Kinh Ngạc Cách trị bệnh của “thần đấm”: Khi “thần y”… tung chưởng
“Tiếng tăm” của vị thần y giờ đã vượt xa khỏi xứ Đoài thơ mộng. Nếu chứng kiến cách trị bách bệnh chỉ bằng 3 cú thôi sơn của vị “thần y” có tên Phan Văn Chanh ở thôn Đoài Giáp, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), Lương y tiền bối Hải Thượng Lãn Ông sống lại cũng phải giật mình kinh hãi.
Tiên dược “thôi sơn”
“Thần y” vừa đấm, vừa… xoa
Trong khi nghỉ ngơi chờ đợi đến lượt “chữa trị” bệnh, tôi ra đầu làng ngồi uống nước mía. Trong câu chuyện qua lại, chị chủ quán bán nước mía dưới gốc xà cừ hỏi: “Ông này chữa có khỏi không mà nhiều người tìm đến thế hả chú?”. Thế chưa biết tên “thầy” này à? Tôi hỏi lại thì được chị chủ quán kể lể. “Bụt chùa nhà không thiêng thì phải chú ạ. Ở làng chẳng có ai đến chữa bệnh ở nhà ông này cả. Cách đây ít lâu, có một người chữa đau lưng nhưng bị ông ấy đấm cho một quả đã bỏ chạy bán sống, bán chết…”.
Cách bắt bệnh của “thầy” ai cũng như một. Thế mà bệnh nhân đến rất đông. Khi chúng tôi có mặt, xe ô tô đỗ kín ngoài cổng, trong sân có rất nhiều xe máy. Điều kỳ lạ là “bệnh viện” của “thầy” là căn nhà ngói ba gian, nằm cạnh ngôi nhà cao tầng, nơi sinh hoạt của gia đình. Lúc này đang có 4 bệnh nhân nằm trên giường chờ thầy trị bệnh. Tôi hỏi người phụ nữ bên cạnh thì được biết, chị ở Thái Nguyên đến đây từ sớm. Chị bảo nghe thấy tiếng tăm “thầy” từ lâu giờ mới đến chữa lần đầu. Tôi để ý, cách chữa trị của “thầy” thì thấy ai cũng giống ai, đều nằm xông thuốc sau đó hỏi bệnh nhân đau ở đâu thì đấm mạnh vào đó 3 phát thật mạnh.
Quan sát kỹ “bệnh viện” có tổng cộng 10 chiếc giường đơn để bệnh nhân nằm xông thuốc. Trên tường cạnh mấy chiếc giường treo một bức hoạ về hệ cơ, xương của con người. Nhưng hình ảnh dễ nhìn nhất là bức ảnh chụp chân dung “thầy” đang hành “nghề” được phóng to. Trong ảnh, “thầy” đang cười với nắm đấm giơ cao giáng xuống một phụ nữ đang ngồi cúi đầu. Đang nhòm ngó quanh phòng thì thầy xuất hiện. Giờ tôi mới hiểu cách gọi nghe có vẻ xách mé của người dân thôn Đoài Giáp khi nói về “thầy”- Chanh chóp. “Thầy” gì mà bé tí, bé tẹo, còm nhom như người của những năm 1945. Vừa ngẫm nghĩ trong đầu, tôi vừa hình dung tại sao con người ấy lại có thể “kỳ tài” đến thế. Chữa bách bệnh mà toàn bệnh hiểm nghèo.
Người đàn ông nằm xông thuốc cách tôi 1 giường, bị đau xương hông và xương sống nên nằm im thin thít. “Thầy” bảo ngồi dậy mãi mới gượng được. Anh này ngồi dậy, lưng dính đầy thuốc. “Thầy” phán: “Lưng đỏ tấy như thế này là ngấm thuốc rất tốt đấy”. Nào! Ngồi thẳng lưng và đầu hơi cúi xuống. Vừa xong “mệnh lệnh” của “thầy” thì anh này đón nhận “viên thuốc” đầu tiên, đó là cú “thôi sơn” nện hết sức vào lưng. Một tiếng “hự” trong cổ họng bệnh nhân phát ra. Tôi bủn rủn chân tay vì cú đấm của vị “thần y”, nhưng chưa hết. Một cú tiếp theo mạnh hơn trời giáng khiến mặt bệnh nhân biến dạng vì căng cơ hết mực để chịu đựng… Tôi đếm đúng 3 phát trời giáng như thế. Khi ra về, “thầy” đưa cho gói thuốc lá và dặn nhớ đun uống ngày 3 bát. Mỗi lần như vậy là bệnh nhân “cảm ơn” “thầy” 200 nghìn đồng.
