Kinh ngạc khu rừng với những ‘cây thần’ khổng lồ ngọn chìm trong mây
Chúng chẳng khác gì những “cây thần” trong bộ phim viễn tưởng Avatar, với phần ngọn chìm trong mây.
Sau khi báo điện tử VTC News đăng bài viết về cây vân du khổng lồ, không ai dám đến gần, ở xã Ngọc Chiến (Mường La, Sơn La), thì nhận được thông tin từ một lâm tặc giải nghệ, rằng khu rừng Trạm Tấu, phía trong dãy núi ngăn cách giữa Sơn La và Yên Bái, có cả khu rừng toàn những cây vân du khổng lồ. Nhận được tin báo, phóng viên đã tìm ngay lên vùng đất mờ sương này, để đi tìm loài vân du, thứ cây khổng lồ, tưởng như chỉ có trong những câu chuyện huyễn hoặc.
Nhìn trên bản đồ vệ tinh, đại ngàn Trạm Tấu toàn núi cao, rừng sâu. Đây là phần đuôi của dãy Hoàng Liên Sơn, nơi có quần thể pơ-mu rất lớn và có lẽ còn nguyên vẹn nhất. Đồng bào quanh vùng đã khai thác pơ-mu, đinh, hương, vân du từ mấy chục năm nay, nhưng sở dĩ rừng còn nhiều gỗ, là vì rừng quá hiểm trở, không đưa máy móc vào khai thác được.
Tác giả dưới gốc một cây vân du khổng lồ
Cùng lương y Phạm Văn Thanh đo thân cây vân du
H. là người Thái, ở bản Mường Chiến, vốn là lâm tặc, chuyên xẻ gỗ thuê cho đám đầu nậu đất Yên Bái. Tuy nhiên, mấy năm nay, H. bỏ nghề, vì làm rừng vất vả, mà sống chết chẳng biết thế nào. Giờ H. vẫn là lâm tặc, nhưng không đốn hạ cây gỗ, mà khai thác dược liệu. Để có nguồn dược liệu lâu dài, thì phải giữ được rừng.
H. bảo, đám lâm tặc ở Yên Bái đã mò sang tận bản Tốc Tác Trên của xã Chiềng Công (huyện Mường La) và tìm cách khai thác những cây vân du khổng lồ, tuổi có lẽ phải tính bằng ngàn năm. H. muốn tôi vào rừng, chỉ cho tôi biết những cây khổng lồ đó, trước khi nó bị đốn hạ.
Cây vân du cao vọt khỏi tán rừng
Ngọn chìm trong mây, không nhìn thấy
Đứng ở xã Ngọc Chiến, nhìn lên dãy núi xanh thẫm án ngữ trước mặt, chìm nghỉm trong mây, mà nếu không có quyết tâm ghê gớm, sẽ dễ nản lòng. Theo lời H., đi qua được dãy núi ấy, cũng phải mất một ngày. Từ đây, sẽ phải đi qua trùng điệp những dãy núi nữa, mới vào được dải núi có loài vân du khổng lồ to mấy người ôm.
Tìm thêm người dẫn đường, thuê thêm người mang đồ ăn, túi ngủ, chúng tôi lên đường từ tờ mờ sáng. Đêm ngủ trên mây ngàn lạnh cóng ở độ cao khoảng 2.500m so với mặt nước biển. Khu vực Mù Cang Chải, Trạm Tấu là đuôi dãy Hoàng Liên Sơn, nhưng lại có những ngọn núi cao chất ngất, chẳng kém Fansipan là mấy. Đỉnh U Bò giáp với Sơn La cao tới 3.000m so với mặt nước biển. Những đại ngàn phần đuôi Hoàng Liên Sơn có lẽ còn nguyên vẹn nhất bởi sự cách trở xa xôi.
Nhưng cây vân du khổng lồ sống cô độc trên những vạt núi
Thân già cỗi nứt nẻ như ruộng hạn
Cắt rừng cuốc bộ đến ngày thứ 2, thì chúng tôi đến một thung lũng kẹp giữa hai dãy núi hùng vĩ. Khu rừng đẹp như cổ tích hiện ra trước mắt. Xa xôi, hiểm trở như thế, mà vẫn thấy dấu chân người, những hố đào còn nham nhở. H. bảo, toàn là đám săn dược liệu tìm vào rừng đào bới suốt ngày đêm. Mùa này tam thất hoang đang nẩy chồi, thất diệp nhất chi hoa mọc lá, nên người Mông, người Dao ở quanh vùng kéo hàng đoàn vào rừng sâu đào bới.
Từ tán rừng xanh thẫm, vọt hẳn lên cao là những tán vân du in trên nền trời xanh thẳm. Những đám mây bị gió đẩy đến đã nuốt chửng những tán cây vĩ đại ấy. Thân cây vân du như những dũng sĩ thẳng tắp hiên ngang, vỏ mốc thếch, nứt nẻ, bong tróc. Trông thân chúng, chẳng khác gì mặt ruộng mùa khô nứt toác, lại giống như dũng sĩ bị thiêu đen sì.
