Kinh ngạc: Triệu phú, tỷ phú làm giàu từ những loại cây ngỡ bỏ đi
Từ lá trầu không, lá tre, lá sen cho đến rau “phao trắng”, thậm chí là bèo tây,…những loại cây tưởng chừng chỉ để bỏ đi đã giúp những nông dân Việt Nam có thu nhập “khủng” tiền trăm triệu đến tiền tỷ mỗi năm.
Kiếm tiền triệu mỗi ngày nhờ xuất ngoại lá trầu không
Nhờ đưa lá trầu không xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, nhiều người dân xóm 5 (xã Nghi Ân, thành phố Vinh, Nghệ An) có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày từ cây trồng này.
Ông Thái cẩn thận kiểm tra kỹ lưỡng từng luống cây trầu không. (Ảnh: Báo Phụ Nữ)
Gần 10 năm gắn bó và trải qua bao thăng trầm với cây trầu không, chưa bao giờ ông Nguyễn Hồng Thái lại nghĩ loại cây trồng này có thể vươn ra thị trường ngoài nước như bây giờ. Theo ông Thái, nếu như trước đây lá trầu không của người dân Nghi Ân chủ yếu mang ra chợ hoặc đổ mối cho các thương lái thì từ gần nửa năm nay, những chiếc lá có vị thơm, cay nồng này đã trở thành hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
Với giá bán 70.000 đồng/kg lá cho thương lái, vườn trầu không rộng hơn 1000 m2 của ông Thái cho thu nhập ổn định từ 30 – 40 triệu đồng/tháng. (Ảnh: Báo Phụ Nữ)
Tuy nhiên, lá trầu không xuất khẩu cũng được đòi hỏi rất khắt khe từ lá phải to, dày, đẹp và mặt nhẵn bóng không tỳ vết. Còn theo bà Nguyễn Thị Hoa (trú xóm 5, xã Nghi Ân), do có vị thơm, cay nồng nên lá trầu không Nghi Ân được người dân ưa chuộng từ lâu. Không chỉ mang giá trị cao từ thị trường xất khẩu, mà lá trầu không bán lẻ ở trong nước cũng rất ổn định.
Theo kinh nghiệm người dân nơi đây, cây trầu không khá khó tính, tốn công làm đất, chăm sóc, hay bị sâu bệnh và khả năng chống chịu với thời tiết kém; phân bón cây trầu không phải là phân chuồng hoai mục, hạn chế tối đa sử dụng phân hóa học. Vườn trầu phải được rào kín, chắn nắng nóng mùa hè, che kín sương muối vào dịp trời đông giá lạnh. Việc chăm bón cũng phải biết cách để lá trầu phát triển đồng đều, không to quá hay nhỏ quá.
Buôn lá tre kiếm tiền tỷ
Tưởng rằng không có tác dụng gì ngoài việc để đốt, nhưng những chiếc lá tre đã giúp nhiều gia đình ở Mỹ Đức (Hà Nội) và Đoan Hùng (Phú Thọ) kiếm hàng chục triệu, thậm chí là tiền tỷ mỗi năm.
Video đang HOT
Gia đình bà Triệu kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ lá tre. (Ảnh: Zing)
Gia đình bà Đặng Thị Triệu, một hộ nghèo ở xã An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội đã có doanh thu lên đến hàng tỷ đồng từ việc buôn bán loại lá này. Năm 1992, giá vàng chỉ hơn 400.000 đồng/chỉ, nhưng cũng thời điểm này, với 50kg lá tre, bán giá 14.000 đồng/kg, bà đã thu về 700.000 đồng.
Theo bà Triệu, lá tre sinh trưởng phát triển tốt nên chẳng mấy khi thiếu hàng. Hiện giá thu mua lá tre khô là 30.000 đồng/kg; lá tươi là 7.000 đồng/kg.
Trung bình mỗi vụ bà Triệu xuất đi 100 – 200 tấn lá tre. Bà Triệu cho biết, ngoài xuất sang Đài Loan, lá tre còn thu hút một số đầu mối ở Nhật Bản, thu mua lá tre qua chế biến công nghệ cao để gói bánh.
Trồng sen bán lá cho thu nhập cao
Bà Nguyễn Thị Kiên ở ấp Phú Thọ C, xã Phú Thọ (Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) đã chuyển 10.000m2 đất ruộng làm lúa kém hiệu quả sang trồng giống sen Đài Loan bán gương. Tuy nhiên, bán gương sen thu lợi nhuận thấp nên bà chuyển sang trồng sen bán lá tươi cho Công ty CP Tứ Quý Đồng Tháp để chế biến trà lá sen và có thu nhập khá.
