Kinh ngạc với ca “phẫu thuật” cắt đôi 2 tàu ngầm hạt nhân cũ để ghép thành một chiếc mới
Tàu ngầm tấn công Perle của Hải quân Pháp bị hỏa hoạn năm ngoái đã được cắt bỏ nửa trước bị hư hỏng kết cấu thép, nửa còn lại sẽ được ghép nối với phần đầu của tàu ngầm Saphir cùng lớp, vốn đã bị loại biên đang chờ tháo dỡ, theo CNN.
Ba ngày gần đây, tập đoàn đóng tàu toàn cầu Pháp Naval Group đã công bố những hình ảnh chưa từng có về cuộc “ phẫu thuật” kép, cắt đôi 2 chiếc tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân, Perle và Saphir, để ghép nối hai nửa “lành lặn” của chúng thành một chiếc tàu ngầm mới.
Sau khi 2 tàu được cắt đôi, nửa sau của Perle đã được ghép nối với nửa trước của Saphir. Sở dĩ chúng có thể ghép với nhau bởi 2 tàu ngầm cùng dòng, đều thuộc lớp Rubis.
Theo Bộ Quốc phòng Pháp, tháng 6 năm ngoái, một vụ hỏa hoạn dữ dội kéo dài 14 giờ đồng hồ khiến phần trước tàu ngầm Perle, vốn đang nằm trên ụ tàu tại một xưởng đóng tàu ở Toulon, miền nam nước Pháp để sửa chữa, không thể sử dụng được do kết cấu thép bị hư hỏng.
Nửa trước của tàu ngầm Saphir và nửa sau của chiếc Perle sau khi hai tàu ngầm được cắt đôi. Nguồn: Naval Group.
Tuy vậy, nửa còn lại của chiếc tàu ngầm dài 73m, có lượng choán nước 2.600 tấn, đã không bị tác động bởi vụ hỏa hoạn.
Tình cờ, Hải quân Pháp hiện có chiếc Saphir, cùng lớp với Perle, đã ngừng hoạt động vào năm 2019 và đang chờ được tháo dỡ tại một nhà máy đóng tàu ở cảng Cherbourg, phía tây bắc Pháp.
Phần trước của Saphir được đánh giá có cấu trúc ổn định, đủ điều kiện để có thể ghép nối với phần sau của Perle để tạo thành một tàu ngầm tấn công mới.
Video đang HOT
Công trường phục vụ cuộc “phẫu thuật”. Ảnh cắt từ video, nguồn: Naval Group
Chiếc Perle sau đó đã được chuyển từ Toulon đến Cherbourg. Chúng đã được cắt đôi vào tháng 2 và tháng 3, theo thông tin từ Tập đoàn đóng tàu Naval Group của Pháp.
Sau khi được đưa lên kệ cân chỉnh, nửa sau của Perle và nửa trước của Saphir hiện đã được hàn ghép nối, thông cáo của Hải quân Pháp cho biết.
Klara Nadaradjane, người phát ngôn của Naval Group, nhà thầu thực hiện dự án cho biết, việc khớp nối sẽ được hoàn thành trong những tháng tới.
Nửa trước của tàu ngầm Saphir đang được di chuyển để khớp nối với nửa sau của chiếc Perle. Ảnh cắt từ video, nguồn: Naval Group
Chiếc tàu ngầm mới vẫn mang tên Perle, tuy có dài hơn một chút. Naval Group cho biết, tất cả các thiết kế trước khi được thi công đều dựng mô hình kĩ thuật số 3D.
Tàu ngầm hạt nhân Perle được đưa vào hoạt động năm 1993, là chiếc mới nhất trong số 6 tàu ngầm hạt nhân lớp Rubis trong hạm đội Pháp. Saphir, chiếc tàu thứ hai trong lớp, được đưa vào hoạt động năm 1984, phục vụ 35 năm trước khi ngừng hoạt động.
Các tàu ngầm lớp Rubis sẽ dần được thay thế bằng các tàu ngầm mới lớp Barracuda, trong đó chiếc đầu tiên Suffren đang được chạy thử, sẽ được chuyển giao cho hải quân Pháp vào tháng 11 tới.