“Tốt nghiệp” ngành y trong tưởng tượng
Cánh bệnh nhân là đàn ông thì đỡ khiếp, chứ cánh phụ nữ thì chắc khiếp đến hết đời bởi cách chữa bệnh bằng bài thuốc… đấm. Vừa làm “thầy” vừa nói như bộc bạch. “Có phải ai cũng làm được nghề này đâu. Phải hiểu biết về cơ địa, cơ xương mới dám đấm mạnh như thế, chứ không gẫy xương người ta đi. Tôi là được người ta giúp đỡ…”- ông Chanh khẳng định. Tuy nhiên, tôi cắt lời là ai giúp mà ông có biệt tài vậy thì ông nói rằng, vị tối cao, siêu nhiên làm sao anh có thể biết được. Ông Chanh cho biết đấm mạnh như vậy để cho long vôi xương sống. Bởi lẽ tất cả các bệnh về xương đều liên quan đến xương sống. Giờ mình tác động mạnh vào xương sống sẽ giúp các mạch máu lưu thông… Tôi gặng hỏi mãi “thầy” Chanh mới khẳng định: “Tôi làm được là nhờ có người trên Thiên đình giúp. Phương pháp đấm chữa bệnh liên quan đến xương, cả thế giới chỉ mình tôi mới làm được”.
Nói như “thầy” thì ngành y của Việt Nam này kém quá. Thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc bóp, thuốc dán… không thể bằng cú đấm của “thầy” được. Tôi vờ vịt, cuối cùng cũng thấy được thuốc “thầy” cho các bệnh nhân dùng, đó là vài loại lá cây vớ vẩn mà vợ “thầy” hái ngoài bờ rào. Chúng được giã nhỏ. Sau đó “thầy” gói chúng vào chiếc lá dáy. Bệnh nhân nào đến cũng được “thầy” phát cho một gói như vậy để xông. Cách duy nhất là đặt dưới thắt lưng rồi dùng bếp than hun nóng. Mỗi bếp “thầy” có lắp một chiếc quạt điện công suất nhỏ để điều chỉnh nhiệt độ.
Sở dĩ ông Chanh trở thành vị “thần y” mà mỗi người bệnh đến chữa trị đều khiếp sợ là vì trong giấc mơ “thầy” được người Thiên đình mách bảo, hành nghề này để cứu nhân độ thế. Sự tình cờ của giới siêu nhiên nào đó đã mách bảo ông Chanh hành nghề và trở thành “thần đấm” đến giờ chỉ có ông Chanh mới biết. Còn đối với người dân ở xứ Đoài thì ông Chanh lúc mới sinh bé tẹo như cái kẹo mút dở. Năm 20 tuổi, “thầy” vẫn bé tẹo, còi cọc. Vì thế bạn bè mới gọi “thầy” là Chanh chóp, tức là quá nhỏ và còi cọc. “Thầy” học hết lớp 7 rồi ở nhà chăn trâu và trông em. Từ đó đến khi lấy vợ “thầy” cũng vẫn làm nghề nông, chứ chưa từng theo học nghề bốc thuốc. Người dân thôn Đoài Giáp kể lại, “thầy” trở thành “thần đấm” sau một giấc mơ là có một vị thần nào đó truyền cho thầy bí kíp chữa bệnh. Trong cuộc nói chuyện, ông Chanh vẫn luôn khẳng định chắc như đinh đóng cột: “Tôi chữa bệnh là để cứu độ chúng sinh”.