Người dân vùng Đồng Tháp Mười thu hoạch các sản phẩm từ cây sen.(Ảnh: VNP)
Sau hơn 70 ngày chăm sóc, bước đầu bà Kiên đã thu cắt được trên 500kg lá sen tươi, bán 5.000 đồng/kg, thu nhập hơn 2,5 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư và công chăm sóc, bà Kiên còn lãi gần 2 triệu và đang tiếp tục thu cắt lá sen tươi bán cho Công ty Tứ Quý.
Theo ông Đỗ Công Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Tứ Quý Đồng Tháp, trung bình mỗi ngày, Cty thu mua từ 400 – 600kg lá sen tươi chế biến trà lá sen. Khoảng 13kg lá sen tươi, sau khi xắt sợi, sấy khô, xay nhuyễn sẽ cho ra một kg trà sen thành phẩm.
Trồng rau rút hay còn gọi là rau “phao trắng” kiếm tiền triệu/ngày
Rau nhút còn có tên rau rút đang được trồng phổ biến ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, cây mọc nổi trên mặt nước nên phát triển rất nhanh.
Thu mua rau nhút (Ảnh: Nông nghiệp)
Ông Phan Văn Sỏi ở ấp Hồi Trinh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long cho biết: Cách trồng rau nhút cũng khá đơn giản. Chọn những gốc rau khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, buộc đều khoảng vào những cây trúc hoặc sậy để giữ không cho trôi mất. Sau 30 ngày, rau sẽ phát triển, bò lan khắp mặt nước.
Ông Sỏi cho biết với 6.000m2 rau nhút, bình quân mỗi tháng ông thu nhập trên 30 triệu đồng, trừ hết các chi phí gồm phân, thuốc và công lao động còn lời khoảng 25 triệu đồng. So với trồng lúa lợi nhuận cao gấp 6 lần.
Thu mua rau nhút (Ảnh: Nông nghiệp)
Được biết ông là người đầu tiên đưa rau nhút về trồng ở địa phương. Thấy mô hình trồng rau nhút của ông mang lại hiệu quả cao nên nhiều nhà hàng xóm cũng hưởng ứng. Tính đến nay ấp Hồi Trinh có đến 8 hộ trồng rau nhút trên diện tích 3ha, hộ nào cũng ăn nên làm ra.
Ông Sỏi chia sẻ, trồng rau nhút cực hơn bất cứ loại rau nào khác vì phải thường xuyên có mặt trên ruộng nước để tưới phân, theo dõi sâu bệnh, chăm sóc từng cọng rau. Tới ngày thu hoạch cần đến 5 – 6 người cắt và 2 – 3 người cột trước khi giao hàng. Tuy nhiên đầu ra ổn định vì rau nhút ngày càng được nhiều người ưa chuộng.
Nông dân đan bèo tây xuất ngoại kiếm tiền triệu
Thân cây bèo tây (lục bình) tưởng chừng chỉ là đồ bỏ đi hoặc làm thức ăn cho động vật, tuy nhiên qua bàn tay của người nông dân Ninh Bình lại “biến” thành hàng xuất ngoại đắt giá, cho thu nhập cao.
Bèo tây là cây mọc tự nhiên phù hợp với vùng đất ven biển Kim Sơn nên phát triển nhanh và rất tốt nên thân cây rất dài. (Ảnh: Dân Trí)
Không giống cây cói, loại cây này người dân không phải trồng hay chăm sóc, chủ yếu là khai thác ở các sông, kênh, mương nước trong vùng về bán cho người có nhu cầu mua làm hàng mỹ nghệ hoặc làm nguyên liệu cho gia đình mình. Thông thường, thân bèo tây trưởng thành dài từ 50 – 70 cm, khi được vớt về, cắt bỏ rễ, lá phơi khô thành nguyên liệu đan hàng xuất khẩu.
Mỗi ngày, một thợ lành nghề đan bèo tây cũng kiếm được số tiền từ 200 – 500 nghìn đồng. (Ảnh: Dân Trí)
Những người làm siêng năng làm việc cả vào buối tối, thu nhập còn cao hơn nhiều, bình quân từ 500 đến hơn 1 triệu đồng. Nghề làm nhẹ nhàng này những năm qua giúp người nông dân tại Ninh Bình có thêm thu nhập cao mỗi tháng.
Theo Danviet
Tỷ phú mít ở Cư Elang: Trồng mít mà chăm bẵm hơn cả trồng cà phê!
Giữa vùng đất pha cát cằn cỗi, vườn mít bạt ngàn của ông Nguyễn Đình Thìn (45 tuổi, trú thôn Ea Rớt, xã Cư Elang, huyện Ea Kar) vẫn xanh mướt mát.
