Kinh ngạc trước những sinh vật kỳ lạ sống dưới nơi sâu nhất của Nam Cực
Nam Cực hiện có khoảng 1.000 nhà khoa học nghiên cứu để tìm hiểu thêm về tác động của biến đổi khí hậu và lịch sử Trái đất.
Mới đây, trong một dự án tập trung vào động vật biển và khám phá hệ sinh thái biển xung quanh Nam Cực, các nhà khoa học đã có phát hiện bất ngờ.
Vốn vẫn chưa được khám phá trong hàng triệu năm, một nghiên cứu mới đã được thực hiện ở Nam Cực với tàu nghiên cứu của New Zealand.
Nhóm các nhà khoa học quốc tế đã quét một phần đáy biển gần biển Toss, nơi vẫn chưa được thăm dò. Cuộc thám hiểm của các nhà khoa học là lần đầu tiên quan sát sườn lục địa phía bắc và cũng là lần đầu tiên quan sát nhóm vỉa ở phía bắc của biển Ross. Tiến sĩ Bowden tiết lộ họ đã sử dụng máy ảnh nước sâu độ nét cao để chụp mẫu khu vực biển.
Khi những hình ảnh chụp được gửi lại, tiến sĩ Dave Bowden, một trong những nhà khoa học hàng hải trong chuyến thám hiểm, đã vô cùng sửng sốt khi nhìn thấy sự xuất hiện của ba sinh vật kỳ lạ.
Video đang HOT
“Là một nhà sinh thái học đáy biển, tôi nghiên cứu tất cả mọi thứ sống dưới đáy biển, cũng như mọi thứ liên quan đến hệ sinh thái ở đáy biển. Nam Đại Dương là một đại dương nước sâu, vì vậy chúng ta đang nói về độ sâu từ 3.000 – 5.000m”, Dave Bowden cho biết.
Sinh vật kỳ lạ được các nhà khoa học đưa lên từ nước sâu.
Sinh vật đầu tiên họ nhìn thấy là một loài “nhện biển”, một trong những loài động vật hấp dẫn trong hệ thống nhóm ở Nam Cực vì chúng đa dạng và phát triển rất lớn. Tuy nhiên, ở độ sâu như vậy, sinh vật này không có cơ thể và chỉ có các chân, không giống bất cứ thứ gì mà các nhà nghiên cứu từng biết.
Một sinh vật kỳ lạ khác được gọi là “giun nhiều tơ”, nó thường được tìm thấy dưới một tảng đá. Tuy nhiên, con giun này lớn hơn bình thường rất nhiều.
Mẫu vật cuối cùng khiến các nhà khoa học sửng sốt là một tổ hợp bất thường của huệ biển.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu vẫn đang thực hiện các nghiên cứu cần thiết trước những sinh vật kỳ lạ mới phát hiện sâu dưới lớp băng hơn 5.000m.
Màn giằng co chiến lợi phẩm quyết liệt của cá mập đầu búa và ngư dân
Để cố gắng cướp lấy con cá cháo từ lưỡi câu của nhóm ngư dân, con cá mập đập liên tục vào thành thuyền khiến chiếc thuyền rung lên mạnh mẽ.
Hình ảnh cắt từ clip.
Trong lần ra khơi tại khu vực biển Caribbean thuộc địa phận Coasta Rica hồi đầu tháng này, anh Jose Andres Delgado Campos cùng một vài ngư dân cùng đoàn đã rất hạnh phúc khi một con cá cháo lớn cắn câu. Họ dự định sẽ kéo con cá lên rồi thả nó đi để phóng sinh.
Tuy nhiên khi định kéo con cá lớn lên, các ngư dân đã gặp phải một con cá mập đầu búa rất lớn và hung hãn, đã phát hiện con mồi béo bở đang dính mồi và muốn cướp nó từ tay các ngư dân.
Đoạn phim quay tại hiện trường cho thấy con cá mập đầu búa dùng vây lưng làm chiếc thuyền xoay tròn trước khi cắn vào con cá cháo.
Lúc này, mọi người trên thuyền vẫn chưa biết kích thước khổng lồ của con cá mập đầu búa, bởi vậy nhóm ngư dân không hề nao núng, kiên quyết không nhường con cá cháo lại cho con cá mập. Thậm chí, một ngư dân còn buông tay xuống nước để cứu con cá cháo khỏi con cá mập đầu búa hung hãn.
Không thể cướp được con cá cháo, con cá mập đầu búa bắt đầu đập liên tục vào thành thuyền, làm con thuyền rung lên mạnh mẽ.
Con cá mập đầu búa cuối cùng cũng đã giành chiến thắng và có bữa tối thịnh soạn là con cá cháo, trước khi lặn xuống đáy biển sâu, để lại nhóm ngư dân buồn bã vì tay trắng phía trên mặt nước.
Anh Jose cho biết: "Đó là một con cá mập đầu búa khổng lồ và rất hiếu chiến nhưng chúng tôi đã cố gắng để cứu con cá cháo. Con vật này không mang lại lợi ích nào về dinh dưỡng cho con người nhưng chúng tôi muốn cứu nó từ hàm cá mập. Chúng tôi đã cố gỡ mắc câu khỏi con cá nhưng không thể".
Bí mật về cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai Sau khi các cặp cá ngựa giao phối, cá ngựa đực phải làm công việc nặng nhọc đó là mang thai chứ không phải cá ngựa cái. Đặc biệt hơn, các nhà khoa học trước đó vẫn chưa biết làm thế nào những phôi thai của cá ngựa con được nuôi dưỡng. Gần đây, trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí...