Kinh ngạc khung cảnh thơ mộng ‘Biển Đỏ’ của Trung Quốc
‘ Red Beach’ (Biển Đỏ) ở thị trấn Bàn Cẩm, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc không phải là cái tên quá xa lạ với mọi người, khung cảnh rực rỡ nơi đây luôn gây ấn tượng mạnh cho những người ghé thăm.
” Biển Đỏ” ở Bàn Cẩm, Trung Quốc không phải là một bãi biển đầy cát. Thay vào đó, nó là một vùng đất ngập nước phủ đầy sậy ở một trong những vùng đầm lầy lau sậy lớn nhất thế giới.
Màu đỏ của bãi biển này lại không đến từ màu sắc của cát hay phù sa mà lại đến từ một loại tảo đặc biệt tên là Sueda Salsa. Loài tảo này phát triển tốt nhờ đất mặn – kiềm.
Trong suốt mùa Xuân và mùa Hè, nơi đây duy trì một màu xanh lá cây rực rỡ. Khi Thu đến, tảo Sueda Salsa đổi thành màu đỏ và tạo thành một thảm đỏ bao la bao phủ toàn bộ vùng đầm lầy rộng lớn.
Video đang HOT
Biển Đỏ thu hút rất nhiều khách du lịch trong khoảng thời gian từ tháng 8 tới tháng 10. Các loài rong rêu ở biển Đỏ hấp thụ lượng muối cao. Khi thấm nước mặn, nó chuyển sang màu đỏ thẫm.
Bãi biển đỏ của Trung Quốc này thu hút hơn 2 triệu du khách tới tham quan chụp ảnh vào mùa cao điểm mỗi năm.
Khu vực này còn là nơi sinh sống của 260 loài chim. Sếu đầu đỏ cũng sinh sản tại đây và đây cũng là khu vực sinh sản lớn nhất của mòng biển miệng đen – loài chim có nguy cơ tuyệt chủng.
Để giữ cho quang cảnh cùng các loài động vật tại nơi đây được an toàn, khu vực này đã đóng cửa đối với khách du lịch kể từ năm 1988 và chỉ mở cửa một khu vực nhỏ cho khách du lịch tham quan.
Du khách có thể đến Bàn Cẩm bằng xe bus hoặc tàu hỏa. Khoảng thời gian tốt nhất để ngắm “bãi biển” xinh đẹp này là vào tháng 10. Nếu bạn đi quá sớm, tảo sẽ chưa đổi sang màu đỏ thẫm.
Bàn Cẩm được biết đến như là vùng đất của cá và gạo. Ở đây có loại gạo hạt ngắn của địa phương có chất lượng rất cao. Loại gạo này đã trở thành loại gạo chính thức được dùng cho Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2008.
Mọi người có thể đến đây bất kỳ thời điểm này, nếu muốn đi trên con đường thẳng ra phía đầm lầy, cần phải mua vé 120 NDT/người (430 nghìn đồng). Ảnh: IT.
Bí mật kinh hoàng phía dưới sàn gạch Tử Cấm Thành bị rạn nứt
Là một công trình lịch sử quan trọng, ngay cả lớp gạch lát sàn của Tử Cấm Thành cũng ẩn chứa những bí mật khiến người đời phải kinh ngạc.
Tử Cấm Thành là nơi sinh sống của rất nhiều đời vua chúa trong lịch sử Trung Quốc, hiện nay là một trong những di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, biểu tượng của Trung Quốc. Những người từng đặt chân đến Tử Cấm Thành đều phải ngạc nhiên trước sự uy nghiêm, hoành tráng của nó. Trải qua hàng nghìn năm, các nhà khảo cổ học, sử học và kiến trúc sư vẫn chưa bao giờ bị thôi cuốn hút bởi công trình kỳ vĩ ẩn chứa nhiều bí mật này.
Sự hào nhoáng của Tử Cấm Thành đến từ từng cành cây, ngọn cỏ, ngay cả gạch lát sàn cũng ẩn chứa những câu chuyện riêng của nó.
Theo trang Sohu, trong một lần khi đang kiểm tra Tử Cấm Thành, các chuyên gia đã phát hiện ra dấu hiệu hư hỏng của một vài viên gạch lát sàn trước cửa điện Thái Hòa. Điều này đương nhiên cần phải được sửa chữa và bảo trì, vì vậy các chuyên gia bắt đầu cạy mở những tấm gạch lát sàn này. Nhờ đó, một bí mật bị chôn vùi suốt thời gian dài đã được hé lộ.
Sau khi lật lớp gạch bên trên lên, các chuyên gia phát hiện bên dưới có một lớp gạch khác y hệt, cứ đào một lớp lên thì bên dưới lại có lớp khác giống hệt. Tổng cộng, có 15 lớp gạch lát nền được chồng lên nhau đều tăm tắp trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên bên dưới, không hề có cơ quan mật hay dòng nước nào. Khi đó, các chuyên gia đã vô cùng kinh ngạc, muốn biết bí mật đằng sau những tầng gạch này là gì? Rốt cuộc tại sao phải lát tới 15 tầng gạch chồng lên nhau?
Qua quá trình nghiên cứu và thảo luận, các chuyên gia mới phát hiện mục đích của 15 tầng gạch này hóa ra là nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoàng thất, mà đặc biệt là cho bậc Đế vương.
Điện Thái Hòa vốn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ khác nhau như lễ đăng cơ, đại hôn, ban thưởng, yến tiệc... Những nghi lễ này đều hết sức quan trọng, có thể coi là nghi lễ hàng đầu và cao quý nhất thời bấy giờ. Người xưa cực kỳ coi trọng những việc này, đặc biệt là ở những nơi như hoàng cung, vì vậy không được để xảy ra bất cứ sai sót nào.
Cung điện là nơi canh phòng cẩn mật, trong ngoài đều có 3 lớp canh phòng. Ngoài ra, bức tường cao ngất bao bọc xung quanh cung điện cũng khó lòng leo lên được. Nhưng ngay cả như vậy, hoàng đế cũng không yên tâm, luôn lo sợ có thể sẽ có kẻ xấu đào lòng đất để đột nhập vào bên trong.
Chính vì thế, khi xây dựng Tử Cấm Thành, Hoàng đế Chu Đệ của nhà Minh mới yêu cầu những người thợ thủ công lát tầng tầng lớp lớp gạch bên dưới nền cung điện, để không kẻ nào có ý định xâm phạm được. Những viên gạch lát này cũng được thiết kế hết sức tinh xảo. Mỗi viên gạch mất tới 720 ngày với nhiều công đoạn khác nhau mới cho ra thành phẩm ưng ý nhất. Những viên gạch lát nền này không chỉ đẹp và tinh xảo mà còn có tác dụng điều hòa nhiệt độ, đông ấm hạ mát, giúp những người sống trong cung luôn cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất.
Ngoài ra, nhằm giữ bí mật này chôn vùi mãi mãi, không người nào khác biết được, ngay sau khi Tử Cấm Thành xây dựng xong, những người thợ thủ công này đều bị thủ tiêu hết. Sự lạnh lùng, tàn nhẫn của bậc quân vương thời xưa thể hiện rõ trên từng viên gạch trong cung điện.
Hoạt động chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2022 tưng bừng khắp châu Á Tết Nguyên đán đang đến gần, hoạt động trang trí, dọn dẹp đón tết diễn ra hối hả, nhộn nhịp, mang sắc xuân về nhiều nước châu Á. Tết Nhâm dần 2022 bắt đầu từ ngày 1/2. Tại nhiều nước châu Á có đón tết Nguyên đán như Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore,... người dân đã mua sắm những món...