Kinh ngạc cuộc sống của những gia đình “một vợ nhiều chồng”
Điều đặc biệt trong những gia đình đa phu này đó là đa số các ông chồng đều là anh em ruột.
Theo BrightSide, Rajo Verma là vợ của 5 người đàn ông và họ là 5 anh em ruột. Gia đình lớn của họ sống trong một thị trấn nhỏ ở Debradun, phía bắc Ấn Độ. Rajo và 5 ông chồng cùng nhau nuôi dạy một cậu con trai nhưng không ai biết trong số 5 người đàn ông kia, ai mới là cha đẻ của cậu bé.
Đây là ví dụ điển hình của cái gọi là gia đình đa phu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mô hình gia đình một vợ nhiều chồng xuất hiện ở Tây Tạng, Trung Quốc, Nepal và Ấn Độ.
Đa số trong các gia đình đa phu, các ông chồng đều là anh em. Người anh cả sẽ là chủ gia đình, là người chọn cô dâu cho mình và các em trai. Ngoài ra, người anh cả còn có một quyền lựa chọn đặc biệt: lấy vợ hai hoặc ba cho riêng mình. Không những thế, người anh cả này còn được những đứa con trong gia đình coi là cha chúng còn những người anh em khác cùng chung nhà và chung vợ với ông anh cả chỉ được các con gọi là chú, bất kể người đó có phải là cha đẻ chúng hay không.
Không ai biết tại sao chế độ đa phu xuất hiện nhưng các nhà khoa học cho rằng lý do kinh tế có thể giải thích cho “hiện tượng” này.
Bởi nếu mỗi anh em lập gia đình riêng và mỗi người cưới 1 cô vợ thì họ sẽ phải chia đất đai của cha ông để lại. Vì vậy, mấy anh em lấy chung một vợ sẽ có lợi cho những người sống ở Tây Tạng bởi đất đai của họ khan hiếm. Còn người Ấn Độ cũng thích chế độ đa phu bởi đất nước họ quá đông dân.
Tuy hôn nhân theo chế độ đa phu không được luật pháp của bất cứ quốc gia nào trên thế giới công nhận nhưng những người theo chế độ này cũng không bị xử phạt.
Chế độ đa phu đã tồn tại nhiều thế kỷ nay tại một số khu vực. Một người phụ nữ thường có từ 2-5 chồng và tất cả các ông chồng đều 18 tuổi trở lên. Nếu các anh em trong gia đình có người chưa đủ 18 tuổi, thì ngay khi đủ tuổi, người này sẽ nhanh chóng kết hôn với “ chị dâu”.
Những gia đình theo chế độ đa phu này thường nghèo, cả nhà sống chung trong một phòng. Khi chồng đi làm, người vợ ở nhà nấu nướng, dọn dẹp, chăm con. Tối đến, họ cùng ngủ trên tấm chăn trải ra sàn nhà, bởi các gia đình ở nông thôn Tây Tạng không dùng giường.
Các gia đình đa phu sống trong những cộng đồng có khoảng 15 hộ. Họ thường xuyên giao lưu và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần. Nhưng mỗi gia đình sống rất độc lập và có quy định của riêng từng nhà. Ở một vài gia đình đa phu lại không theo truyền thống, nghĩa là phụ nữ có thể ra ngoài đi làm còn đàn ông làm việc nhà.
Hoài An
Theo kienthuc.net.vn
Lục địa bí ẩn Zealandia bị biến đổi bởi Vành đai lửa Thái Bình Dương
Các nhà khoa học vừa tìm ra những cơ sở mới liên quan đến lục địa bí ẩn Zealandia nằm dưới Thái Bình Dương, đã trải qua một biến động lớn khoảng 35 đến 50 triệu năm trước.
Hình ảnh mô tả lục địa Zealandia.
Zealandia được ví như vương quốc mất tích Atlantic. Đây được xem là lục địa thứ 8 và cũng là lục địa nhỏ nhất của Trái đất.
Theo kết quả được công bố trên tạp chí Geology, các nhà khoa học hiện tin rằng sự biến đổi địa hình có thể liên quan đến việc tái kích hoạt các đường đứt gãy cổ xưa liên quan đến sự hình thành Vành đai lửa phía tây Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học từ lâu đã tin rằng lớp vỏ của Zealandia bắt đầu mỏng đi khi tách ra khỏi Gondwana, một siêu lục địa cổ đại bao gồm Nam Cực và Úc, khoảng 85 triệu năm trước.
Hiệp hội Địa chất Mỹ cũng xác nhận rằng hóa thạch trong các mũi khoan được thu thập vào năm 2017 cho thấy các phần của Zealandia đã tăng 1 đến 2 km trong khi các phần khác lắng xuống cùng thời điểm trước khi toàn bộ lục địa chìm sâu dưới nước.
"Những thay đổi mạnh mẽ ở miền bắc Zealandia, một khu vực có kích thước bằng Ấn Độ, trùng khớp với sự xô lệch của các lớp đá và sự hình thành của các núi lửa dưới nước trên khắp phía tây Thái Bình Dương", Rupert Sutherland, nhà địa vật lý đến từ Đại học Victoria cho biết.
Một trong những điều đáng kinh ngạc về những quan sát của các nhà khoa học là chúng tiết lộ những dấu hiệu ban đầu của Vành đai lửa gần như đồng thời trên khắp phía tây Thái Bình Dương.
Sutherland và các đồng nghiệp đã đưa ra một cơ chế mới gọi là "sự kiện vỡ chìm" so sánh với một trận động đất lớn nhưng siêu chậm.
Các nhà khoa học không biết ở đâu hay tại sao, nhưng một điều gì đó đã xảy ra do chuyển động cục bộ và khi bắt đầu trượt như trong một trận động đất, chuyển động nhanh chóng lan sang các phần liền kề của hệ thống đứt gãy và xung quanh phía tây Thái Bình Dương.
Khôi Nguyên
Theo dantri.com.vn/Fox News
'Kinh hãi' trước loài nhện khổng lồ ở Australia gây 'ám ảnh' Bức ảnh chụp một con nhên thợ săn khổng lồ bò trên cây chổi ở Australia khiến cư dân mạng sởn gai ốc. Những hình ảnh của nhện thợ săn khổng lồ được bắt gặp tại một trang trại cứu hộ động vật tại Brisbane Valley thuộc bang Queensland ở Australia. Bức ảnh nhện thợ săn khổng lồ được gây xôn xao trên...