"Trồng mít mà chăm bẵm cây hơn cả trồng cà phê!" là nhận xét của người dân địa phương về cách ông Thìn thâm canh vườn mít. Không phải là người đầu tiên trồng mít ở Cư Elang nhưng ông Thìn lại đi đầu trong việc đưa mít thành cây hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với nhiều cây trồng khác trong vùng.
Ông Thìn trong vườn mít của gia đình.
Quê gốc ở một tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, ông Thìn đến lập nghiệp ở Ea Kar từ thời trai trẻ, vào thập niên 1990. Nhiều năm làm nông khiến ông nhận thấy thổ nhưỡng vùng Cư Elang không phù hợp với trồng cà phê, tiêu; còn trồng hoa màu thì chỉ vừa đủ ăn, khó làm giàu. Năm 2009, sau khi đi khảo sát các vườn cây ăn trái ở miền Tây Nam Bộ, ông Thìn đưa giống mít Thái cao sản về trồng, ban đầu trồng hơn 5 ha, sau đó mở rộng dần trên đất khai hoang, đến nay đã lên đến gần 20 ha.
Trong khi nhiều người trồng mít trong vùng thường để cây mọc tự nhiên, thu hoạch được chăng hay chớ thì ông Thìn đầu tư khá nhiều tiền của, công sức cho vườn mít. Mít được trồng mật độ thưa, với gần 300 cây/ha để cây có đủ ánh sáng, phát triển chắc khỏe. Vườn lúc nào cũng có trên 10 lao động chuyên chăm sóc, thu hoạch. Ông Thìn cho đắp 1 con đập, đào 5 ao trữ nước ở các lô vườn và sử dụng hệ thống tưới phun đến từng gốc mít vào mùa khô.
Ông còn nghĩ cách giữ ẩm và cải tạo đất bằng việc mua bã mía xay nhỏ từ nhà máy đường về rải một lớp dày trong vườn cây, lớp bã này không chỉ chống xói mòn mà còn phân hủy tạo thêm dinh dưỡng cho đất. Đối với các loại nấm bệnh trên cây mít, ông thường dùng các chế phẩm sinh học, hoặc vôi theo kinh nghiệm dân gian để xử lý, hạn chế sử dụng hóa chất...
"Mỗi năm vườn mít được bón phân 6 - 7 lần; khi mít ra trái, tôi cho cắt bỏ bớt trái non, chỉ để lượng trái vừa phải. Đồng thời bón phân vài đợt cho đến khi thu hoạch, chủ yếu là phân sinh học, vi sinh để nuôi trái lớn hết kích cỡ. Nhờ đó mít cho trái 3 mùa chính trong năm nhưng cây không suy kiệt", ông Thìn tiết lộ. Chính từ đầu tư thâm canh bài bản mà năng suất vườn mít khá cao. Những năm gần đây, số cây mít đưa vào kinh doanh nhiều hơn thì sản lượng cũng tăng dần lên. Năm 2015 vườn mít cho thu hoạch hơn 200 tấn trái, năm 2016 đạt đến 600 tấn, năm nay dự kiến sản lượng gần 1.000 tấn. Theo ông Thìn, năm ngoái với giá bán bình quân 10.000 đồng/kg, vườn mít cho thu nhập tới 6 tỷ đồng, trừ đi chi phí đầu tư chăm sóc, lãi hơn 3 tỷ đồng.
Sản phẩm mít trái từ vườn ông Thìn được thương lái tìm mua, đưa đi tiêu thụ trong các siêu thị ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, một phần xuất sang Trung Quốc; còn lại cung cấp cho các nhà máy chế biến trái cây sấy. "Trồng mít hàng hóa không lo đầu ra vì lúc nào cũng có thị trường tiêu thụ. Tôi nghĩ cây mít có hiệu quả kinh tế khá cao, tính ra cùng mức đầu tư chăm sóc như nhau thì với giá hiện nay, mít có lãi gấp 3 lần cây cà phê", ông Thìn nhận định. Ông cho biết đang khuyến khích nhiều hộ trong vùng trồng mít như mình để mở rộng diện tích thành vùng mít chuyên canh, có sản lượng lớn; đồng thời sẽ làm thủ tục xây dựng thương hiệu "Mít sạch Cư Elang".
Theo Ngọc Quyền (Báo Đăk Lăk)
Làm giàu ở nông thôn: Nuôi "ba ba gai", nông dân"phố núi" thu tiền tỷ mỗi năm Ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn đã khởi nghiệp làm giàu từ nuôi con đặc sản là ba ba gai, mỗi năm thu về trên 1 tỷ đồng. Ông Nguyễn Hoàng Quyết ở tổ dân phố Trung Tâm, thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn thu nhập mỗi...