Kinh ngạc dê ‘bốn mắt’ xuất hiện ở vùng núi Nhật Bản
Một người đàn ông Nhật Bản vô cùng sửng sốt khi bắt gặp con dê bốn mắt ở vùng núi Miyagi.
Eiji Okamoto, 80 tuổi đang trong chuyến đi thăm thú cảnh thiên nhiên ngoạn mục ở Yanaizu Kokuzoson, vùng ngoại ô thành phố Ishinomaki.
Trên đường trở lại bãi đỗ xe, Eiji Okamoto giật mình, cảm nhận thấy có gì đó ở đằng sau lưng mình. Ông quay lại và vô cùng sửng sốt khi trông thấy một con dê có ngoại hình khác lạ đứng cách ông khoảng 30 mét.
Okamoto đã chụp lại ngay khoảnh khắc đặc biệt nhưng mãi đến khi về nhà, ngắm kỹ bức ảnh, ông mới nhận ra đó là một con dê núi có 4 mắt với màu lông không bình thường.
Ông đã đến Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Động vật hoang dã Tohoku, thành phố Sendai để thông báo về khám phá mới của mình.
Video đang HOT
Soharu Uno, nhân viên của Trung tâm Quản lý và Bảo tồn Động vật hoang dã Tohoku giải thích rằng con vật mà Okamoto chụp được là loài dê núi Nhật Bản, có thể tìm thấy ở nhiều nơi trên cả nước. Thứ mà ông Okamoto nhầm là cặp mắt thứ hai của dê núi chính là tuyến đệm phát triển ở dưới mắt.
Tuyến đệm có ở tất cả các con dê núi, thông thường nó sẽ cọ xát tuyến này vào đá, cây cối để tiết ra dịch giúp dê đánh dấu lãnh thổ. Nhưng không rõ vì lý do nào đó, tuyết dưới mắt của con dê này bị sưng lên, sáng bóng trông như một cặp mắt thứ hai.
Soharu Uno nhấn mạnh rằng: “Hiếm khi con người bắt gặp cá thể dê núi có tuyến đệm dưới mắt phát triển vượt trội và có thể thấy rõ như vậy”.
Khi bức ảnh về dê núi của Okamoto đăng tải trên mạng xã hội Nhật Bản, rất nhiều cư dân mạng đã bình luận bày tỏ sự ngạc nhiên vì chưa từng dê núi bốn mắt ngoài tự nhiên. “Tôi sẽ rất sợ hãi nếu thấy chúng ngoài đời thực” , “Có thể chú nai mà Hoàng tử Ashitaka cưỡi trong anime Princess Mononoke lấy ý tưởng từ con vật này” …
Dê núi Nhật Bản thường sống tại vùng núi có độ cao từ 600 mét đến 1000 mét ở các khu vực đảo Honshu, Kyushu và Shikoku. Chúng sống đơn lẻ hoặc thành từng nhóm nhỏ và có khả năng di chuyển rất khéo léo trên các sườn núi, dốc đá.
Dê núi Nhật Bản hoạt động hàng ngày và kiếm ăn vào sáng sớm và chiều muộn.Thức ăn chính là cỏ, chồi cây, lá cây và cành cây. Những loài động vật như dê núi không có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng chúng được coi là biểu tượng quốc gia và vì vậy, chúng được bảo vệ trong các khu bảo tồn.
Cứ một năm hai lần cả ngôi làng ở Nhật Bản trở thành đài phun nước
Thường vào tháng 5 và tháng 12, mọi người từ khắp Nhật Bản và xa hơn nữa đã đến đây để ngắm toàn bộ ngôi làng trở thành một đài phun nước lớn.
Ảnh minh họa.
Kayabuki no Sato, một ngôi làng nhỏ ở Kyoto nổi tiếng với những ngôi nhà mái tranh truyền thống, có hệ thống phun nước ẩn giấu bên trong biến nơi đây thành một đài phun nước.
Được biết đến với cái tên Làng mái tranh Miyama, Kayabuki no Sato có tỷ lệ nhà mái tranh cao hơn bất kỳ nơi nào khác ở Nhật Bản. Điều này làm cho nó trở nên hấp dẫn với khách du lịch, và thậm chí những người khách du lịch có thể qua đêm ở một trong những ngôi nhà mái tranh đó.
Tuy nhiên, những ngôi nhà mái tranh này rất dễ bị cháy. Các quan chức địa phương đã nhận ra điều này vào năm 2000, khi một trận hỏa hoạn thiêu rụi trung tâm lưu trữ, nên ngoài việc yêu cầu người dân luôn cảnh giác, họ quyết định lắp đặt một hệ thống vòi phun nước đặc biệt để bao phủ toàn bộ ngôi làng.
Họ kiểm tra hệ thông hai lần một năm, thường vào tháng 5 và tháng 12, mọi người từ khắp Nhật Bản và xa hơn nữa đã đến đây để ngắm toàn bộ ngôi làng trở thành một đài phun nước.
Bạn sẽ nghĩ rằng hàng chục vòi phun nước tự động nằm rải rác trong một ngôi làng truyền thống của Nhật Bản sẽ thật chướng mắt. Đó là lý do tại sao chính quyền địa phương quyết định duy trì vẻ đẹp như tranh vẽ của Kayabuki no Sato bằng cách che giấu 62 vòi phun nước bằng kim loại trong những ngôi nhà gỗ nhỏ giống với những ngôi nhà thật.
Khi hệ thống được kích hoạt, mái của những ngôi nhà gỗ nhỏ này sẽ mở ra như những chiếc máy biến áp nhỏ xíu dọn đường cho các vòi phun nước bên trong đưa nước lên trời cao.
Việc thử nghiệm hệ vòi thống phun nước hai năm một lần là một sự kiện quan trọng đến nỗi nó được gọi là lễ hội vòi nước Kayabuki no Sato. Những tia nước mạnh được bắn lên không trung bởi 62 vòi phun nước được đặt ở vị trí chiến lược, đồng thời bao phủ tất cả các ngôi nhà mái tranh.
Vì vậy, nếu bạn đã từng đến Kyoto trong tháng 5 và tháng 12 và muốn xem thứ gì đó thực sự ngoạn mục và độc đáo, hãy đến Kayabuki no Sato ở vùng nông thôn Miyama, để tham gia lễ hội vòi nước. Chắc chắn bạn sẽ không hối tiếc!
'Quái vật' sói bảo vệ dân làng ở Nhật Bản khỏi gấu hung dữ Một thị trấn ở Nhật Bản dùng robot 'quái vật' sói để xua đuổi động vật hoang dã. 'Quái vật' sói bảo vệ dân làng ở Nhật Bản khỏi gấu hung dữ Một thị trấn ở Nhật Bản đã tìm ra giải pháp tự bảo vệ người dân địa phương khỏi sự tấn công của gấu hung dữ bằng cách lắp robot sói...