Dù đã chết một phần thân, nhưng cây vân du vẫn hiên ngang sống
Đứng dưới gốc cây, thấy con người nhỏ bé làm sao. Ngước cổ nhìn lên, chẳng thấy ngọn đâu cả. Chúng chẳng khác gì những “cây thần” trong bộ phim viễn tưởng Avatar, với phần ngọn chìm trong mây.
Dưới đất, những chiếc lá vàng rụng xuống, nhỏ li ti, bề ngang như hạt trấu, dài độ đốt ngón tay. Cây thì to, mà lá thì nhỏ. Nhìn lá, đích thị chúng là vân du, một loài rất hiếm, trong sách đỏ, bị khai thác tận diện, có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.
Điều khá đặc biệt, là loài vân du không mọc san sát nhau, mà mỗi vạt núi chỉ có 1-2 cây. Chúng là loài khổng lồ nhưng lại có cuộc sống cô độc. Ngàn năm qua, chúng vẫn lặng lẽ như thế.
Cây to, nhưng lá nhỏ xíu
Từ thung lũng có cả trăm cây vân sam khổng lồ ngàn năm tuổi, cuốc bộ chừng nửa ngày, thì đến bản Tốc Tác Trên thuộc xã Chiềng Công, huyện Mai Sơn, giáp với khu rừng bảo tồn Tà Xùa.
Trên mỏm núi cao ngất, cách bản Tốc Tác Trên độ 1 giờ đi bộ, có cây vân du khổng lồ. Chúng tôi lấy thước ra đo, thấy chu vi thân tới 6m. Trong khi chúng tôi chụp ảnh, ngắm nghía cây, thì H. chạy xuống bản Tốc Tác Trên gọi người quen lên, là Vàng A Thái, công an viên của bản và Vàng A Ga, là dân quân.
Cả hai đều bảo, không biết cây này có từ khi nào, nhưng đời các cụ kể rằng, từ khi các cụ còn nhỏ nó đã to lớn như vậy rồi. Tuy nhiên, người Mông ở đây gọi nó là thông chua, chứ không gọi là vân du. Theo lời Thái, thì chính mấy kiểm lâm ở Sơn La gọi tên nó như vậy.
Cây vân du gần bản Tốc Tác Trên có chu vi thân 6m
Ga và Thái cũng chẳng ngại ngần mà kể rằng, dân bản đã họp mấy lần và có ý định bán cây vân du này. Mặc dù cây vân du ở trong rừng hoang, chẳng thuộc về đất của ai, và nó nằm trong sách đỏ, cấm khai thác, nhưng dân bản vẫn bàn bạc để bán.
Theo thông tin mà chúng tôi nhận được, thì một đầu nậu ở xã Chiềng Hoa đã trao đổi với dân bản, trả giá hàng trăm triệu đồng cho cái cây đó. Dân bản chỉ việc nhận tiền, chia nhau và im lặng khi chúng ròng cáp từ bản lên mỏm núi, rồi đốn cây, xẻ gỗ, thả xuống bản bằng cáp và tời.
Việc trả cho bản hàng trăm triệu, tiền mua cáp hàng trăm triệu, rồi chi phí nhân công, lót tay… cũng đủ biết riêng cái cây vân du này có giá trị cao như thế nào. Theo H., với đường kính thân gần 2m, cao 30m, thì đám lâm tặc xẻ được vài chục chiếc sập khủng. Với giá trăm triệu/chiếc sập, thì cây vân du này mang lại cho chúng vài tỷ đồng.
Lâm tặc đang có ý định xẻ cây vân du này
Việc lâm tặc đã “dọn đường” đốn hạ cây là có và chuyện dân cùng cán bộ bản đã họp bàn bạc về chuyện bán hay không, cũng đã xảy ra. Chúng tôi đề nghị Kiểm lâm tỉnh Sơn La, cùng Kiểm lâm tỉnh Yên Bái, chính quyền địa phương lập tức vào cuộc, để bảo vệ những cây vân du khổng lồ hiếm có ở Việt Nam này trước lòng tham của bọn lâm tặc.
Dương Phạm Ngọc
Theo VTC News
Lâm tặc lũ lượt đưa tiền rồi chở gỗ qua trạm bảo vệ rừng
Chỉ cần đưa tiền cho cán bộ bảo vệ rừng, lâm tặc được thoải mái chở gỗ qua trạm.
Mỗi tuần kiểm tra 2 lần, vẫn không biết rừng bị phá?
Những ngày cuối tháng 8, trong vai ngươi đi lây lan, chúng tôi có mặt tại khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Ia Rmok, huyện Krông Pa, Gia Lai do Ban quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba quản lý.
Đoan xe chơ gô lâu chuân bi ra khoi rưng.
Ngay sau khi tiếp cận vùng rừng này, chúng tôi phát hiện hàng chục cây gô co đường kính từ 40 - 60cm đa bi cưa ha nằm ngôn ngang, bia gô va mun cưa vương vãi khắp nơi. Hang chuc khôi gô xe hôp vuông văn đa đươc đăt săn trên nhưng chiêc xe máy đô chê. Sô khac năm rai rac doc đương ra khoi rưng.