Video đang HOT
Để hiểu rõ hơn về lý lịch của “thần y”, chúng tôi đã làm việc với ông Giang Mạnh Hoằng, chủ tịch UBND xã Đường Lâm, Sơn Tây. Ông Hoàng khẳng định, chính quyền xã đã nhiều lần kiểm tra hoạt động chữa trị bệnh của ông Chanh và đã giao Trạm y tế xã Đường Lâm kiểm tra xác minh về tình hình hoạt đông của vị “thần y” này. Ông Hoàng cho biết: “Tên thật của “thầy” là Phan Văn Chanh, sinh năm 1952. Ông Chanh đã làm việc này từ hơn chục năm nay, nhưng mạnh nhất là trong 2 năm gần đây. Chỉ có người ở xa đến chữa bệnh, chứ không một ai ở trong thôn, xã đến nhà ông Chanh chữa bệnh cả”. Cán bộ Trạm Y tế xã Đường Lâm cũng đã vào cuộc kiểm tra về “năng lực” khám, chữa bệnh của “thầy” Chanh. Kết quả là “thầy” Chanh chưa từng học một lớp nào liên quan đến ngành y cả. “Bệnh viện” của “thầy” là hoàn toàn tự phát, chứ chính quyền và cơ quan y tế không hề cấp phép. Trạm Y tế xã cũng đã từng nhắc nhở và yêu cầu “thần đấm” ngừng hoạt động. Tuy nhiên, đến nay “thầy” Chanh vẫn khám, chữa bệnh bình thường.
Theo ANTD
Sự thật về một "thần y" ở Hà Nội
Gần đây, người dân làng Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội xôn xao về một vị "thần y" chỉ cần hỏi thăm vài câu rồi sờ nắn và lấy thuốc của nhà tự chế bảo người bệnh về uống xong sẽ khỏi.
Đặc trị bằng... sờ, nắn
Trong vai người bệnh, chúng tôi tìm tới cơ sở khám chữa bệnh của bà Kiệm (BS Yên) có địa chỉ tại Vạn Phúc, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Gần tới địa chỉ, một người dân trong làng hồ hởi cho biết: " Nhà bác sĩ Yên ở ngay giữa ngõ, cậu cứ đi thẳng, thấy nhà nào to nhất đó là nhà của bác sĩ Yên".
Như để quảng cáo, người dân này nhấn mạnh, có nhiều người tìm đến khám chữa bệnh tại cơ sở này lắm. Bản thân bác sĩ Yên cũng làm ở một bệnh viện có tiếng cho nên người bệnh tìm đến khám điều trị ngày một đông.
Quả đúng như những gì người dân quảng cáo, nhà bác sĩ Yên trông khá bề thế, khang trang. Khi đặt chân vào khu vực sân của ngôi nhà, chúng tôi bắt gặp một người đàn ông cao khoảng hơn 1,6m, ước chừng 45-46 tuổi, đậm người đang lúi húi nấu ăn trong bếp.
Cơ sở khám chữa bệnh chui tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.
Khoảng vài phút sau người đàn ông này ra tiếp khách và bắt đầu tìm hiểu thông tin về người bệnh. Không giới thiệu gì về mình mà người đàn ông này chỉ nhìn trước, ngó sau rồi hỏi ai bị đau, định khám gì (tôi vội lấy lý do mình bị đau cột sống đã chữa nhiều nơi không khỏi - PV) rồi quay ra bảo người bệnh đi theo mình vào phòng trong để khám.
Theo quan sát, căn phòng ước chừng 7-8m2, được bài trí khá ngăn nắp với những tủ đựng thuốc bày la liệt những loại thuốc tây và một vài loại thuốc đông y.
Điều đặc biệt, trong căn phòng không có bất kì chiếc áo blu trắng nào hay biển hiệu gì để chứng minh tên tuổi của vị bác sĩ khám bệnh cũng như thông báo về giá cả các gói dịch vụ khám chữa bệnh theo quy định của ngành y tế.
Đang quan sát căn phòng, tôi bỗng giật mình khi được người đàn ông này yêu cầu nằm xuống giường để "thầy" khám. Y lệnh, tôi vội nằm lên giường làm theo những gì được yêu cầu, hướng dẫn.
Sau khi người bệnh đã nằm yên vị trên giường khám, người đàn ông này bắt đầu dùng đôi bàn tay ấn mạnh vào đốt cột sống lưng rồi lần mò hết chỗ này đến chỗ khác (dọc xương sống lưng - PV).
Càng lạ hơn, người đàn ông này cũng không nói năng gì hay hỏi người bệnh có đau chỗ này, chỗ kia không mà chỉ có mỗi một thao tác đó là day day, ấn ấn. Để đóng tròn vai người bệnh tôi cố tỏ vẻ đau đớn, rồi cho biết chỗ này khi ấn thấy đau kinh khủng, chỗ kia ít hơn...
Sau khoảng 1 phút sờ, nắn người đàn ông này bắt đầu quay ra bật một chiếc đèn bàn (có công suất cao) để bên cạnh chiếu thẳng vào phần lưng của người bệnh. Trước câu hỏi, sao phải dùng đèn làm gì thì người này giải thích: đó là chiếu để làm cho mềm da mới chữa được bệnh.
Mặc dù bị nóng nhưng tôi vẫn phải chịu đựng để được "thưởng thức" khâu chữa bệnh kì quái này. Cứ như vậy, vừa đèn nóng rọi vào lưng cùng đôi bàn tay ấn ấn, day day "thầy" bắt đầu bật mí: "Mình làm ở khoa Đông y của bệnh viện Nông nghiệp 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Do chán cơ chế nên mình làm kiểu bán thời gian.
Một tuần 2 lần đến bệnh viện vào thứ 2 và thứ 6 để họp giao ban, xong rồi thì lại về nhà khám bệnh cho người dân. Lương mình chỉ hưởng 50%, số còn lại khoa để làm quỹ nhằm tránh dị nghị".
Khi tôi đặt câu hỏi, trước "thầy" học đông y và về bệnh viện làm việc bao lâu rồi thì "thầy" lập lờ: " Mình học đông y, về làm ở bệnh viện cũng lâu rồi".
Tôi hỏi tiếp: "Khoa đông y của bệnh viện chắc ít bệnh nhân?" - "Thầy" trả lời: " Đông chứ, làm không hết việc?! ". Chỉ kịp hỏi đến đó, " thầy" bỗng nói: "Xong rồi đấy, cậu xuống dưới đứng thẳng lên rồi cúi xuống sẽ thấy khỏi rồi".
Tôi giả bộ làm theo và cho biết: Quả thật hết rồi, lúc nãy thấy đau bây giờ lại không thấy thì "thầy" chỉ mỉm cười một cách thần bí!
Sau tiết mục chữa bệnh, "thầy" ngồi vào bàn ghi lại tên tuổi, địa chỉ của bệnh nhân rồi đưa ra 2 gói thuốc bảo bệnh nhân lấy về uống bệnh sẽ khỏi hoàn toàn.
Cầm gói thuốc trên tay không thấy bất kì thông tin chứng minh gì về nguồn gốc xuất xứ, cũng như thành phần, liều lượng của thuốc, tôi tỏ ý phân vân, "thầy" bỗng nhấn mạnh: " Yên tâm thuốc do nhà làm ra, đây là vị thuốc đông tây y kết hợp rất có lợi cho điều trị bệnh. Cứ lấy về uống, có gì lại đến đây"?!
Chân dung "thần y"
Đem theo những thắc mắc và nghi ngờ về công thức chữa bệnh tại đây, đặc biệt là những lời bật mí của vị "thần y" này chúng tôi tìm hiểu thông tin từ những người dân địa phương được biết người đeo mác bác sĩ Yên để khám chữa bệnh theo kiểu đông y thực chất là anh Lã Quyết Thắng (người địa phương) và là chồng của bác sĩ Cao Thị Yên hiện đang công tác tại bệnh viện Nông nghiệp 1.
Thực chất anh Thắng không học qua bất kì một trường lớp nào được đào tạo cơ bản của nhà nước về chuyên ngành đông y thế nhưng hàng ngày vẫn tham gia khám chữa bệnh cho người dân.
Bà N.T.M, người dân thôn 4, (Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho biết: "Trước đây bà Kiệm (mẹ anh Thắng) bị bệnh đau xương, đau khớp và được bên thông gia có người làm về đông y đã thường qua lại khám, bấm huyệt điều trị cho bà Kiệm.
Về sau do đường sá xa xôi nên bên thông gia có truyền lại cách thức chữa trị để anh Thắng tiện chăm sóc, chữa bệnh cho mẹ mình. Chính vì thế mà một số người dân, đặc biệt là những cụ già hay bị đau xương, khớp có đến nhờ anh Thắng bấm huyệt.