Cuộc phẫu thuật khớp nối hai nửa của 2 chiếc tàu ngầm đã được thực hiện vào đầu tháng Tư. Nguồn: Naval Group
Tuy nhiên, chiếc Barracuda thứ 6 dự kiến sẽ gia nhập hạm đội cho đến năm 2030, vì vậy chiếc Perle ghép sẽ cần thiết để duy trì thường xuyên số lượng tàu ngầm tấn công của Hải quân Pháp ở mức 6 chiếc, theo Naval Group.
Giám đốc Dịch vụ của Naval Group, Franck Ferrer cho biết, tàu ngầm Perle mới dự kiến sẽ được chuyển trở lại Toulon vào cuối năm nay để bổ sung các thiết bị kĩ thuật và nâng cấp các hệ thống chiến đấu trước khi gia nhập hạm đội Pháp vào đầu năm 2023.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Barracuda, Suffren được hạ thủy ngày 12/7/2019, dự kiến được chuyển giao trước cuối năm nay. Nguồn: Reuters.
Naval Group tuyên bố, vụ ghép nối này là trường hợp đầu tiên trong lịch sử hoạt động của hãng chế tạo này, tuy nhiên không phải là trường hợp đầu tiên trên thế giới. Hải quân Hoa Kỳ từng ghép mũi tàu USS San Francisco bị hư hỏng do mắc cạn tại Guam vào năm 2005, bằng mũi tàu USS Honolulu đã loại biên.
Nga chế tạo tàu tuần tra 'lai' đầu tiên có khả năng lặn như tàu ngầm
Với khả năng lặn, tàu tuần tra Dự án Strazh/ BOSS (Người bảo vệ) có thể được sử dụng như một tàu ngầm cổ điển để trinh sát, cứu hộ, hay làm phương tiện huấn luyện chi phí thấp để đào tạo ban đầu cho thủy thủ tàu ngầm.
Hôm 12/4, Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin (một bộ phận của Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga) tiết lộ đã phát triển chiếc tàu tuần tra đầu tiên của Nga có khả năng lặn cho khách hàng nước ngoài, TASS đưa tin.
"Rubin giới thiệu biến thể đầu tiên của một tàu tuần tra có khả năng lặn kết hợp các ưu điểm của tàu ngầm và tàu tuần tra mặt nước.", Văn phòng báo chí Rubin cho biết.
Dự án được đặt tên là Strazh (Người bảo vệ) và sẽ được tiếp thị ra bên ngoài với tên gọi BOSS, hãng Rubin nói.
Tàu tuần tra đầu tiên của Nga kết hợp các ưu điểm của tàu ngầm và tàu mặt nước. Ảnh: Rubin/TASS.
Theo Rubin, đây là loại tàu đa chức năng, ngoài thiết kế cho nhiệm vụ tuần tra, tàu có thể được sử dụng dự phòng như các tàu cứu hộ hoặc nghiên cứu,... Đáng lưu ý, giá thành của tàu tương đối thấp, phù hợp với các nước có ngân sách hạn hẹp.
Chức năng chìm của con tàu mang lại hai lợi thế: khả năng tiến hành giám sát bí mật và thoát khỏi thời tiết bất lợi trong khi tiếp tục các nhiệm vụ tuần tra, văn phòng báo chí Rubin cho biết.
"Tàu có thể được sử dụng như một tàu ngầm cổ điển để trinh sát và các nhiệm vụ khác. Một tàu tuần tra lặn sẽ có nhiều khả năng hơn tàu nổi để khảo sát thềm lục địa. Nó cũng sẽ là một phương tiện huấn luyện rẻ tiền để đào tạo ban đầu cho thủy thủ đoàn tàu ngầm.", Rubin lưu ý.
Cục thiết kế hàng hải trung ương Rubin là một trong những cơ sở hàng đầu thế giới về chế tạo tàu ngầm thông thường cũng như tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, đồng thời là nhà thiết kế phần cứng hàng hải lớn nhất của Nga.
Tàu ngầm của Nhật bị hư hại vì đụng phải... tàu nổi Tàu ngầm Soryu của Nhật bị gãy cánh ổn định ngay tháp quan sát, sau khi nổi lên ngay vị trí một tàu thương mại. Tàu ngầm Soryu bị thiệt hại trong sự việc ẢNH CHỤP MÀN HÌNH MAINICHI Đài CNN ngày 9.2 đưa tin một tàu ngầm thuộc Lực lượng phòng vệ trên biển (MSDF) của Nhật Bản đã va chạm với...