Tiêp cân nhom lâm tăc, PV biêt đươc trong sô 11 người, có 4 người hạ cây, 2 người xẻ thanh nhưng hộp gô, 5 ngươi còn lại dùng xe máy độ chế thay nhau vận chuyển từ dưới suối ra bìa rừng để tập kết. Khó có thể tin đươc một "công trường" khai thác gỗ trái phép như vậy, mà lực lượng chức năng không hê hay biết.
Ngay ca nhưng cây đươc găn biên bao vê rưng cung bi đôn ha.
Theo ông Ksor Run - Chủ tịch UBND xã Ia Rmok, mỗi năm, xã được giao hơn 300 triệu đồng từ Quỹ dịch vụ môi trường rừng để chi trả cho các nhóm hộ nhận khoán bảo vệ rừng. Cứ 2 lân/tuần, các nhóm hộ được giao phối hợp với chính quyền địa phương va kiểm lâm địa bàn đi vào khu vực này để kiểm tra, nhưng đều không phát hiện tình trạng khai thác gỗ trái phép như PV đa phan anh...
Khu rưng tan hoang bơi nhưng chiêc may cưa.
Trong khi đó, khu vực rừng giao khoán thuộc buôn Hnga và buôn Kniê (xa Ia Rmok) có rất nhiều vết chặt mới, cu, nhưng đều không có dấu hiệu kiểm tra của lực lượng bảo vệ rừng (không đánh dấu kiểm tra). Ngay ca nhưng cây đươc găn bang câm chăt ha cung bi đôn ha.
"Công trương" khai thac gô cua nhom "lâm tăc".
Liêu co sư tiêp tay cua lưc lương chưc năng cho nhom lâm tăc hay không? PV đa mật phục nhiều ngày trước Trạm Quan ly bao vê rưng Ia Dreh thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Nam Sông Ba để tìm câu trả lời.
Chỉ cần đưa tiền là vô tư qua trạm
Khoảng 15h chiều, nhom lâm tăc nay băt đâu ngưng khai thac, chât gô lên xe đô chê rôi vận chuyển ra gần Trạm quản lý, bảo vệ rừng Ia Dreh. Mỗi xe thường chở tư 2 - 3 hộp gỗ có chiều dài dưới 3m và đường kính 30cm.
Sau khi nôi đuôi nhau băng qua nhưng đoạn đương rưng hiêm trơ, đoan xe tập trung tại đập thủy lợi Ia Dreh (cách trạm Quan ly bao vê rưng Ia Dreh khoảng 300m). Luc nay, một thanh niên đi bộ vào trạm để "nói chuyện" với các cán bộ trực tại trạm này. 10 phút sau, thanh niên này đi ra khỏi trạm và ra hiệu cho đoàn xe chở gỗ chạy qua trạm một cách ngang nhiên như chốn không người.
Đoan xe chơ "noi chuyên" đê đươc qua tram.
Theo quan sat cua PV, vơi hinh thưc trên, cư khoang 16h30 - 18h hàng ngay, cac đoàn xe chở gỗ lậu lai nôi đuôi nhau qua trạm, không có trường hợp nào bị kiểm tra.
Gô xe hôp năm ngôn ngang trong rưng.
Đê lam ro vân đê nay, PV đa liên hê vơi ông Nguyễn Văn Dương - Phó trưởng ban Quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba.
Ông Dương cho hay: "Trạm này có 3 cán bộ làm nhiệm vụ tuần tra, quản lý bảo vệ rừng trên lâm phần được giao gồm: Nay Rên, Nay Hương va Rô Thức. Sau khi phóng viên cung cấp tư liêu, chúng tôi đã gọi các cán bộ tại trạm lên để hỏi thông tin trên. Qua đó, các cán bộ cũng nhận lỗi đúng như thông tin phóng viên cung cấp. Khi cho xe đi qua, có người thì cho đồ ăn, người thì cho 50.000 - 100.000 đông...".
Cũng theo ông Dương, những cán bộ này là người đồng bào dân tộc thiểu số, nhưng làm như vậy là đi ngược lại với nhiệm vụ Nhà nước giao.
Hinh anh rưng bi pha tan hoang, nhưng xa lai không hay biêt du vân đi tuân tra 2 lân/tuân.
Ông Tạ Chí Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa cho biết: "Các cán bộ thuộc Ban quan ly rưng phong hô Nam Sông Ba đều thuộc quản lý của Sở Nông nghiêp và Phat triên nông thôn, nhưng huyện có trách nhiệm quản lý Nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn và các vấn đề liên quan. Dựa vào những thông tin báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ tiến hành xác minh, đồng thời xử lý theo quy định".
Theo Danviet
Lật tẩy đường dây người 'nhà tàu' bán vé lụi Sau nhiều tuần xâm nhập điều tra, phóng viên Thanh Niên đã lật tẩy đường dây bán vé tàu lụi tại ga Sài Gòn đi các tỉnh thành do chính người của "nhà ga" cấu kết "cò" thực hiện, nhằm trục lợi tiền của nhà nước. Nhân viên M.N ở quầy hướng dẫn đang nhiệt tình tư vấn cho khách mua... vé lụi...