi lên cầu Long Biên như thế nào?
Chẳng lẽ lúc đó Hà Nội lại bàn chuyện mở một con đường mới dẫn lên cầu Long Biên? Rồi lại phải mất tiền giải phóng mặt bằng. Như thế có khi còn tốn kém hơn!
TS Nguyễn Ngọc Long, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Cầu – Đường Việt Nam
Tức là ông ủng hộ phương án 186 mét hơn?
Đúng vậy. 186 mét hoặc là xa hơn nữa. Cách đây 3 – 4 năm, chính Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã đề xuất phương án này. Chính họ đã lập lên quy hoạch đó, thậm chí còn cử cán bộ đi điều tra số lượng nhà cửa, dân cư…thuộc diện phải giải phóng mặt bằng nếu thực hiện theo phương án đó.
Và tôi nghĩ không ít người dân thủ đô mặc định rằng nếu không dùng phương án 30 mét, chắc chắn Hà Nội sẽ theo phương án 186 mét chứ không phải 75 mét. Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt quy hoạch đó rồi. Như vậy có thể thấy đã có các văn bản pháp lý liên quan tới việc đó.
Câu hỏi mà tôi và rất nhiều chuyên gia cũng đang muốn đặt ra đó là: Vì lý do gì mà Hà Nội bỏ phương án đó?
Ngoài ra, tôi cũng có thêm một thắc mắc là vì sao cả bộ tài liệu tư vấn về các phương án xây dựng cầu, bản báo cáo so sánh về các phương án cũng như trong tóm tắt báo cáo của TEDI không nêu một tí gì về việc phương án 75 mét sẽ “ngoạm” cả phố hàng Đậu?
Tôi là một nhà chuyên môn, chỉ cần nhìn hình minh họa là tôi biết ngay phương án này sẽ lấy phố hàng Đậu. Khi tôi hỏi lại phía TEDI họ cũng thừa nhận như thế trong khi rất nhiều người không phải nhà giao thông học còn chưa hiểu ra vấn đề trên nên đã ủng hộ phương án này.
Như vậy, lãnh đạo Hà Nội sẽ lại phải “đau đầu” lo giải bài toán chi phí giải phóng mặt bằng?
Không riêng gì dự án này, tất cả các dự án làm trong đô thị đều vấp phải vấn đề giải phóng mặt bằng. Đó là vấn đề lớn, một công việc hết sức khó khăn, cực nhọc và không phải cứ có tiền là giải quyết được bởi việc đó động chạm tới người dân.
Chính vì thế, trong quy hoạch tổng thể về giao thông Hà Nội trước đây, người ta đã đưa ra một nguyên tắc: từ đường vành đai 2 trở vào, tất cả các công trình giao thông kiểu metro phải làm ngầm. Từ vành đai 2 đến vành đai 3, so sánh giữa đi ngầm và đi trên cao. Từ vành đai 3 trở ra, so sánh giữa đi trên cao và đi bằng.
Thế nhưng, đến nay, kể cả nguyên tắc ấy và nguyên tắc: chỉ giới phố cổ không được vi phạm đều bị bỏ qua trong 3 phương án xây cầu kể trên.
Thiết nghĩ, chúng ta phải tìm cách giải quyết, tháo gỡ khó khăn này cho thỏa đáng chứ không thể nói vì giải phóng mặt bằng khó nên ta đi ở giữa phố cho đỡ phải giải phóng.
Ông có nghĩ Hà Nội nên mở cuộc “trưng cầu dân ý” trước khi triển khai dự án này?
Nên chứ. Chúng ta không chỉ cần bảo tồn cầu Long Biên mà còn phải tính đến phương án bảo vệ phố cổ.
Xin cảm ơn ông!
Theo Giáo Dục
Thi công khẩn cấp 10 km ống dẫn nước về Hà Nội
Ngày 27/5, lãnh đạo Hà Nội đã thống nhất phương án cho thi công khẩn cấp 10 km tuyến ống số 2 dẫn nước từ Nhà máy nước sông Đà về Hà Nội để khắc phục tình trạng thiếu nước sạch ở một số khu vực nội đô.
Tại buổi làm việc với các công ty cấp nước ngày 27/5, trước đề xuất của Công ty nước sạch Vinaconex (Viwasupco) về việc đầu tư tuyến ống thứ 2 dẫn nước từ Nhà máy nước sông Đà về Hà Nội để giảm áp lực cho đường ống hiện có, Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng đã đồng tình và đề nghị Viwasupco khởi công dự án ngay trong tháng 6.
Theo lãnh đạo Viwasupco, áp lực nước trong đường ống số 1 đã đến ngưỡng, nếu tăng lên sẽ xảy ra vỡ ống, do đó không còn cách nào khác là phải đầu tư tuyến ống thứ hai để giảm áp lực.
Đường ống dẫn nước sông Đà về Hà Nội đã 6 lần bị vỡ. Ảnh: Bá Đô.
Hiện Viwasupco đã lập dự án đầu tư 10 km đường ống thứ hai để chia sẻ áp lực với đường ống thứ nhất từ nút Hòa Lạc đến sông Tích nhưng đang khó khăn về vốn. Cụ thể, nếu vay vốn thương mại lãi suất 12%, thời gian hoàn vốn 15 năm thì công ty không có khả năng thu hồi. Vì vậy, công ty đề nghị thành phố hỗ trợ 6% tiền lãi vay. Trả lời vấn đề này, ông Hùng cho biết thành phố sẽ hỗ trợ doanh nghiệp cả chênh lệch lãi suất theo cơ chế hiện hành.
Phó chủ tịch Hà Nội cũng yêu cầu các công ty cấp nước khắc phục ngay tình trạng thiếu nước hiện nay. Theo đó, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nước sạch (Viwaco) được yêu cầu đấu tăng cường 3 điểm cấp nước trực tiếp vào các khu Đại Kim, Bùi Xương Trạch, phía Tây đường Giải phóng.
Viwaco và quận Thanh Xuân thi công ngay đường ống qua phố Tôn Thất Tùng kéo dài để cấp nước cho phường Định Công.
Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Nội khai thác tối đa mạng nước ngầm để hỗ trợ Viwaco, nhất là các khu vực thuộc quận Cầu Giấy, Đống Đa.
Theo Công ty MTV, đơn vị đang mua nước từ nguồn sông Đà khoảng 45.000 - 50.000m3/ngày đêm (cao điểm lên đến 53.000m3/ngày đêm) để cấp cho quận Đông Đa và một phần quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, lượng nước cấp đã giảm 10.000 m3/ngày đêm dẫn đến mất nước một số điểm: Nam Trung Yên (B10A), La Thành, Thành Công...
Để có nước, công ty đã điều tiết nước của Nhà máy nước Mai Dịch, Lương Yên, Hạ Đình. Tuy nhiên, việc này cũng phải phân khu, chia giờ, tập trung cho hai khung giờ cao điểm 5-8 giờ sáng và các buổi tối.
Đồ họa sự cố vỡ đường ống nước sông Đà. Thực hiện: Đồng Nguyên Anh.
Trước đó, ngày 23/5 trong buổi làm việc với các đơn vị liên quan, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã nhận định, nguồn nước sạch sông Đà dư thừa nhưng hệ thống truyền dẫn không thể đưa đủ nước về nội thành; tỷ lệ thất thoát nước sạch rất cao (28-29%); vẫn còn tình trạng sử dụng nước lãng phí.
Đường ống nước sông Đà do Vinaconex đầu tư được đưa vào khai thác từ năm 2008 và đã 6 lần bị vỡ, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của 70.000 hộ dân thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai.... Cục Giám định chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã lập đoàn kiểm tra toàn diện đường ống dẫn nước để có biện pháp khắc phục nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.
Theo VNE
Đường Trường Chinh... phải cong (!?) Ngồi sau vô lăng xe hơi hay khi cầm lái xe máy, nhiều lúc toát mồ hôi hột vì luôn luôn phải "vào cua" giữa dòng người, dòng xe như nêm cối suốt từ sáng sớm đến tối mịt, mới thấy các nhà làm đường Thủ đô hình như rất thích...đùa? Đường Trường Chinh được bẻ cong về phía Nam (ảnh: Quang Phong)...