Sau này dần dần người dân trong làng, trong khu vực hễ có bệnh gì đều đến khám, nhờ bấm huyệt điều trị. Trên thực tế có người khỏi, người không nhưng để mua thuốc về uống thì người dân chúng tôi rất ít mua mà chỉ đến nhờ khám, bấm huyệt một cách thông thường và mới đầu anh Thắng làm cũng chỉ là giúp bà con trong làng, trong xã chứ không lấy tiền công.
Còn bây giờ không hiểu thế nào mà người dân ở các xã lân cận, thậm chí là ở các tỉnh trên toàn quốc thường hay đến khám, mua thuốc về điều trị.
Lượng bệnh nhân đến không cố định, hôm đông hôm vắng nhưng có khách đến anh Thắng đều bấm huyệt, chữa bệnh cho bệnh nhân".
Bà T.T.H - người dân trong làng cho biết thêm: "Người dân chúng tôi thường đến nhờ anh Thắng bấm huyệt, tiêm thuốc còn những loại bệnh nan y, bệnh khó điều trị phải đến các bệnh viện, cơ sở có uy tín để khám chữa bệnh. Tuy nhiên, không hiểu vì sao người dân ở các nơi lại thi nhau đổ về để khám, điều trị những căn bệnh khó.
Trong khi đó anh Thắng có được đào tạo gì về ngành y đâu mà họ lại tin đến vậy?
Đồng thời bà H cũng nhấn mạnh, trên thực tế anh Thắng chỉ có thể bấm huyệt, điều trị một số loại bệnh về xương khớp, không chữa được những bệnh khác.
Cũng theo bà N.T.M, bài thuốc mà người bệnh đến mua nghe đâu do bên nhà thông gia của gia đình anh Thắng cung cấp?. "Bản thân tôi cũng đến nhờ anh Thắng khám, bấm huyệt giúp nhưng không mua thuốc nên không biết thực hư ra sao mà mọi thông tin đều do người bệnh ở các nơi khác đến khám, điều trị cung cấp".
Theo Nguoiduatin
Nghệ An: "Thần y" chữa ung thư bằng... ấn truyền công lực "Bệnh gì bà cũng chữa được hết. Ung thư phổi nhẹ hơn chỉ cần ấn 7 lần. Nặng như ung thư cổ tử cung thì phải ấn 12 lần là khỏi bệnh. Bà chữa làm phúc chứ không lấy tiền", "thánh bà" Phan Thị Tuyết thao thao nói về khả năng chữa bách bệnh. Từ những lời đồn đại của người dân về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng

Rước xá lợi Đức Phật Thích Ca từ Ấn Độ về TPHCM

Nóng giận mất khôn, người phụ nữ vô tình rồ ga xe máy cực nguy hiểm

Xử lý nhóm người chặn xe, thu phí chụp ảnh hoa gạo ở Hà Nam

Bắc Giang được giao chủ trì sắp xếp với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm Việt Nam

ASEAN tuyên bố không trả đũa thuế quan Mỹ

Thương lái thu mua xác ve sầu giá 2 triệu đồng/kg làm gì?

Mở "cánh cửa thép" trong quan hệ thương mại Việt - Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Jimmii Nguyễn: Đời tôi chạm đáy nỗi đau khi mất bạn gái, em gái
Sao việt
22:48:16 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025
Lương Thùy Linh khóc nghẹn trước cậu bé gác việc học lo cho em khi mẹ mất
Tv show
22:40:37 11/04/2025
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper
Pháp luật
22:38:42 11/04/2025
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do
Ẩm thực
22:09:56 11/04/2025
Jennie ăn mặc cực bốc, Lisa đu sợi xích - Coachella 2025 chứng kiến màn kèn cựa solo HOT nhất BLACKPINK!
Nhạc quốc tế
21:59:22 11/04/2025
Hé lộ "nóc nhà" quyền lực của Bùi Anh Tuấn, nói gì về nghi vấn đi hát trở lại vì hết tiền?
Nhạc việt
21:52:04 11/04/2025
Nóng: Thành viên T-ara bị tuyên án tù
Sao châu á
21:48:45 11/04/2025
Anh tăng cường ngoại giao thương mại trong bối cảnh căng thẳng thuế quan toàn cầu
Thế giới
21:28:02 11/04/2025
Cô gái 20 tuổi sống sót kỳ diệu sau khi bị xe tải cán ngang người
Sức khỏe
21:26:41 11/04/2025