Kinh ngạc kỹ thuật lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt hạ cây xanh vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc.
Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Daisugi là một kỹ thuật lâm nghiệp hàng thế kỷ được phát triển ở Nhật Bản không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, xuất phát từ phương pháp cắt tỉa trên gốc cây tuyết tùng.
Được phát minh bởi người dân vùng Kitayama từ thế kỷ 14, phương pháp này có thể áp dụng ở bất cứ vùng đất nào và cho phép nhà trồng cây rút ngắn chu trình thu hoạch, tăng sản lượng gỗ. Ngày nay kỹ thuật cổ xưa áp dụng nhiều ở các khu vườn trang trí.
Các chồi cây sau khi phát triển sẽ được cắt tỉa cẩn thận khoảng 2 năm một lần, chỉ để lại những cành trên cùng nhằm đảm bảo các nhánh sau phát triển theo chiều thẳng đứng. Do vậy người ta vẫn lấy được gỗ cần dùng nhưng không phải chặt cây tận gốc.
Video đang HOT
Những cây gỗ thẳng đứng không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Sau khoảng 20 năm, những chồi cây khổng lồ có thể thu hoạch dưới dạng gỗ Kitayama hoặc được trồng lại để tái sinh rừng.
Hai thập kỷ có vẻ như là một thời gian dài, nhưng cây tuyết tùng được trồng bằng kỹ thuật daisugi thực sự phát triển với tốc độ nhanh hơn so với cây trồng trên đất.
Daisugi được phát triển vào thế kỷ 14, khi Sukiya-zukuri, một phong cách kiến trúc đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu tự nhiên nở rộ. Những khúc gỗ Kitayama thẳng và không có nút thắt nhiều người ưa thích lựa chọn sử dụng làm trụ trong những ngôi nhà ở Sukiya-zukuri.
Tuy nhiên, diện tích đất trồng có hạn, do vậy để đáp ứng nhu cầu, kỹ thuật Daisugi đã ra đời.
Đến nay ở Kyoto, Nhật Bản vẫn có những cây mẹ hàng trăm năm tuổi
Đến khoảng thế kỷ 16, nhu cầu về gỗ tuyết tùng Kitayama đã giảm xuống, kỹ thuật daisugi cũng theo đó là được sử dụng hạn chế hơn. Dù vậy, vì hiệu ứng nổi bật của nó, daisugi vẫn được áp dụng trong các khu vườn trang trí trên khắp Nhật Bản.
Đến ngày nay, những ‘cây mẹ’ vẫn có thể tìm thấy ở một số khu vực nhất định của Nhật Bản. Một số trong những cây khổng lồ có đường kính khoảng 15 mét.
Dấu tích khu đền hàng nghìn năm tuổi
Kỹ thuật hiện đại giúp các nhà khảo cổ xác định tàn tích khu đền dưới lòng đất dù không có dấu vết nào trên bề mặt.
Các nhà khảo cổ phát hiện dấu tích khu đền thời Đồ Sắt ở Armagh. Ảnh: BBC.
Nhóm nhà khoa học từ Đại học Queen's Belfast, Đại học Aberdeen và Viện Khảo cổ Đức phát hiện dấu tích của một khu đền lớn thời Đồ Sắt tại di chỉ Pháo đài Navan, hạt Armagh, tỉnh Ulster, Ireland, BBC hôm 16/7 đưa tin.
Pháo đài Navan được coi là kinh đô cổ xưa của Ulster. "Trong cuộc khai quật những năm 1960, các nhà khoa học phát hiện một trong những cụm công trình ấn tượng nhất của châu Âu thời tiền sử, trong đó có loạt cấu trúc hình số 8 từ giai đoạn đầu của thời Đồ Sắt và một cấu trúc gỗ xây dựng khoảng năm 95 trước Công nguyên", tiến sĩ Patrick Gleeson, giảng viên khảo cổ tại Đại học Queen's Belfast, cho biết.
Nghiên cứu mới bổ sung dữ liệu quan trọng, cho thấy những công trình phát hiện trong thập niên 1960 không phải nơi ở của các vị vua, mà là một khu đền quy mô. Đây là một trong những nơi tổ chức nghi lễ lớn và phức tạp nhất ở Bắc Âu thời tiền La Mã và tiền sử, Gleeson nhận xét.
Nhóm chuyên gia sử dụng kỹ thuật đo gradient từ trường và thăm dò điện trở để tìm kiếm những cấu trúc cổ xưa tại khu vực khảo cổ. "Hai kỹ thuật giúp chúng tôi xác định tàn tích dưới lòng đất trong khi không có dấu vết nào trên bề mặt, đồng thời nắm được trạng thái nguyên thủy và mối tương quan giữa các công trình. Các kỹ thuật này cung cấp dữ liệu hữu ích về nền móng và quy mô của cấu trúc cổ xưa", Gleeson giải thích.
"Nghiên cứu mang đến những thông tin mới, đồng thời cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu khác trong tương lai nhằm khám phá ý nghĩa, mục đích sử dụng của Pháo đài Navan đối với người xưa", tiến sĩ John O'Keeffe tại Cơ quan Cộng đồng Bắc Ireland, nhận xét.
Sự phi lý thách thức mọi khái niệm logic của những tảng cự thạch khổng lồ Bằng cách nào đó mà những nền văn minh cổ đại có thể di chuyển và lắp ghép những tảng cự thạch khổng lồ một cách hoàn hảo. Sự tồn tại của chúng là thách thức đối với khoa học. Việc những tảng cự thạch đó tồn tại và khớp được với nhau hoàn hảo một cách phi lý không phải bí ẩn...